Những công dụng của quả lựu đối với sức khỏe của bé

(3.65) - 46 đánh giá

Quả lựu được biết đến là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe vì những giá trị dinh dưỡng mà loại quả này mang lại. Vậy, công dụng của quả lựu đối với sức khỏe của bé là gì? Hãy cùng tham khảo nhé!

Quả lựu được biết đến như là một loại quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ dành cho người lớn mà còn cho các bé. Các công dụng của quả lựu có thể kể đến như bổ sung hồng cầu vào cơ thể và làm tăng mức độ hemoglobin trong máu với một hàm lượng vitamin C, chất xơ cao giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, lựu còn có nhiều công dụng hữu ích khác nữa, hãy cùng tham khảo thêm chi tiết nhé!

Công dụng của quả lựu đối với sức khỏe của bé

1. Phương thuốc thiên nhiên chữa viêm

Nghiên cứu y học cho thấy, nước ép lựu có thể tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm bệnh, loại bỏ các chất kích thích từ cơ thể và giảm thiểu sự viêm. Lựu có chứa một số chất sinh hóa và enzyme, vì vậy nó có tính chống viêm.

2. Giải quyết vấn đề về tiêu hóa

Trẻ em thường bị các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy và kiết lỵ. Cho bé uống nước ép lựu có tác dụng trị kiết lỵ, tả và tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn. Vỏ lựu, lá và vỏ cây có thể làm dịu chứng rối loạn dạ dày.

3. Loại bỏ giun trong đường ruột

Trẻ em thường bị nhiễm trùng do giun đường ruột. Giun ruột là ký sinh trùng phát triển mạnh hấp thu các chất dinh dưỡng trong ruột non hoặc ruột già. Uống nước lựu giúp tiêu diệt giun đường ruột hiệu quả và chữa bệnh nhiễm trùng.

4. Giảm sốt

Trẻ em cũng thường xuyên bị sốt. Uống nước lựu không chỉ giảm sốt mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé khi bị sốt. Chất chống oxy hóa trong trái lựu có khả năng chống lại bệnh cảm lạnh thông thường và điều chỉnh cảm cúm hoặc sốt do cảm gây ra.

5. Chữa các vấn đề về nha khoa

Vấn đề về răng miệng ở trẻ em đang gia tăng theo cấp số nhân. Ăn lựu có lợi cho việc trị bệnh nha khoa. Quả lựu xử lý các vấn đề về răng ở trẻ em cũng như bảo vệ răng bé khỏi các bệnh răng miệng như viêm nướu răng. Trái lựu có tính chất kháng khuẩn giúp giảm thiểu ảnh hưởng của mảng bám răng và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh răng miệng.

6. Bảo vệ gan

Ăn lựu giúp cải thiện chức năng gan của bé. Mất cân bằng oxy hóa có thể tăng lên ở trẻ em. Quả lựu có các chất chống oxy hóa giúp chống lại mất cân bằng oxy hóa và bảo vệ gan.

7. Điều trị thiếu máu

Quả lựu cung cấp chất sắt cho máu của bé, do đó tăng lượng hemoglobin. Mức độ hemoglobin khỏe mạnh làm giảm thiểu các triệu chứng thiếu máu, ví dụ như suy nhược và chóng mặt.

8. Chống ung thư

Lựu có nhiều chất chống oxy hóa phổ biến như flavonoid có khả năng chống lại gốc tự do. Thường xuyên ăn lựu giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư ở trẻ em. Chất ức chế aromatase tự nhiên trong trái lựu giúp ngăn ngừa dậy thì sớm và nguy cơ phát triển ung thư vú về sau.

9. Chữa đau cơ

Lựu rất giàu kali, giúp điều trị đau cơ và giảm thiểu đau cơ thể.

10. Tăng cường hệ miễn dịch

Lựu có chứa một lượng lớn vitamin B giúp duy trì hệ thần kinh và hệ miễn dịch khỏe mạnh ở trẻ nhỏ. Vitamin trong quả lựu cũng giúp duy trì chức năng não một cách tối ưu. Folate cao trong quả lựu giúp cơ thể bé tạo ra và duy trì tế bào mới.

Cho bé ăn quả lựu thế nào là đúng cách?

Lựu có rất nhiều hạt nên bé sẽ gặp khó khăn để ăn lựu. Vì vậy, bạn có thể cho trẻ uống nước lựu tươi mỗi ngày vì nó khá dễ uống. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ phản ứng dị ứng nào ở bé, chẳng hạn như sưng mặt hoặc lưỡi, hãy ngừng cho bé ăn hoặc uống nước ép lựu ngay.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Với những lợi ích nói trên, hãy bổ sung quả lựu trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bé nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau bụng sau khi quan hệ: Tìm hiểu vấn đề gây ra

(36)
Cả nam giới lẫn nữ đều có thể bị đau bụng sau khi quan hệ. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra để loại trừ các tình trạng ... [xem thêm]

Sử dụng Chloramphenicol cho điều trị nhiễm trùng mắt

(21)
Thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ mắt Chloramphenicol® được dùng để điều trị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn. Vậy sử dụng Chloramphenicol® thế nào để đạt ... [xem thêm]

8 công thức mặt nạ thiên nhiên trị mụn cám

(36)
Lỗ chân lông to và làn da sần sùi sẽ không còn là vấn đề khiến bạn phải bận tâm khi đã biết được 8 công thức mặt nạ thiên nhiên trị mụn cám dưới ... [xem thêm]

Dương vật nhỏ: “Cây gậy” bé xinh khiến quý ông giật mình

(48)
Việc cho rằng mình đang sở hữu dương vật nhỏ khiến không ít nam giới thiếu tự tin. Tuy nhiên, phần lớn đây chỉ là những kết luận mang tính chất phỏng ... [xem thêm]

Bệnh về da ở trẻ sơ sinh: Mẹ nhận biết sớm để chữa trị cho bé!

(30)
Các bệnh về da ở trẻ sơ sinh rất dễ xuất hiện do thời tiết thay đổi, yếu tố hormone hay những tác nhân gây kích ứng từ môi trường ngoài, thậm chí có ... [xem thêm]

Nhộng tằm: Món ăn bổ dưỡng bạn không nên bỏ qua

(25)
Nhộng tằm chẳng những là một món ăn ngon miệng với vị béo bùi đặc trưng mà còn có tác dụng hỗ trợ trị bệnh còi xương, suy nhược cơ thể, liệt ... [xem thêm]

Những gì bố mẹ nên biết về bệnh béo phì ở trẻ em

(91)
Việc thiếu các hoạt động rèn luyện thể chất cũng như chế độ ăn uống bất hợp lý dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em ngày càng nhiều. Rèn ... [xem thêm]

Can thiệp nội mạch tiêu sợi huyết để điều trị đột quỵ

(56)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN