Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng – nên và tránh luyện tập như thế nào?

(3.89) - 99 đánh giá

Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng là bệnh có thể gặp ở cả người lớn tuổi và trẻ tuổi, từ 20 – 60 tuổi. Bệnh này có thể được cải thiện đáng kể nếu chúng ta thực hiện các biện pháp luyện tập đúng đắn.

Tập thể dục là một phương pháp phổ biến giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng. Siêng năng hoạt động thể chất sẽ giúp phục hồi chức năng, làm giảm cơn đau cũng như đảm bảo sức khỏe lâu dài cho vùng lưng của bạn.

Bạn cần khoảng 1−2 ngày nghỉ ngơi để xoa dịu các cơn đau. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế nằm trên giường trong một thời gian dài vì các cơ cần vận động để hỗ trợ quá trình hồi phục. Nếu bỏ qua tập thể dục và hoạt động thể chất, chính bạn đang từ bỏ cơ hội điều trị bệnh tốt nhất đấy.

Lợi ích của tập thể dục đối với thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng

Tập thể dục thường xuyên là cách hiệu quả giúp củng cố và ổn định các cơ ở vùng thắt lưng cũng như ngăn các cơn đau và chấn thương có thể xảy ra ở vùng lưng. Khi các cơ này chắc khỏe, chúng có thể giúp hỗ trợ nâng đỡ cơ thể và xương, loại bỏ các áp lực không cần thiết lên cột sống của bạn.

Các bài tập dành cho bạn khi bị thoát vị đĩa đệm vùng lưng

Các động tác kéo giãn đơn giản và các bài tập aerobic sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Đồng thời, các động tác kéo giãn trong bài tập yoga và Pilates có thể cải thiện tính dẻo dai và linh hoạt của các cơ, đồng thời giúp làm giảm các cơn đau ở vùng chân và thắt lưng.

Các bài tập luyện cường độ vừa phải bao gồm đi bộ, đạp xe và bơi lội cũng có thể giúp xoa dịu các cơn đau ở vùng lưng này. Tuy nhiên, một số bài tập chỉ thích hợp với tình trạng bệnh cụ thể. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài tập cho bản thân.

Khi bắt đầu quá trình luyện tập, bạn hãy luyện tập một cách từ từ. Bạn có thể luyện tập chỉ 10 phút trong ngày đầu tiên, sau đó dần dần tăng thời gian luyện tập. Thậm chí, thời gian luyện tập có thể lên đến 5 ngày một tuần và 30−40 phút mỗi ngày. Luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong điều trị các triệu chứng có liên quan đến thoát vị đĩa đệm.

3 bài tập bạn nên TRÁNH để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Bài tập gập lưng dưới với tạ đòn (good morning)

Vùng lưng có thể sẽ tiếp tục bị tổn thương nếu bạn thực hiện động tác gập lưng dưới bằng tạ đòn. Thậm chí đối với những người không bị thoát vị đĩa đệm vùng lưng thì bài tập này cũng có thể gây ra đau hoặc chấn thương.

Thông thường bài tập gập lưng với tạ đòn được thực hiện như sau: Bạn đặt tạ lên vai giống như kiểu tập squat (bài tập gánh tạ, đứng lên ngồi xuống). Sau đó, bạn cong người về hướng hông và vai hướng về sàn nhà trong khi cột sống và chân vẫn thẳng.

Vì bài tập này đặt áp lực quá nhiều lên phần thắt lưng và mông của cơ thể nên nó thực sự không tốt cho những người bị thoát vị đĩa đệm vùng lưng.

Bài tập co giãn cơ gân kheo khi đứng (standing hamstring stretch)

Trong thực tế, bạn nên thực hiện co giãn cơ gân kheo của mình hằng ngày nếu điều kiện sức khỏe cho phép. Tuy nhiên, với người bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lung thì động tác đứng và chạm tay đến mũi chân trong bài tập này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nguyên nhân là do khi căng cơ và lưng cong lại như vậy sẽ đặt một áp lực không cần thiết lên nửa trước của đĩa đệm.

Bài tập deadlift

Deadlift là bài tác động lên hầu hết các nhóm cơ của cơ thể như mông, đùi, lưng, vai,… Có nhiều loại bài tập deadlift nhưng hầu hết đều tác động lực rất lớn lên lưng. Một trong những cử động của bài tập deadlift gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng thoát vị đĩa đệm là tư thế làm cho thắt lưng của bạn cuộn lại khi uốn cong về phía trước hoặc nâng một vật gì đó. Bài tập deadlift đòi hỏi tính cơ học hoàn hảo. Ngay cả khi bạn thực hiện đúng cách, nó cũng gây ra một lực nén lớn cho đĩa đệm.

Như vậy, luyện tập thể dục là một phương pháp hiệu quả để cải thiện chức năng vùng thắt lưng. Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng phù hợp đối bới bệnh thoát vị đĩa đệm vùng lưng. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn những bài tập thích hợp cho mình bạn nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 5 lưu ý khi tập yoga với người mắc thoát vị đĩa đệm
  • Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì?
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu gãy xương và những điều bạn cần biết

(39)
Gãy xương là một tình trạng không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng cần được điều trị càng sớm càng tốt. Việc sơ cứu gãy xương đúng cách sẽ giúp cho ... [xem thêm]

12 cách để sớm có con khi bị vô sinh

(50)
Tìm hiểu chungVô sinh là bệnh gì?Bệnh vô sinh hay còn gọi là hiếm muộn, là một thuật ngữ mô tả tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng, mặc ... [xem thêm]

Cảnh giác với bệnh rận mu

(64)
Rận mu là những côn trùng nhỏ xíu có khả năng bò từ lông mu của người này sang người khác khi họ quan hệ tình dục. Rận mu cũng có thể bị lây từ quần ... [xem thêm]

Làm thế nào để hướng dẫn trẻ ăn đúng cách?

(58)
Thực phẩm lành mạnh là các loại thực phẩm tươi sống từ các nhóm chính như: trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc, cá, gia cầm và sản phẩm từ sữa. Mỗi nhóm ... [xem thêm]

Lời khuyên cho người bị hội chứng ruột kích thích khi đi du lịch

(66)
Stress, thức ăn, mất ngủ là những vấn đề gây khó khăn cho người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) khi đi du lịch. Nếu là một trong số đó, trước khi ... [xem thêm]

Bảo hiểm nhân thọ và những điều bạn nên biết

(35)
Ngày nay, thuật ngữ bảo hiểm nhân thọ đã trở nên vô cùng phổ biến. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về chính sách, lợi ích cũng như ý nghĩa mà loại ... [xem thêm]

Độc tố từ môi trường và những điều bạn chưa biết

(89)
Những độc tố đến từ môi trường có thể hiện diện ở khắp nơi, với số lượng nhiều đến mức việc tránh tiếp xúc với chúng là điều hoàn toàn bất ... [xem thêm]

Thai nhi 40 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(50)
Sự phát triển của thai nhi 40 tuần tuổiThai nhi 40 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này có kích thước của một quả bí ngô nhỏ và có thể chào đời vào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN