10 bệnh dễ bùng phát vào mùa đông – xuân và cách phòng tránh

(4.38) - 57 đánh giá

Triệu chứng quai bị dễ nhận thấy nhất là bệnh nhân bị sưng tuyến nước bọt. Bệnh quai bị thường bùng phát vào độ thu đông, khi thời tiết ẩm ướt. Bệnh xảy ra do cơ thể bị nhiễm virus mumps và rất dễ lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Khi ai đó mắc bệnh quai bị, cơ thể họ đã sản xuất kháng thể theo cơ chế tự nhiên nên sau khi khỏi bệnh, họ sẽ được miễn nhiễm với căn bệnh này trong suốt phần đời còn lại.

Khi virus quai bị xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng quai bị thể hiện thế nào? Cách phòng bệnh ra sao? Mời bạn tìm hiểu.

Triệu chứng quai bị

Dấu hiệu bệnh quai bị thường thể hiện ở nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng. Người có sức khỏe tốt thì sẽ gặp những triệu chứng nhẹ nhàng hơn. Thậm chí, có những người nhiễm virus mumps không có bất kỳ biểu hiện nào cho thấy họ đang mắc bệnh quai bị. Đây không hẳn là điều đáng mừng bởi nếu không có triệu chứng quai bị thể hiện bên ngoài, bệnh nhân không lường hết mức độ nguy hiểm của căn bệnh mình đang mắc phải. Từ đó, họ không có phương pháp điều trị và cách chăm sóc bản thân phù hợp để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do quai bị gây ra.

Phần lớn bệnh nhân còn lại, triệu chứng quai bị thường khởi phát 2 – 3 tuần sau khi bệnh nhân bị virus tấn công. Ban đầu, bệnh nhân thường cảm thấy các dấu hiệu giống mình đang bị cảm cúm như uể oải, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, chán ăn hoặc buồn nôn, sốt nhẹ.

Vài ngày sau đó, các triệu chứng quai bị phát triển mạnh hơn. Bệnh nhân sẽ thấy tuyến mang tai của mình bị đau sưng lên. Hai má phồng ra và kèm theo các biểu hiện như:

Đau khi nhai hoặc nuốt thức ăn.

Khô miệng.

Sốt cao lên đến 40 độ hoặc hơn.

Đau khớp.

Dù người lớn ít có nguy cơ mắc bệnh hơn trẻ em nhưng triệu chứng bệnh quai bị ở người lớn thường nặng nề và dễ gây biến chứng hơn.

Xét nghiệm và chẩn đoán quai bị

Thông thường, bác sĩ chỉ chẩn đoán bệnh quai bị bằng cách kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, phổ biến nhất là tình trạng sưng hai bên mặt.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong miệng bệnh nhân để xem vị trí amidan. Người mắc bệnh quai bị có amidan bị đẩy sang một bên.

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đi xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc nước bọt để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Với những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách làm xét nghiệm dịch não tủy.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Dù là bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu bệnh nhân không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh quai bị có nhiều khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm. Bệnh quai bị ở người lớn thường gặp nhiều biến chứng hơn bệnh quai bị ở trẻ em. Tình trạng phổ biến nhất là:

♦ Viêm đại tràng: Biến chứng này làm tinh hoàn sưng lên gây đau đớn, khó chịu. Tỷ lệ nam giới gặp phải tình trạng viêm đại tràng do quai bị là 1:5. Vết sưng, đau thường thuyên giảm trong khoảng 7 – 10 ngày.

♦ Viêm bàng quang: Tỷ lệ 1:20 phụ nữ mắc bệnh quai bị bị viêm bàng quang. Nó khiến buồng trứng sưng lên gây đau đớn. Tuy nhiên, khi bắt đầu bị biến chứng, cơ thể sẽ hình thành hệ thống miễn dịch chống lại virus nên tình trạng sưng, đau cũng sẽ giảm dần trong khoảng 1 tuần.

♦ Viêm tụy: Bệnh nhân viêm tụy sẽ bị đau ở bụng trên. Đó chỉ là cơn đau nhẹ nhưng cũng đủ làm người bệnh khó chịu.

♦ Sẩy thai: Trường hợp này chỉ có nguy cơ cao nhất khi bà bầu mắc bệnh quai bị trong 12 – 16 tuần đầu thai kỳ.

♦ Mất thính giác: Bệnh nhân quai bị có thể bị mất thính lực ở một hoặc cả hai bên tai nếu bệnh đã bước sang giai đoạn biến chứng.

♦ Viêm não hoặc viêm màng não: Đây là 2 biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm nhất mà bệnh nhân quai bị có thể đối mặt. Virus quai bị sẽ di chuyển lên hệ thần kinh rồi hoạt động, sinh sản ở đó. Sau đó, chúng gây nhiều tác động tiêu cực đến hệ thống thần kinh trung ương. Biến chứng viêm não, viêm màng não do quai bị có thể khiến bệnh nhân tử vong nhưng tỷ lệ của nó chỉ xảy ra ở 1:6.000 bệnh nhân.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tụt huyết áp khi mang thai: Cẩn thận nhé mẹ bầu ơi!

(49)
Đôi lúc, tình trạng chóng mặt, buồn nôn không phải là triệu chứng thông thường của thai nghén mà có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị tụt huyết áp khi ... [xem thêm]

9 bí quyết ăn uống lành mạnh khi dự tiệc

(48)
Tham gia một bữa tiệc với vô số món ăn hấp dẫn nhưng không phải món nào cũng tốt cho sức khỏe, do đó, bạn cần vạch sẵn kế hoạch ăn uống lành mạnh khi ... [xem thêm]

Tất tần tật thông tin về thuốc Diacerein

(74)
Diacerein là một loại thuốc làm chậm sự phân hủy sụn khớp, đồng thời làm giảm đau và sưng tấy.Thuốc Diacerein – một loại biệt dược chống viêm và ... [xem thêm]

Khám tiền sản: Những điều mẹ bầu cần biết

(89)
Khi bạn mang thai, việc khám tiền sản sẽ cung cấp các thông tin về sức khỏe của bạn và thai nhi.Kiểm tra tiền sản giúp phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào ... [xem thêm]

Omega-3 có giúp bạn trị chứng buồn chán sau khi sinh?

(64)
Bạn có biết những lợi ích của omega 3 với sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.Omega-3 có ... [xem thêm]

Cách thay tã cho bé thật dễ dàng

(82)
Trong những tháng đầu, bạn có thể thay tã cho bé thường xuyên mỗi giờ đồng hồ. Dù công việc này khiến bạn chán ngấy, nhưng thay tã thường xuyên (ít nhất ... [xem thêm]

Bệnh gai đen do biến chứng bệnh tiểu đường

(44)
Bệnh gai đen là gì? Bệnh gai đen do biến chứng tiểu đường là một bệnh ngoài da. Khi bị bệnh này, da bạn sạm hơn, dày, mượt như nhung ở các nếp gấp và ... [xem thêm]

Ngứa đầu dương vật: Xử lý thế nào đây?

(70)
Khi bị ngứa đầu dương vật, bạn không những cảm thấy khó chịu mà còn dễ rơi vào tình huống xấu hổ trong giao tiếp hàng ngày. Chỉ cần điều chỉnh một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN