Cách phòng ngừa và xử lý khi bị mẻ răng

(3.97) - 14 đánh giá

Bị té xe hay chấn thương khi chơi thể thao có thể gây ảnh hưởng tới men răng, làm răng bị mẻ. Mẻ răng tuy không nghiêm trọng nhưng có thể gây kích ứng cho lưỡi và nướu nếu bạn không điều trị kịp thời.

Men răng là một trong những bộ phận cứng nhất trong cơ thể nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng nếu gặp tác động quá mạnh. Khi gặp các tác động này, răng sẽ bị mẻ và biến dạng. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây hiện tượng mẻ răng này và cách xử lý nhé.

Vì sao răng bị mẻ?

Răng mẻ có thể do một số tác động bên ngoài như lực nhai mạnh, tai nạn khi chơi thể thao hay có thể do sức khỏe răng không tốt. Bạn hãy tham khảo những nguyên nhân gây mẻ răng và nguy cơ khiến răng dễ mẻ dưới đây.

1. Nguyên nhân gây mẻ răng

Răng bị mẻ có rất nhiều lý do. Có một số lý do phổ biến như sau:

  • Gặp tai nạn xe cộ
  • Cắn vật cứng như đá hay kẹo
  • Mắc chứng nghiến răng khi ngủ
  • Không đeo dụng cụ bảo vệ răng khi chơi thể thao.

2. Nguy cơ khiến răng dễ bị mẻ

Những răng yếu thường sẽ dễ bị mẻ hơn. Vậy nên bạn hãy xử lý các nguyên nhân làm răng yếu sau để hạn chế tình trạng mẻ răng:

• Sâu răng: Sâu răng sẽ làm ảnh hưởng men răng. Ngoài ra, những vết trám răng sâu quá lớn cũng có thể làm răng yếu đi.

• Thói quen nghiến răng: Nghiến răng sẽ khiến men răng ngày càng mòn.

• Thực phẩm không lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm khiến miệng tiết axit như nước trái cây, cà phê và đồ cay sẽ gây ảnh hưởng tới men răng. Ngoài ra, đồ ngọt, nhiều đường cũng có thể làm tăng lượng vi khuẩn trong miệng và làm ảnh hưởng tới men răng.

• Chứng trào ngược dạ dày thực quản và ợ nóng: Trào ngược dạ dày thực quản và ợ nóng sẽ khiến axit từ dạ dày trào ngược lên miệng và gây ảnh hưởng men răng.

• Các chứng rối loạn ăn uống hay nghiện rượu: Các chứng này sẽ làm bạn dễ nôn, từ đó làm tăng lượng axit trong miệng.

• Tuổi tác cao: Men răng sẽ yếu dần theo thời gian. Những ai trên 50 tuổi thường có men răng yếu hơn nên sẽ dễ bị mẻ răng hơn. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Endodontics cho biết trong số những người bị mẻ răng thì có tới 2/3 đã trên 50.

• Vị trí răng: Những răng ở hàm dưới sẽ có nguy cơ bị mẻ cao hơn.

Triệu chứng khi bị mẻ răng

Nếu chỗ mẻ răng quá nhỏ và ở các góc khuất trong miệng, bạn có thể sẽ không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào. Ở những trường hợp khác, bạn có thể có những triệu chứng như:

  • Nướu quanh răng bị mẻ bị kích ứng.
  • Đau răng khi cắn nếu chỗ mẻ chạm vào dây thần kinh.
  • Cảm giác khó chịu, kích ứng ở lưỡi khi bạn lướt lưỡi qua răng bị mẻ.

Các nha sĩ sẽ xem xét tình trạng răng miệng và hỏi bạn về các triệu chứng kể trên để chẩn đoán chứng mẻ răng.

Biến chứng khi bị mẻ răng

Nếu mẻ răng ăn sâu xuống chân răng, bạn sẽ có nguy cơ bị viêm và phải rút tủy răng. Một số triệu chứng bị viêm có thể kể đến như:

  • Sốt
  • Đau răng khi ăn
  • Sưng mạch máu ở cổ hay hàm
  • Răng nhạy cảm khi gặp nóng và lạnh
  • Hơi thở có mùi hay miệng bị chua

Cách chữa mẻ răng

Cách chữa mẻ răng thường sẽ phụ thuộc vào vị trí răng bị mẻ, độ lớn của chỗ mẻ và các triệu chứng bạn có. Đây không phải là một chứng cần chữa trị gấp nếu bạn không thấy khó khăn khi ăn và ngủ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi nha sĩ càng sớm càng tốt để tránh viêm nướu.

Đối với những chỗ mẻ răng nhỏ, bạn chỉ cần đến nha sĩ để đánh bóng răng. Những chỗ mẻ lớn hơn, nha sĩ sẽ cần thực hiện những cách chữa phức tạp hơn.

1. Hàn răng

Nếu bạn vẫn giữ được mảnh răng bị mẻ, bạn có thể bỏ mảnh răng này vào một ly sữa rồi mang đến nha sĩ để hàn ngay. Canxi trong ly sữa sẽ giúp bảo vệ mảnh răng mẻ.

2. Trám răng

Nếu bạn không còn giữ được phần răng bị mẻ, hãy đến nha sĩ để trám răng. Nha sĩ sẽ dùng nhựa composite resin hay sứ để trám vào chỗ mẻ để phục hồi hình dạng của răng. Sau khi trám, bác sĩ sẽ dùng ánh sáng cực tím để làm khô, cứng chỗ trám rồi lại tiếp tục chỉnh hình cho tới khi răng có được hình dạng mong muốn.

Răng trám có thể có tuổi thọ tới 10 năm.

3. Dán sứ veneer

Trước khi thực hiện dán sứ veneer, nha sĩ sẽ cạo bớt một phần rất nhỏ (dưới 1mm) men răng để có không gian dán veneer.

Nha sĩ sẽ xem xét hình dáng răng của bạn để tạo miếng dán sứ thích hợp rồi giúp bạn dán vào răng. Miếng dán này rất bền nên có thể dùng được tới 30 năm.

4. Bọc răng

Tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của chỗ răng bị mẻ, nha sĩ sẽ tư vấn về quá trình bọc răng sứ cho bạn và lấy mẫu răng để làm bọc phù hợp. Các nha sĩ có thể sẽ gây mê cho bạn khi bắt đầu tiến hành quá trình.

Miếng bọc răng thường khá bền nhưng có thể mòn nhanh nếu bạn nhai quá mạnh hay ăn đồ ăn có hại cho răng.

Chăm sóc răng bị mẻ tại nhà

Khi bị mẻ răng thì cách chữa tốt nhất là đến nha sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng cần chăm sóc cho răng trước khi đến nha sĩ để giảm thiểu các tổn thương cho răng.

• Đặt kẹo cao su không đường hay sáp răng lên chỗ mẻ để bảo vệ lưỡi và nướu.

• Nếu thấy đau, bạn có thể uống thuốc giảm đau ibuprofen (hay còn gọi là Advil, Motrin IB).

• Bạn có thể chườm đá lên má hay hàm nếu răng mẻ gây kích ứng ở khu vực này.

• Bạn hãy dùng chỉ nha khoa lấy hết thức ăn thừa kẹt trong kẽ răng để giảm áp lực nhai lên răng và tránh các viêm nhiễm.

• Bạn nên tránh dùng răng bị mẻ để nhai.

• Bạn có thể bôi dầu đinh hương lên nướu để bớt đau.

• Đeo dụng cụ bảo vệ răng nếu bạn muốn chơi thể thao. Bạn cũng cần đeo dụng cụ này khi đi ngủ nếu bạn có tật nghiến răng.

Bất kỳ tai nạn khi tham gia giao thông hay chơi thể thao đều có thể làm răng bị mẻ. Dù mẻ răng không nguy hiểm hay gây đau đớn nhiều nhưng bạn vẫn cần chữa trị để răng khỏe hơn. Bạn đừng sợ tới nha sĩ vì quy trình chữa mẻ răng thường nhanh và ít đau.

Quỳnh Như | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 bí quyết giúp bạn giữ sức khỏe để làm việc hiệu quả hơn

(98)
Công việc bề bộn có thể khiến bạn quên chú ý giữ sức khỏe để làm việc hiệu quả. Làm sao bạn chăm sóc bản thân ngay cả khi bận rộn với deadline gấp ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì để giảm đau cơ sau khi tập gym?

(51)
Nếu biết cách giảm đau cơ sau khi tập gym, bạn sẽ dễ dàng duy trì chế độ luyện tập đều đặn để tăng cường sức khỏe và nhanh chóng cải thiện vóc ... [xem thêm]

3 cách giúp bạn ăn kiêng đường một cách lành mạnh

(61)
Ăn kiêng đường sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm cân và còn làm cho làn da bạn trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên, đối với một số người, ... [xem thêm]

Cách quên người yêu cũ để bạn tiếp tục sống hạnh phúc

(28)
Cách quên người yêu cũ sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cảm xúc và kỷ niệm gắn liền với người ấy. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng mở lòng với các ... [xem thêm]

9 cách để đấng mày râu giúp vợ chăm con sau sinh

(38)
Phụ nữ phải trải qua những phút giây khó khăn, vô cùng đau đớn khi đứa con chào đời. Do đó, bạn hãy giúp vợ chăm con sau sinh để cô ấy nhanh phục hồi. ... [xem thêm]

Chữa lẹo mắt: Bạn đã áp dụng đúng phương pháp chưa?

(83)
Tương tự như mụn, lẹo xuất hiện khi tuyến bã nhờn ở mí mắt bị tắc nghẽn và kích ứng. Nếu không chữa lẹo mắt kịp thời và đúng cách, lẹo sẽ có ... [xem thêm]

10 cách quên đi quá khứ để bạn sống hạnh phúc hơn

(78)
Quên đi quá khứ chưa bao giờ là điều dễ dàng với bất kỳ ai. Nếu bạn đã tìm mọi cách nhưng vẫn chưa thể quên đi nỗi đau và tiến về phía trước, hãy ... [xem thêm]

3 lợi ích bất ngờ của việc cho trẻ tiền tiêu vặt

(26)
Biết cách tiêu tiền, biết quý trọng giá trị đồng tiền, biết quản lý tiền bạc là những bài học vô cùng quan trọng mà bạn nên dạy trẻ ngay từ khi còn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN