Đừng ăn 9 loại thực phẩm này khi bị bệnh (Phần 2)

(3.56) - 23 đánh giá

Khi bị ung thư đại trực tràng hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư, bạn có thể mất cảm giác ngon miệng và cảm thấy không muốn ăn gì cả. Điều này có thể làm bạn bị sụt cân, suy nhược cơ thể và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của mình. Vì vậy, bạn cần phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với các chất dinh dưỡng cần thiết để chống lại căn bệnh ung thư đại trực tràng.

Thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của bạn, cho nên việc tìm hiểu tại sao bạn lại bị mất cảm giác ngon miệng và cách điều trị tình trạng này là rất cần thiết trong quá trình chống chọi với bệnh tật.

Tại sao bạn không có cảm giác ngon miệng khi điều trị ung thư đại trực tràng?

Mất cảm giác ngon miệng là tình trạng rất phổ biến trong quá trình mắc bệnh cũng như đang điều trị ung thư đại trực tràng. Ung thư có thể làm thay đổi thói quen ăn uống của bạn. Nguyên nhân có thể do bác sĩ yêu cầu bạn phải kiêng các loại thức ăn nào đó hoặc do tác dụng phụ của thuốc và phương pháp điều trị.

Những tác dụng phụ không mong muốn có thể bao gồm buồn nôn, ói mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, thay đổi về khứu giác và vị giác, khó nuốt, mệt mỏi, đau miệng hoặc khô miệng. Ngoài ra, những thay đổi về tâm lý cũng có thể làm cho bạn không muốn ăn.

7 cách kích thích sự thèm ăn của bạn một cách hiệu quả

1. Thời gian ăn linh hoạt

Đừng ép buộc mình ăn các thực phẩm bạn không muốn chỉ vì mọi người xung quanh khuyên bạn nên ăn. Hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn nhiều bữa trong suốt cả ngày, cố gắng ăn nhiều hơn khi bạn đang cảm thấy ngon miệng. Bạn không nên bỏ bữa và nên có những bữa ăn nhẹ, thậm chí là vào buổi tối.

2. Làm cho bữa ăn hấp dẫn và thú vị

Bạn hãy thử nhiều loại thức ăn và dạng thực phẩm khác nhau để xem loại nào làm cho bạn thích ăn nhất. Ngoài ra, việc bày trí các món ăn cũng góp phần kích thích sự thèm ăn của bạn. Tốt nhất là bạn nên trang trí bằng cách cho một ít đồ ăn vào một đĩa trắng và trang trí xung quanh. Cách này sẽ làm cho món ăn trông bắt mắt hơn.

3. Hãy thay đổi hương vị

Điều trị ung thư có thể thay đổi khả năng cảm nhận hương vị món ăn của bạn. Những gì trước đây bạn không thích ăn có thể lại trở nên hấp dẫn với bạn vào lúc này. Vì vậy, bạn nên thử các loại thực phẩm khác nhau để biết bạn có thể ăn được những món nào. Bạn có thể thử các loại gia vị mới như quế, cà ri, bạc hà hoặc hương thảo để cải thiện mùi vị cho món ăn.

Thêm các loại hương vị như dưa chua, giấm, mayonnaise sẽ làm phong phú thêm thực đơn của bạn. Ngoài ra, một quy tắc quan trọng bạn cần biết là nên để thức ăn hơi lạnh một chút hoặc ăn trong nhiệt độ phòng hơi thấp để làm giảm đi mùi quá mạnh và nồng của thực phẩm.

4. Tính lượng calo

Bạn có thể tránh sụt cân bằng cách ăn các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Bằng cách này, mặc dù bạn ăn ít hơn, nhưng năng lượng cung cấp cho cơ thể vẫn đủ. Những loại thực phẩm có hàm lượng calo và protein cao bạn nên ăn là:

  • Thực phẩm giàu protein, bao gồm cá, thịt gà, trứng, phô mai, sữa, đậu phụ, các loại hạt, đậu… Bạn có thể thêm bơ hoặc bơ thực vật vào các loại rau, súp, mì, ngũ cốc nấu chín và gạo để thêm chất béo và calo.
  • Các loại nước uống chứa lượng calo cao, bao gồm sản phẩm sữa và các loại nước uống tích hợp năng lượng cao. Bạn nên thêm đường, sirô, mật ong vào các loại rau, thịt, ngũ cốc, bánh quế để tăng thêm lượng calo.

5. Kích thích sự thèm ăn của bạn

Tập thể dục nhẹ trước bữa ăn có thể làm cho bạn cảm thấy đói và kích thích sự thèm ăn. Bạn nên uống nước trái cây có chứa axit như nước chanh hoặc cam để giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, bạn cần tránh các loại thực phẩm sinh ra quá nhiều hơi và khó tiêu hóa như đậu, trái cây tươi và rau quả, đồ uống có ga hoặc rượu.

6. Sử dụng các loại thuốc bổ

Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cải thiện dinh dưỡng nếu thức ăn hoặc đồ uống hằng ngày không thể cung cấp đủ chất cho bạn. Các loại thuốc bổ sung có thể được sử dụng dưới dạng thuốc, thức uống hoặc có thể được bổ sung vào bữa ăn của bạn ở dạng bột.

7. Tiếp nhận thức ăn qua ống dẫn

Bác sĩ có thể đề nghị đặt một ống dẫn thức ăn vào cơ thể của bạn. Phương pháp này thường được sử dụng khi tất cả các phương pháp điều trị khác đã thất bại. Đây là cách tốt nhất để cung cấp đủ lượng calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn. Ống dẫn thức ăn là một ống mỏng, dẻo được đặt xuyên qua mũi vào bao tử hoặc có thể đặt trực tiếp vào dạ dày. Sau đó chất dinh dưỡng dạng lỏng sẽ được chuyển qua ống này vào cơ thể.

Chán ăn là một tác dụng phụ thường gặp của quá trình điều trị ung thư. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng calo thích hợp là rất cần thiết để giúp bạn chống lại ung thư đại trực tràng và giúp cơ thể bạn phục hồi. Nếu bạn không thể lấy lại sự thèm ăn của bạn với những lời khuyên trên, hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ và đội ngũ y tế sẽ làm những cách khác để duy trì cân nặng cũng như sức khỏe của bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh suy tim có nguy hiểm không? Những giải pháp giúp bạn giảm thiểu rủi ro

(10)
Ngay cả khi là chặng cuối của các bệnh tim mạch, kết quả chẩn đoán suy tim không có nghĩa là bạn đã bước đến cánh cửa tử thần. Vậy bệnh suy tim có nguy ... [xem thêm]

Ghép giác mạc: Món quà dành cho cửa sổ tâm hồn

(13)
Khi một chấn thương nào đó hoặc bệnh gây tổn thương đến mắt, phẫu thuật ghép giác mạc sẽ được sử dụng nhằm khôi phục hoặc cải thiện đáng kể ... [xem thêm]

Hậu sản là gì và 13 vấn đề mà bạn có thể gặp phải sau sinh

(97)
Có khá nhiều phụ nữ chưa biết hậu sản là gì cũng như các tình trạng từ nhẹ đến nghiêm trọng mà bản thân sẽ đối mặt sau khi sinh con. Quãng thời gian ... [xem thêm]

9 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo sức khỏe

(83)
Khi chúng ta ngủ, cơ thể tự nó thực hiện những điều hết sức tuyệt diệu, chẳng hạn như tự điều chỉnh hormone, phục hồi các cơ bắp. Vậy nên, chẳng có ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách chăm sóc sau phẫu thuật đại trực tràng?

(49)
Phục hồi sau phẫu thuật đại trực tràng phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của người bệnh trước khi thực hiện phẫu thuật. Một số yếu tố cũng góp ... [xem thêm]

7 triệu chứng rối loạn tiền đình bạn không nên xem nhẹ

(16)
Bạn thường có những biểu hiện như chóng mặt, đau đầu hay mất thăng bằng, thậm chí là té xỉu? Đây có thể là triệu chứng rối loạn tiền đình cảnh báo ... [xem thêm]

9 nguyên nhân khiến bạn bị sưng âm đạo

(21)
Bạn cảm thấy lo lắng khi phát hiện mình bị sưng âm đạo? Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng nấm men, u nang âm đạo hay các bệnh lây ... [xem thêm]

9 dấu hiệu cảnh báo bạn gặp vấn đề nghiêm trọng hơn bị cảm lạnh

(10)
Mỗi khi cảm thấy không được khỏe trong người, bạn thường tự chuẩn đoán đó là do bị cảm lạnh. Thế nhưng đây có thể không phải đơn giản là chứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN