Bạn có biết những lợi ích, rủi ro từ việc cho trẻ ăn sữa chua?

(4.26) - 83 đánh giá

Nhiều gia đình ở Việt Nam có thói quen cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày. Hiện nay, sữa chua được bán ở khắp mọi nơi với những mùi vị khác nhau. Việc ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, trẻ ăn sữa chua thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Việc cho trẻ ăn sữa chua ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của con? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sữa chua có tốt cho trẻ em không?

Sữa chua là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, được nhiều nhà dinh dưỡng khuyên dùng, đặc biệt là đối với trẻ em. Phần lớn trẻ đều có xu hướng không thích các loại thức ăn “có lợi cho sức khỏe” như rau và trái cây. Tuy nhiên, sữa chua có thể là một ngoại lệ. Trẻ em không những thích sữa chua mà còn thích cả những hương vị khác nhau của chúng nữa.

Lợi ích của việc cho trẻ ăn sữa chua

Mọi người đều biết sữa chua rất có lợi cho sức khỏe và còn được xem như một trong những cách tăng sức đề kháng cho bé tuy nhiên không phải ai cũng biết hết những lợi ích mà sữa chua mang lại, đặc biệt là đối với trẻ em. Dưới đây là một số lợi ích của việc cho trẻ ăn sữa chua:

1. Cung cấp nguồn canxi dồi dào cho sự phát triển của trẻ

Sữa tươi luôn được xem là loại thực phẩm thiết yếu hàng đầu đối với trẻ em vì rất giàu canxi. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng thích và cũng hấp thu được sữa tươi. Trong khi đó, sữa chua có hàm lượng canxi cao, thậm chí hơn cả sữa tươi. Chỉ một cốc sữa chua cũng có thể cung cấp 450mg canxi cho trẻ. Lượng canxi này tác động trực tiếp đến sự phát triển của xương và làm xương khỏe hơn. Ngoài canxi, trong sữa chua còn chứa rất nhiều các khoáng chất khác như kali, phốt pho và rất giàu vitamin D.

2. Có thể chế biến nhiều món ăn phong phú từ sữa chua

Nếu bé nhà bạn không thích ăn sữa chua truyền thống, đừng quá lo lắng. Các mẹ có thể biến tấu và phối hợp sữa chua với các loại thực phẩm khác để tạo ra các món ăn lạ miệng cho bé, ví dụ như nước sốt salad, sữa chua dầm hoa quả hoặc ăn lạnh như kem. Bằng những cách biến tấu khác nhau, bạn có thể thay đổi hương vị của sữa chua truyền thống và làm cho trẻ thích thú hơn.

3. Là “nhà” của các lợi khuẩn

Sữa chua được tạo ra bằng cách lên men sữa tươi nhờ hoạt động của các vi khuẩn. Các vi khuẩn này tăng sinh số lượng và giúp hình thành nên sữa chua. Đa số các loại vi khuẩn trong sữa chua đều là lợi khuẩn, vì vậy, có thể nói, sữa chua chính là nguồn cung cấp dồi dào các lợi khuẩn. Nếu ăn sữa chua thường xuyên, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ được bổ sung các lợi khuẩn, điều này giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và khỏe mạnh hơn.

4. Giàu protein

Đối với những người ăn chay trường, việc làm thế nào đảm bảo đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể luôn là một điều đáng quan tâm. May mắn là sữa chua có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này. Lượng protein có trong một hũ sữa chua ngang ngửa với một quả trứng, có thể giúp bạn đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể. Sữa chua là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, giúp con bạn đủ sức để hoạt động cả ngày dài.

5. Giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả

Thói quen ăn uống kém khoa học và việc ăn quá nhiều đồ ăn vặt là hai trong nhiều lý do dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ em ngày nay. Nếu bạn đang lo lắng về sức khỏe của con, hãy bắt đầu thay đổi thói quen cũng như chế độ ăn uống của trẻ ngay bây giờ. Ăn sữa chua giúp trẻ cảm thấy no sớm hơn bình thường. Đây là một cách tốt để giúp trẻ ăn ít hơn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp được đầy đủ năng lượng cần thiết trong ngày.

Cho trẻ ăn sữa chua có rủi ro nào hay không?

Có thể nói, sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cũng có nhiều rủi ro và bất lợi có thể gặp phải khi cho trẻ ăn sữa chua, gây ra do quá trình chế biến cũng như do sự dị ứng của cơ thể trẻ đối với loại thực phẩm này.

  • Sữa chua bán sẵn không phải lúc nào cũng chứa ít chất béo hoặc calo. Loại sữa chua “nhà làm” chứa một lượng lớn cả hai loại chất này. Ăn nhiều sữa chua đôi khi có thể dẫn đến tăng cân, thay vì giảm cân. Kết quả sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì ở trẻ và có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe khi trưởng thành. Nếu con bạn đang gặp các vấn đề kể trên, bạn nên cho trẻ sử dụng các loại sữa chua không đường, chúng vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, vừa hạn chế lượng chất béo và calo dư thừa mà trẻ có thể hấp thụ.
  • Một số trẻ em mắc phải hội chứng không dung nạp lactose. Những trẻ mắc hội chứng này thường thiếu hoặc không có khả năng tiêu hóa các loại chế phẩm từ sữa, từ đó gây hạn chế rất nhiều trong chế độ ăn uống của trẻ, đặc biệt là khi chúng còn nhỏ. Nếu con bạn mắc phải hội chứng này, bạn nên cân nhắc đến việc cho trẻ ăn sữa chua vì loại thực phẩm này có thể gây nên một số vấn đề cho trẻ như đau bụng, chướng bụng hoặc tiêu chảy. Sữa chua làm từ sữa dê hoặc sữa đậu nành có thể là những lựa chọn thay thế có ích cho trẻ.
  • Các loại sữa chua được bán trên thị trường luôn chứa một lượng đường nhất định. Việc ăn quá nhiều sữa chua có thể tăng lượng đường mà cơ thể hấp thụ nhưng chúng ta lại không nhận ra, từ đó có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe ở trẻ. Nếu con bạn thích ăn sữa chua, hãy chọn cho bé loại sữa chua không có hoặc chứa ít đường để bé có thể thoải mái ăn uống mà bạn không cần lo lắng quá nhiều.
  • Nhiều loại sữa chua bán trên thị trường có chứa hormone tăng trưởng. Đây thường là những hormone được con người tiêm vào gia súc nhằm thúc đẩy chúng phát triển nhanh và tạo ra nhiều sữa hơn. Hầu hết các thương hiệu sữa chua đều cam kết không chứa các hormone tăng trưởng này trong sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, ăn sữa chua có thể dẫn đến một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, chẳng hạn như bắt đầu dậy thì sớm, tăng nguy cơ ung thư và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
  • Cần lưu ý là bạn chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua khi con được từ 7, 8 tháng tuổi trở lên. Ở những giai đoạn sớm hơn, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển ổn định, ăn thực phẩm chua có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan này.

Công thức chế biến món ngon với sữa chua cho trẻ

Nếu con bạn là “fan trung thành” của sữa chua, bạn nên trang bị cho mình một số công thức chế biến sữa chua để tạo ra các loại đồ ăn hoặc thức uống vừa lạ vừa quen cho bé.

1. Sinh tố sữa chua hoa quả

Đây là món đồ uống đơn giản mà bạn có thể chuẩn bị ngay tại nhà. Việc kết hợp sữa chua và hoa quả vừa giúp bổ sung năng lượng, chất xơ cũng như vitamin cần thiết cho bé. Bạn có thể chuẩn bị loại thức uống này để trẻ ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính.

Nguyên liệu cần thiết:

  • Sữa chua
  • Dâu tây ướp lạnh
  • Nước cam ép
  • Chuối

Các bước thực hiện:

  • Cho tất cả hoa quả và nước ép cam vào máy xay. Xay cho đến khi thu được hỗn hợp mịn.
  • Thêm sữa chua và tiếp tục xay đều cho đến khi mịn hoàn toàn.
  • Đổ hỗn hợp ra ly, trang trí bằng một vài lát chuối cắt khoanh tròn và cho bé thưởng thức.

2. Kem sữa chua kèm dâu tây

Trẻ thường thích ăn kem sữa chua (frozen yogurt) và luôn đòi phải có ngay lập tức. Không cần lo lắng, bạn có thể làm kem sữa chua ngay tại nhà mà không cần tốn quá nhiều thời gian. Hãy “dự trữ” trong nhà một hộp kem sữa chua tự làm và đáp ứng ngay nhu cầu ăn uống của trẻ.

Nguyên liệu cần thiết:

  • Sữa chua
  • Các loại hoa quả
  • Mật ong
  • Nước chanh ép
  • Vanilla

Các bước thực hiện:

  • Trộn lẫn tất cả nguyên liệu trừ dâu tây vào một cái tô
  • Cho thêm chút đường vào trộn đều nếu con của bạn thích ăn đồ ngọt
  • Trang trí hoa quả phía trên kem sữa chua. Nếu còn bạn còn nhỏ, bạn nên cắt hoa quả ra thành những lát mỏng để tránh trẻ bị nghẹn khi ăn.
  • Đặt thành phẩm vào ngăn lạnh trong vài giờ, sau đó có thể cho bé thưởng thức.

3. Pancake sữa chua

Nếu bạn đang đau đầu vì không biết nên chuẩn bị bữa ăn sáng thế nào để vừa ngon miệng, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, hãy thử ngay công thức làm pancake sữa chua dưới đây.

Nguyên liệu cần thiết:

  • Việt quất
  • Bột mì
  • Bột nở
  • Bột quế
  • Vanilla
  • Trứng đã đánh đều
  • Sữa chua
  • Sữa tươi
  • Một ít muối

Cách làm

  • Cho bột mì, bột nở, muối và bột quế vào một tô lớn, trộn đều.
  • Trộn vanilla, trứng và sữa chua trong một tô khác.
  • Cho từ từ tô sữa chua vào tô bột, trộn đến khi đều hẳn.
  • Để chảo lên bếp cho nóng, phết bơ lên mặt chảo, cho một ít bột pancake vào chảo. Chỉnh lửa vừa, chờ đến khi mặt bánh nổi bong bóng thì lật bánh lại, để yên thêm khoảng 3 – 4 phút.
  • Cho bánh ra đĩa, cho thêm sữa chua và mật ong lên mặt bánh.

Sữa chua vẫn luôn là một món ăn tốt cho sức khỏe với nhiều lợi ích đa dạng, đặc biệt là đối với trẻ em. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn trọng khi cho trẻ ăn sữa chua vì ăn quá nhiều loại thực phẩm này cũng có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến trẻ. Nếu trẻ không chịu ăn sữa chua, bạn có thể áp dụng một số các công thức mà Chúng tôi đã gợi ý để chế biến cho con những món ngon khác nhau từ sữa chua.

Phương Quỳnh/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 cách giúp bạn tăng cường sức khỏe đường ruột cho con

(67)
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường ruột như rối loạn tiêu hóa, chậm tăng cân… Để giải quyết, bạn hãy tăng cường sức khỏe đường ruột cho con. ... [xem thêm]

Áp dụng ngay 10 mẹo phục hồi da bị cháy nắng!

(44)
Chúng ta thường nói nhiều về cách chống nắng hiệu quả nhưng sau một thời gian hoạt động lâu dưới ánh nắng bạn phát hiện da mình đã lỡ cháy nắng. Vậy ... [xem thêm]

Cách làm nước ép trái cây cho bữa sáng ngon miệng hơn

(66)
Nếu biết cách làm nước ép trái cây ngon, bữa ăn sáng của bạn không những trở nên hấp dẫn hơn mà còn rất bổ dưỡng nhờ các thành phần vitamin và khoáng ... [xem thêm]

Giảm quầng thâm mắt bằng 7 nguyên liệu có sẵn trong bếp

(41)
Bạn có biết những nguyên liệu có sẵn trong bếp nhà bạn đôi khi là cứu tinh cho đôi mắt thâm quầng sau một đêm thức khuya làm việc, học tập.Hãy cùng Chúng ... [xem thêm]

Mẹo rửa mặt đúng cách cho làn da trắng sạch mịn màng

(97)
Chúng ta thường phải rửa mặt mỗi ngày để tẩy trang và loại bỏ bụi bẩn bám trên da. Rửa mặt đúng cách giúp lấy đi những bụi bẩn, làm sạch lỗ chân ... [xem thêm]

Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu?

(35)
Thời gian ủ bệnh lậu được tính từ lúc bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn lậu cho đến khi các triệu chứng phát triển. Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn những ... [xem thêm]

4 bài tập giúp bạn sở hữu chỉ số EQ cao

(57)
Có thể bạn đã từng nghe về chỉ số thông minh cảm xúc EQ, giúp chúng ta làm chủ và xử lí linh hoạt những tình huống trong cuộc sống. Khác với chỉ số IQ ... [xem thêm]

Chứng ngủ lịm

(66)
Tìm hiểu chungChứng ngủ lịm là gì?Chứng ngủ lịm có thể khiến bạn buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải. Tình trạng uể oải có thể liên quan đến tâm thần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN