Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng co giật mí mắt?
Co giật mi tự phát thường phổ biến ở nữ giới hơn và thường phát triển từ giữa cho đến cuối giai đoạn trưởng thành.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng co giật mí mắt?
Bác sĩ sẽ kiểm tra tầm nhìn và yêu cầu mô tả các triệu chứng mà bạn gặp phải.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng co giật mí mắt?
Trong hầu hết các trường hợp, co giật nhẹ sẽ tự biến mất. Nếu mắt khô hoặc dễ kích thích, bạn hãy thử dùng các loại nước nhỏ mắt để giúp giảm bớt co giật.
Phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng chất botulinum (Botox®, Dysport®, Xeomin®) đối với co thắt cơ nửa mặt. Bác sĩ cũng có thể tiêm botox để giảm bớt co giật nghiêm trọng trong một vài tháng. Tuy nhiên, bạn cần phải tiêm nhiều lần vì hiệu quả của phương này mau hết
Trong các trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như:
- Clonazepam (Klonopin®);
- Lorazepam (Ativan®);
- Trihexyphenidyl hydrochloride (Artaner®, Trihexane®, Tritane®).
Phẫu thuật loại bỏ một số cơ ở mí mắt và dây thần kinh mí mắt có thể điều trị trường hợp co giật mi tự phát. Hơn thế, vật lí trị liệu có thể giúp ích trong việc thư giãn các cơ mặt.
Nếu co giật mí xảy ra thường xuyên, bạn cần ghi nhớ tình trạng này xuất hiện khi nào. Bạn cần lưu ý đến lượng cà phê, thuốc lá và rượu mà mình sử dụng, cũng như mức độ căng thẳng và chất lượng giấc ngủ trong khoảng thời gian bị co giật mí mắt.
Nếu nhận thấy bạn bị co giật mí mắt nhiều khi ngủ không đủ giấc, hãy cố gắng ngủ sớm trước 30 phút hoặc một giờ để giảm bớt căng thẳng mí mắt và các cơn co giật.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.