Nhiễm giun ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Giun ký sinh sẽ hút những chất dinh dưỡng trong cơ thể con người và gây ra rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng không ít tới đời sống sinh hoạt của con người.
Giun không chỉ xâm nhập vào cơ thể của trẻ em mà còn cả người lớn. Việc ăn uống và vệ sinh không sạch sẽ là một tác nhân lớn gây ra bệnh này. Hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách chữa khi bị nhiễm giun là điều vô cùng cần thiết đấy. Bạn hãy cùng Hello Bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng nhiễm giun cho cả người lớn và trẻ bạn nhé!
Nguyên nhân bạn bị nhiễm giun
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm giun, đa số từ việc sinh hoạt và ăn uống không sạch sẽ. Dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu khiến chúng ta bị nhiễm giun:
- Đi bộ chân đất trong vườn, sân chơi hoặc bất cứ vùng đất bị nhiễm bệnh nào, ví dụ như ấu trùng giun móc chui qua da khi bạn đi chân trần;
- Ăn trứng giun thông qua ăn trái cây, rau, ngũ cốc, cá và thịt có chứa giun tròn hoặc trùng roi;
- Rửa trái cây và rau cải với nước bị ô nhiễm;
- Truyền giun ký sinh từ vật nuôi đến chủ nhân;
- Tiếp xúc với đất đã bị ô nhiễm phân người từ người bị bệnh;
- Không rửa tay bằng xà bông và nước sau khi đi vệ sinh. Việc đi vệ sinh ngoài trời cũng làm tăng nguy cơ nhiễm giun.
Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm giun
Dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm giun có thể khác nhau giữa trẻ em và người lớn, riêng ở trẻ em có nhiều triệu chứng xuất hiện ở vùng bụng vì ruột của bé nhỏ hơn nên nguy cơ tắc nghẽn cao hơn. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc tẩy giun khi bạn hoặc bé có các triệu chứng sau:
- Trong phân có giun;
- Đau bụng;
- Ăn mất ngon;
- Sốt;
- Khò khè hoặc ho;
- Ngứa ngáy;
- Giật mình khi ngủ;
- Cơ thể khó chịu và yếu.
Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như:
- Bụng trướng (sưng tấy);
- Đau bụng nghiêm trọng;
- Tiêu chảy;
- Khó thở;
- Giảm cân (trường hợp nhiễm sán dây);
- Thiếu máu (trường hợp nhiễm giun móc);
- Mệt mỏi.
Tẩy giun ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Nhiễm giun có thể gây ra đau dạ dày và nôn. Giun càng phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ, gây nên tình trạng suy dinh dưỡng. Các bác sĩ khuyên bạn nên tẩy giun cho bé mỗi 6 tháng một lần. Thuốc tẩy giun sẽ giết chết giun trưởng thành chứ không phải trứng giun. Vì vậy, tẩy giun 6 tháng 1 lần là vô cùng quan trọng.
Pyrantel Pamoate là một loại thuốc khác được kê cho bé mắc các loại giun như giun tròn. Liều dùng tùy theo trọng lượng của bé (10 mg/kg). Thuốc thường được kê đơn với một liều duy nhất. Tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm nôn, chóng mặt hoặc nhức đầu. Thuốc không có tác dụng hiệu quả đối với sán dây.
Praziquantel và Niclosamide là hai loại thuốc được quy định để tẩy sán dây. Liều lượng của thuốc tùy thuộc trọng lượng hoặc tuổi của bé, ví dụ liều 500 mg Niclosamide dành cho trẻ dưới 2 tuổi, 1.000 mg cho trẻ từ 2 đến 6 tuổi và 2.000 mg cho trẻ em trên 6 tuổi.
Tẩy giun ở người lớn
Quá trình tẩy giun ở người lớn cũng giống như ở trẻ em, chỉ khác nhau ở liều lượng. Ví dụ loại thuốc thông dụng nhất mà bác sĩ sẽ kê cho người lớn là viên nén 400 mg Albendazole. Bạn sẽ uống thuốc trong 2 tuần, mỗi viên 1 tuần.
Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tẩy giun nếu bạn:
- Có vấn đề về gan;
- Mang thai hoặc cho con bú;
- Đang dùng các loại thuốc theo toa hoặc không theo toa, bao gồm các thuốc bổ sung.
Các biện pháp thay thế khắc phục tình trạng nhiễm giun
- Teucrium: giải pháp cho giun tròn, điều trị cơn ngứa;
- Ignatia: dùng khi trẻ có cảm giác ọp ẹp gần hậu môn;
- Sabadilla: được kê toa cho những người có triệu chứng nôn mửa, buồn nôn và đau bụng;
- Indigo: được dùng để điều trị giun kim và giun tròn, triệu chứng bao gồm đau dữ dội xung quanh vùng rốn;
- Cuprum oxydatum nigrum: có thể xử lý tất cả các loại giun, bao gồm cả sán dây.
Nhiễm giun thật nguy hiểm phải không? Nếu đang có những dấu hiệu trên, bạn nên đến khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và khắc phục tình trạng bệnh, bạn nhé.