4 thay đổi của âm đạo sau khi bạn sinh nở

(4.39) - 41 đánh giá

Bạn có bao giờ nghĩ về sự thay đổi của âm đạo sau sinh nở nếu bạn sinh thường? Bạn có bao giờ thắc mắc về những triệu chứng cho thấy sự thay đổi này? Nếu bạn vẫn chưa có khái niệm gì về những vấn đề trên, bài viết này chính là dành cho bạn.

Âm đạo giãn rộng

Sau khi sinh nở (sinh thường), âm đạo của bạn sẽ bị giãn rộng ra. Tùy thuộc bạn vừa sinh bao nhiêu em bé, em bé có to không, bạn chuyển dạ trong bao lâu và các yếu tố di truyền khác mà mức độ co giãn âm đạo sẽ khác nhau ở từng người. Theo các bác sĩ và các chuyên gia, triệu chứng giãn âm đạo sẽ thuyên giảm trong vài ngày sau sinh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, bạn có thể áp dụng các bài tập vùng sàn chậu hay bài tập Kegel nhằm thu nhỏ âm đạo.

Chỉ cần làm theo 3 bước sau đây, bạn có thể áp dụng các bài tập bất kỳ khi nào bạn muốn. Đầu tiên, bạn hãy co vùng hậu môn và vùng âm đạo lại cùng lúc. Tiếp theo, bạn hãy co chặt rồi ngay lập tức thả lỏng các cơ một cách chầm chậm và giữ nguyên tư thế khoảng 10 giây. Lặp lại động tác trên 10 lượt cho mỗi lần tập và tập từ 4-6 lần mỗi ngày. Nếu bạn thường xuyên áp dụng bài tập này, bạn sẽ thấy kết quả rất tích cực.

Âm đạo bị khô

Sau khi sinh con, bạn sẽ cảm nhận được âm đạo của mình bị khô hơn trước đây. Đây là triệu chứng bình thường vì sau sinh, lượng estrogen trong cơ thể bạn thấp hơn trước đây. Nếu bạn đang cho con bú, bạn sẽ cảm nhận rất rõ điều này. Khi bạn ngừng cho con bú và có kinh nguyệt trở lại, tình hình sẽ khá hơn. Nhưng nếu tình trạng khô âm đạo khiến bạn thấy khó chịu, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm bôi trơn để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, để âm đạo hồi phục một cách tự nhiên vẫn là cách tốt nhất.

Sự đau đớn và những mũi khâu ở tầng sinh môn

Sau khi sinh, bạn chắc hẳn sẽ cảm thấy vùng âm đạo bị đau. Nó xảy ra ở tầng sinh môn tại vị trí các mũi khâu được thực hiện để sửa chữa vết rách trên âm đạo để giúp bạn phòng tránh một số vấn đề sức khỏe. Nếu bạn chăm sóc bản thân một cách cẩn thận thì biểu hiện trên sẽ thuyên giảm trong vòng vài tháng sau sinh. Còn nếu cơn đau quá khó chịu, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc giảm đau. Bạn hãy luôn chú ý đến quá trình hồi phục của những mũi khâu vì trên thực tế, những mũi khâu có thể mang lại những vấn đề ngoài ý muốn cho vùng nhạy cảm của bạn.

Đau khi quan hệ tình dục

Trong quá trình hồi phục sau sinh, âm đạo của bạn rất dễ bị tổn thương. Quan hệ tình dục trong thời gian này sẽ khiến bạn thấy đau do lượng estrogen trong cơ thể bạn đang thấp và do những mệt mỏi trong quá trình chăm con. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy thực sự khó chịu hay âm đạo có những triệu chứng bất thường.

Sinh con là khoảnh khắc quý giá nhất và cũng là khoảnh khắc đau đớn nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Bạn cần phải lưu tâm những biểu hiện sau sinh, đặc biệt là những biểu hiện ở vùng âm đạo vì nếu không cẩn thận, chúng sẽ khiến bạn rất khó chịu và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Bạn có thể quan tâm đến:

Bệnh khô âm đạo

Thổi lại lửa “yêu” sau khi sinh con

Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 cách giúp bạn rèn luyện sự tập trung

(11)
Bạn cần rèn luyện sự tập trung mỗi ngày để làm việc đạt hiệu quả cao hơn và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp. Làm sao để bạn có ... [xem thêm]

Phương pháp phẫu thuật điều trị u não với dao Gamma

(65)
Dao Gamma là phương pháp phẫu thuật vấn đề về não với nhiều bước tiến không xâm lấn bên trong vùng điều trị và hạn chế rủi ro nguy hiểm.Dưới đây ... [xem thêm]

Thèm ăn khi mang bầu có tốt cho mẹ bầu không?

(78)
Với nhiều phụ nữ, việc thèm ăn một vài món ăn nhất định thường xảy ra trong thời gian mang thai. Vậy thèm ăn khi mang bầu có tốt?Bạn hẳn đã nghe những ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu về chứng gai đen ở trẻ nhỏ

(31)
Chứng gai đen là một rối loạn sắc tố da khá phổ biến, thế nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu rõ về căn bệnh này.Bé Minh Ngọc (7 tuổi) vốn rất ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Bố mẹ cần phải làm gì?

(36)
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ không phải là tình trạng hiếm gặp. Để đảm bảo an toàn cho con, bố mẹ nên áp dụng biện pháp điều trị bệnh lý này ngay khi ... [xem thêm]

Phòng tránh viêm gan: 5 câu hỏi thường gặp

(67)
Nếu không sớm được phát hiện và điều trị, viêm gan B có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm, gây suy giảm chức năng gan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ... [xem thêm]

Béo phì

(24)
Tìm hiểu chungBệnh béo phì không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách ... [xem thêm]

Dầu đậu phộng (dầu lạc): Lựa chọn mới khi nấu ăn

(57)
Dầu đậu phộng (dầu lạc) ngày càng được ưa chuộng bởi có thể dùng để chế biến thực phẩm cho đến dưỡng da cũng như giúp bảo vệ sức khỏe.Hiện nay, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN