Thời điểm nào con yêu có thể ăn thịt?

(4.15) - 44 đánh giá

Thịt là nguồn chất đạm rất quan trọng không chỉ cho người lớn mà còn cho trẻ nhỏ. Vậy khi nào bạn nên cho con ăn thịt?

Những nghiên cứu khoa học về việc cho con ăn thịt

Từ 4–6 tháng tuổi, bé cưng có thể ăn thịt khi bắt đầu chế độ ăn dặm. Theo truyền thống xưa nay, nhiều bố mẹ cho bé bắt đầu ăn dặm bằng ngũ cốc hoặc hoa quả và rau củ thuần túy, nhưng theo các chuyên gia, hãy cho thịt vào chế độ ăn dặm của con. Thịt gia cầm hay thịt bò đều được.

Nếu con bú mẹ hoàn toàn và bây giờ bạn muốn thử cho bé ăn thịt, bạn hãy xay nát chúng. Thịt có chứa chất sắt và kẽm rất cần thiết cho các bé từ 4 đến 6 tháng tuổi.

Nên cho con ăn thịt như thế nào?

Mỗi bé đều có biểu đồ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, các dấu hiệu chung cho thấy con có thể đã sẵn sàng cho thức ăn rắn là khi bé tăng gấp đôi cân nặng khi sinh và nặng ít nhất 5,9 kg, cũng như giữ đầu ổn định khi ngồi trên ghế cao. Ngoài ra, bé có thể ăn một thìa thức ăn mà không đẩy ra khỏi miệng.

Những dấu hiệu này xuất hiện sớm nhất khi con được 4 tháng. Tuy nhiên, nếu đang cho con bú, tốt nhất mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Nếu thêm thịt vào chế độ vốn dĩ chỉ có trái cây và rau quả hoặc bột của bé trước giờ, bố mẹ có thể thấy rằng con cần nhiều thời gian hơn để quen với việc ăn thịt. Nếu đúng như vậy, hãy thử trộn những thức ăn cũ mà bé ưa thích chung với thịt để giúp trẻ thích nghi với hương vị mới.

Để ngăn ngừa nghẹn khi ăn, đừng cho con ăn thịt cho đến khi bé ăn các loại thực phẩm mềm khác khác thành công và khi trẻ đã có răng. Việc tập cho các con ăn thịt nên bắt đầu với 1-2 thìa đã được xay nhuyễn. Nếu lúc đầu bé từ chối dùng thịt, hãy đợi một vài tuần rồi sau đó thử lại một lần nữa nhé!

Việc bổ sung thịt vào chế độ ăn uống của con là hết sức cần thiết vì đó là thực phẩm cung cấp dưỡng chất giúp cho bé phát triển tốt hơn. Thế nên nếu con đã có các dấu hiệu tiếp nhận các loại thức ăn rắn, bố mẹ cũng nên cân nhắc đến việc cho bé ăn thịt nhé! Thịt không phải là một loại thực phẩm khó tiêu hóa nếu có cách chế biến thích hợp.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lập ra chế độ ăn uống của con.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chữa triệu chứng mãn kinh nhờ liệu pháp hormone thay thế

(57)
Rất nhiều người tin rằng liệu pháp hormone trong điều trị mãn kinh là giải pháp cho những tình trạng mà người phụ nữ phải đối mặt khi về già. Thật ... [xem thêm]

8 dấu hiệu của một mối quan hệ lành mạnh

(31)
Bạn cùng người ấy đang có thời gian tìm hiểu về nhau. Thế nhưng, liệu hai bạn có phải là một cặp đôi có mối quan hệ lành mạnh, xây dựng và giúp đỡ ... [xem thêm]

Tìm hiểu về xét nghiệm Non-stress test

(97)
Xét nghiệm Non-stress test là một dạng kiểm tra sức khỏe của thai nhi nhằm mục đích phát hiện các nguy cơ, từ đó đưa ra phương án ngăn chặn kịp thời. Trong ... [xem thêm]

Mách bạn 9 phương pháp hữu hiệu giúp se khít lỗ chân lông tự nhiên

(83)
Vì sao lỗ chân lông lại nở to, làm bạn kém tự tin? Có cách nào se khít lỗ chân lông tự nhiên vừa an toàn, vừa tốn chi phí thấp? Ngừa lỗ chân lông to quay ... [xem thêm]

Thiếu máu khi chạy thận nhân tạo ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

(97)
Bệnh nhân thiếu máu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất sắt, để cơ thể sản sinh ra đủ tế bào hồng cầu cho máu. Hãy cùng Chúng tôi tham ... [xem thêm]

9 nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho trẻ không phải lúc nào cũng đúng

(89)
Có một số nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho trẻ dù nghe có vẻ rất quen thuộc nhưng thực tế, bạn hoàn toàn có thể làm “ngược lại” mà không gây ra bất ... [xem thêm]

Phụ nữ mang thai thèm ăn đá lạnh liệu có nguy hiểm?

(26)
Trong thời gian mang thai, cảm giác thèm đá lạnh là một điều thường gặp. Mặc dù ăn đá lạnh có thể giúp giữ ẩm cho cơ thể nhưng bạn không nên quá lạm ... [xem thêm]

Lợi ích của việc ghi chép nhật ký ăn uống và hoạt động

(29)
Nhận thức là yếu tố quan trọng giúp tạo ra những thay đổi lâu dài để sống khỏe mạnh hơn. Việc ghi chép lại những hoạt động cũng như việc ăn uống là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN