Những câu hỏi thường gặp về vaccine 5 trong 1 và 6 trong 1

(4.03) - 68 đánh giá

Tác dụng của vaccin 5 trong 1 và 6 trong 1 là gì?

  • Mục đích phòng 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ em: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não do vi trùng HiB, viêm gan B và bại liệt (BH, UV, HG, HiB, VGB, BL).
  • 5 trong 1 của tiêm chủng mở rộng (TCMR) (ở trạm y tế – Quinvaxem): có 5 thành phần (thiếu bại liệt). Trạm luôn có bổ sung bằng liều vắc xin uống phòng bại liệt.
  • 5 trong 1 của tiêm dịch vụ (Pentaxim): có 5 thành phần (thiếu viêm gan B). Bổ sung bằng liều vắc xin viêm gan B đơn.
  • 6 trong 1 của tiêm dịch vụ (Infanrix hexa): đủ 6 thành phần.

Lịch tiêm như thế nào?

  • 3 mũi cơ bản cách nhau tối thiểu 28 ngày, mũi 1 khi trẻ đủ 2 tháng.
  • Nhắc lại mũi 4 lúc 18 tháng (TCMR) hoặc hơn 6 tháng kể từ mũi 3 (nên nhắc lại sau 16 tháng tuổi và có thể kéo dài đến 5 tuổi). Nhắc lại chính là nhắc thành phần DTP (bạch hầu, uống ván, ho gà), có thể nhắc DTP tại TCMR, 5 hay 6 trong 1 dịch vụ.
  • Lịch có thể dao động tùy thực tế (trẻ bệnh, hết thuốc), có thể trễ một chút cũng không sao, nhưng trễ quá (đợi có thuốc dịch vụ) thì trẻ có rủi ro bị bệnh trước khi đủ liều.
  • Không được tiêm sớm (bắt đầu trước 2 tháng hoặc đi sớm trước lịch hẹn) vì làm vaccine mất tác dụng, và phải tiêm lại.

Những thắc mắc hay gặp

  • Nhiều phụ huynh thắc mắc đang hết 5 trong 1 dịch vụ thì chuyển sang 6 trong 1 dịch vụ được không ? – Được. Tiêm 1 loại thì tốt nhưng khi cần thì tiêm loại này xong đổi loại khác cũng được, quan trọng nhất là trẻ tiêm đủ và đúng lịch; nếu hết 5 trong 1 dịch vụ thì chuyển qua tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR).
  • Các vaccine có thể tiêm hoán đổi cho nhau, nhưng nhớ bổ sung cho đủ 6 thành phần. Lúc đó, tùy thành phần mà bù, nhưng cái nào cũng phải đủ mũi, đúng khoảng cách mới phòng bệnh được. Lỡ bù qua bù lại có dư vài mũi cũng không quá có hại, nhưng tốn thêm công, thêm tiền (nếu tiêm dịch vụ) và thêm tác dụng phụ.
  • Chuyển tiêm chủng mở rộng cũng được, chuyển 6 trong 1 dịch vụ cũng được, bé có dư 1 mũi viêm gan B chả sao hết, tiêm sớm phòng sớm. HIB đơn hay viêm gan B thì không cần nhắc mũi 4 nhưng nếu tiêm 5, 6 trong 1 có dư viêm gan B hay HIB chả sao

Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1637602196469280
  • https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/2069063956656433
  • https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/2006710659558430
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Một số lưu ý về bệnh thủy đậu

    (79)
    Nguyên nhân Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Thường xảy ra theo mùa, hay gặp ở trẻ em đi học. Biểu hiện Sốt hoặc là không sốt. Ban trên da: Đa ... [xem thêm]

    Làm gì khi trẻ mút tay?

    (71)
    Ta biết rằng, hành vi mút tay hay bỏ đồ chơi vào miệng của các bé là hành vi nguy cơ của các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như: ... [xem thêm]

    Rèn tự đi vệ sinh cho trẻ

    (15)
    Khi nào thì rèn cho trẻ tự đi vệ sinh Thường là sau 2 tuổi sẽ biết tự đi vệ sinh và từ 2-3 tuổi sẽ quen dần. Rèn khi: trẻ nói rành biết nói điều bé ... [xem thêm]

    Chăm sóc rốn lúc mới sinh

    (10)
    Chăm sóc rốn lúc mới sinh thì nhớ là rửa cả chân rốn chứ không quẹt quẹt bên ngoài, dùng cồn 70 độ rửa (cồn 90 độ thì chỉ để nướng khô mực thôi) ... [xem thêm]

    Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

    (71)
    Trào ngược dạ dày thực quản là gì? Đại đa số các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là không cần dùng thuốc. Những đứa trẻ này ... [xem thêm]

    Não mô cầu ở trẻ em

    (84)
    Vi trùng này thường có trong vùng mũi họng nhưng hiếm khi gây bệnh. Bệnh này giờ cũng hiếm, không nhiều như trước. Bệnh này rất khó gây thành dịch nên các ... [xem thêm]

    Viêm phổi

    (25)
    Tổng quan Khi thông báo cho phụ huynh kết quả bé bị viêm phổi. Hầu hết đều sửng sốt và đặt câu hỏi :” Sao mấy hôm trước bác sĩ không cho uống thuốc ... [xem thêm]

    Phát hiện bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em

    (63)
    Tiêu chảy kéo dài Là tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên và không có 2 ngày liên tục ngừng tiêu chảy. Cần nhập viện cho các đối tượng sau : + Trẻ dưới ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN