Mất ngủ có phải là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp?

(3.7) - 74 đánh giá

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và tăng huyết áp đã được hiểu rõ. Các nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc mất ngủ lên những người khỏe mạnh và kiểm tra các cách ngủ của những người tăng huyết áp. Dữ liệu thu được cho thấy giấc ngủ đầy đủ có thể làm giảm nguy cơ bệnh và người ngủ ít hơn sáu tiếng mỗi đêm có thêm 20% khả năng phát triển bệnh cao huyết áp.

Một đêm ngủ không đủ giấc của những bệnh nhân cao huyết áp đã được chứng minh gây ra tăng huyết áp trong suốt ngày hôm sau.

Thời gian ngủ trung bình giảm

Xã hội hiện đại của chúng ta vận hành 24 giờ một ngày, và rất nhiều người trong chúng ta rút ngắn thời gian ngủ để theo kịp. Từ thời gian ngủ trung bình là 8 đến 9 tiếng năm 1960, thời gian ngủ quốc gia của chúng ta giảm xuống còn 6,9 đến 7 tiếng. Rất nhiều người cố gắng để ngủ năm tới sáu tiếng hàng đêm, thói quen này có thể góp phần gây ra những rối loạn sức khỏe lâu dài.

Điều gì xảy ra khi bạn ngủ?

Ngủ là cách để phục hồi, hầu hết mọi người đều đồng ý điều đó. Chúng ta thường không đặt câu hỏi tại sao, nhưng sự thật là nhịp điệu sinh học của giấc ngủ điều chỉnh hệ thần kinh của chúng ta và trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, hai hệ thống cơ quan quan trọng giữ cho cơ thể chúng ta ở mức cân bằng khỏe mạnh. Trong giấc ngủ, trung bình một người bình thường có huyết áp giảm xuống 15 điểm. Điều này làm giảm hoạt động của tim.

Hệ thống thần kinh tự trị và phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”

Giấc ngủ điều hòa hệ thần kinh tự trị, phần đó của hệ thần kinh điều chỉnh “phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Phản ứng tiến hóa này gây ra những thay đổi chức năng của cơ thể mà thông thường, những chức năng này tạo ra một giới hạn với các yếu tố xâm hại.

Một trạng thái thiếu chuẩn bị kéo dài sự hoạt hóa không phù hợp của phản ứng này tạo ra một căng thẳng có hại cho cơ thể.

Khi hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, các mạch máu co lại để đưa máu đến các cơ quan quan trọng như não và tim, làm tăng huyết áp. Phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” gắn liền với những thay đổi trong chuyển hóa glucose và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường kháng insulin.

Cortisol, adrenaline và trục hạ đồi – tuyến yên

Nội tiết tố cơ bản được điều hòa bởi tuyến yên và vùng hạ đồi trong khi ngủ là adrenaline và cortisol, được tiết ra bởi tuyến thượng thận. Adrenaline là một nội tiết tố gây ảnh hưởng trực tiếp lên huyết áp, qua trung gian là sự co thắt các động mạch. Khi nồng độ adrenaline của bạn vẫn ở mức cao vào ban đêm, nó có thể dẫn đến tăng huyết áp kéo dài.

Cortisol là một “nội tiết tố căng thẳng” có nồng độ cao nhất vào buổi sáng và đạt đến điểm thấp nhất vào khoảng giữa nửa đêm và bốn giờ sáng. Thiếu ngủ có thể dẫn đến sự gián đoạn đáng kể của chu kỳ, khiến cơ thể bạn phải chịu những phản ứng căng thẳng không cần thiết và mệt mỏi làm tổn hại cho sức khỏe của bạn như chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc ít tập thể dục.

Khi bạn tỉnh dậy vào buổi sáng, cơ thể bạn thường trải qua sự gia tăng 50% nồng độ cortisol như thể cơ thể đang chuẩn bị cho những căng thẳng của một ngày mới. Các nghiên cứu cho thấy dậy sớm vào buổi sáng làm tăng phản ứng cortisol, một phản ứng được tìm thấy ở những người đang đối mặt với căng thẳng kéo dài và lo lắng. Nồng độ cortisol thường giảm trong suốt cả ngày, nhưng với những người bị mất ngủ, nồng độ cortisol tăng vào đầu giờ tối, ngăn chặn sự phục hồi tự nhiên sau một ngày và việc chuẩn bị cho một đêm nghỉ ngơi. Ngoài khả năng miễn dịch giảm, dung nạp glucose kém, và tăng thèm các chất bột đường, thiếu ngủ có liên quan đến nồng độ estrogen tăng cao, giảm sự tỉnh táo và khả năng tập trung kém.

Giấc ngủ và nội tiết tố tuyến giáp

Mất ngủ cũng làm tăng lượng nội tiết tố tuyến giáp ở những người không nghỉ ngơi đầy đủ. Những người có nội tiết tố tuyến giáp cao có cả huyết áp và cung lượng tim cao, gây ra những căng thẳng không cần thiết trên tim.

Ngủ, béo phì và cao huyết áp

Thiếu ngủ làm tăng sự thèm ăn bởi rối loạn điều hòa leptin và ghrelin, hai nội tiết tố điều chỉnh sự thèm ăn. Mất ngủ làm thay đổi khả năng của cơ thể để điều chỉnh nhu cầu calo, dẫn đến ăn nhiều quá và béo phì, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Caffeine và cao huyết áp

Rất nhiều người trong chúng ta sử dụng caffeine để tỉnh táo khi chúng ta không ngủ được tốt, thói quen này là nguyên nhân gây ra sự gia tăng huyết áp đáng kể. Cơ chế tăng huyết áp sau khi uống đồ uống chứa caffeine không hoàn toàn được hiểu rõ. Một số nhà nghiên cứu nghĩ caffeine có thể kích thích tuyến thượng thận giải phóng adrenaline, một loại nội tiết tố có tác dụng trực tiếp đến huyết áp. Nó có thể ức chế các nội tiết tố có tác dụng thư giãn các động mạch.

Ngưng thở khi ngủ

Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ (obstructive sleep apnea – viết tắt OSA) có nhiều cơn ngưng thở vào ban đêm rồi sau đó bắt đầu thở lại. Rối loạn này thường ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, nhưng nó có thể xảy ra ở các bệnh nhân trong mọi lứa tuổi, cụ thể là những người quá cân.

Những người bị OSA thường có huyết áp cao, đặc biệt là khi ngủ dậy, thời điểm mà huyết áp của họ lẽ ra ở mức thấp nhất. Triệu chứng OSA bao gồm buồn ngủ vào ban ngày, ngáy to, đau đầu vào buổi sáng và khó tập trung suốt một ngày. Họ có thể cảm thấy mình đột nhiên thở hổn hển vào ban đêm trước khi trở về với giấc ngủ.

Liệu bạn có ngủ đủ giấc không?

Giấc ngủ rất quan trọng để duy trì sức khỏe của bạn. Nếu công việc làm thay đổi và rút ngắn thời gian ngủ của bạn, bạn đang gặp nguy cơ về cao huyết áp có thể rất khó chữa trị. Hãy đo huyết áp vào buổi sáng. Nó cần ở mức thấp nhất và nếu nó tăng, bạn nên đi gặp bác sĩ để có những cân nhắc về việc thay đổi lối sống và phòng tránh sự phát triển của các vấn đề y tế liên quan đến cao huyết áp và mất ngủ. Bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị hiệu quả nếu bạn có triệu chứng ngưng thở khi ngủ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khám phá sự thật về đái tháo đường típ 1

(10)
Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến hiện nay. Tìm hiểu rõ những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường giúp ... [xem thêm]

Các trò chơi hữu ích cho trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

(55)
Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp. Ngày nay tỷ lệ trẻ bị tăng động khá cao. Trẻ mắc chứng rối loạn tăng ... [xem thêm]

10 loại mối quan hệ độc hại trong tình yêu bạn cần thoát khỏi ngay lập tức

(11)
Theo thống kê, có đến hơn 12 triệu người trên thế giới bị bạo hành tinh thần mỗi năm. Điều đáng nói là nạn nhân của tình trạng này phần lớn đến từ ... [xem thêm]

Rong kinh kéo dài: 3 cách kiểm soát tại nhà

(74)
Rong kinh kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như thiếu máu nếu không có biện pháp can thiệp y tế kịp thời.Khai niệm rong kinh kéo dài dùng ... [xem thêm]

Tác dụng phụ khi tiêm chất làm đầy (filler) cho mặt

(83)
Bên cạnh các lợi ích khi tiêm filler (chất làm đầy) giúp làn da căng tràn sức sống thì việc sử dụng các chất làm đầy cũng gây ra các tác dụng phụ nghiêm ... [xem thêm]

Khi nào bạn cần đến cách giải độc gan tại nhà?

(46)
Gan vừa là kho dự trữ nhiều chất vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Nếu bạn thấy gần đây cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, hay nổi ... [xem thêm]

Bạn biết gì về ung thư vú tiểu thùy?

(89)
Ung thư vú tiểu thùy còn được gọi là ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn. Bệnh bắt nguồn từ trong tiểu thùy vú, nơi có các tuyến sản xuất sữa. Các tế ... [xem thêm]

Rèn luyện tư duy sáng tạo cho con không khó chỉ với 4 mẹo

(45)
Công nghệ là một điều tuyệt vời mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đối với trẻ em, việc ngồi trước màn hình máy tính, tivi hoặc điện thoại, đắm chìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN