Thực hư việc uống thuốc tránh thai gây tăng cân

(4.49) - 23 đánh giá

Một vài phụ nữ cảm thấy mình tăng cân sau khi bắt đầu uống thuốc tránh thai. Vậy uống thuốc tránh thai có tăng cân không? Lý giải hiện tượng này như thế nào?

Nếu bạn là một trong số ít những người gặp phải trường hợp trên, hãy đến gặp bác sĩ được chuyển sang một loại thuốc tránh thai khác.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn biết rõ tại sao uống thuốc tránh thai lại bị tăng cân, mời bạn tiếp tục tìm hiểu trong bài viết sau.

Uống thuốc tránh thai có gây tăng cân không?

Thành phần estrogen trong thuốc tránh thai có tác dụng giữ muối và nước trong cơ thể. Điều này khiến nhiều phụ nữ cảm thấy mình tăng cân và có cảm giác sưng phù ở tay, chân, mí mắt sau khi uống thuốc. Ngoài ra, thành phần progestin (là một dạng tổng hợp của progesterone) có tác dụng kích thích sự thèm ăn, gây tăng trọng lượng cơ thể.

Để khắc phục nhược điểm này cũng như các tác dụng phụ khác do estrogen và progestin, viên thuốc ngừa thai hiện nay có hàm lượng nội tiết rất thấp, chỉ đủ để có tác dụng ngừa thai. Tuy vậy, một số phụ nữ nhạy cảm với estrogen vẫn bị tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai.

Có thể tăng bao nhiêu cân sau khi uống thuốc tránh thai?

Thuốc tránh thai với nồng độ estrogen cao gây tăng cân nhiều hơn so với tiêm ngừa thai. Các nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ sử dụng thuốc liều cao có xu hướng tăng 2,4 kg trong một năm, so với những phụ nữ tiêm ngừa thai chỉ tăng 2,2 kg trong một năm.

Thuốc tránh thai có gây hiện tượng giữ nước?

Thuốc tránh thai chứa liều cao estrogen có thể gây ra hiện tượng giữ nước trong cơ thể. Estrogen sẽ kích thích các hợp chất trong thận như renin-angiotensin, chịu trách nhiệm giữ nước, từ đó natri (muối) cũng được lưu lại và cuối cùng gây tăng cân.

Các nghiên cứu về liều lượng estrogen trong thuốc tránh thai cho thấy rằng thuốc có ít hơn 20 microgram estrogen sẽ gây giảm cân; 30 microgram estrogen không gây giảm cân, trong khi 50 microgram sẽ gây giữ nước và tăng cân trong cơ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng cân là một tác dụng phụ nhỏ trong thuốc tránh thai. Thay vào đó, cơ thể có thể giữ lại nhiều chất lỏng hơn, làm cho bạn cảm thấy nặng nề hơn lúc trước, đặc biệt là ở ngực, hông và đùi. Các estrogen trong thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến các tế bào chất béo (mỡ), làm cho chúng lớn hơn nhưng không nhiều hơn.

Trong trường hợp hiếm gặp, phụ nữ có thể tăng thêm cơ bắp và cân nặng khi dùng thuốc. Điều này là do ảnh hưởng của hormone nam trong một vài loại thuốc tránh thai lên cơ thể người phụ nữ. Dùng thuốc với liều lượng estrogen thấp có thể làm giảm bớt tác dụng phụ, nhưng bạn cũng có thể gặp nguy cơ đốm da mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt.

Cách tránh tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai

Về cân nặng, bạn nên kiểm chứng lại việc tăng cân có đúng là do thuốc tránh thai hay do chế độ sinh hoạt hoặc ăn uống tác động. Bạn nên tiếp tục dùng thuốc và theo dõi thêm. Nếu bạn nằm trong trường hợp chỉ tăng cân trong 1 – 2 tháng đầu dùng thuốc rồi đứng cân thì không đáng ngại.

Tuy nhiên, nếu cân nặng vẫn gia tăng trong quá trình dùng thuốc thì bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể hoặc chuyển sang dùng biện pháp tránh thai khác.

Bạn cũng không nên tự ý dùng thêm loại thuốc để giảm cân cấp tốc khi chưa xác định được nguyên nhân chính xác và chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, bạn nên theo dõi thêm các phản ứng phụ khác của thuốc tránh thai để kịp thời khắc phục.

Bạn nên tập thể dục nhiều để đốt cháy calo, kiểm soát sự thèm ăn và giảm trọng lượng nước. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Tăng lượng nước uống có thể giúp bạn ngăn chặn giữ nước gây ra bởi những thay đổi nội tiết tố. Bạn cũng nên giảm lượng natri nạp vào cơ thể khoảng 1500 mg hoặc ít hơn mỗi ngày để giúp giảm và ngăn ngừa tăng cân do giữ nước.

Bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ về các phương pháp tránh thai khác nếu bạn gặp khó khăn khi kiểm soát tăng cân ngay cả với một chế độ ăn uống lành mạnh và kế hoạch tập thể dục.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liệu pháp hỗ trợ hồi phục sau nhồi máu cơ tim

(89)
Đa số mọi người khi được hỏi về dấu hiệu nhồi máu cơ tim sẽ nghĩ ngay đến triệu chứng đau thắt ngực. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, các bác sĩ đã ... [xem thêm]

Đàn ông khóc cũng không sao mà!

(53)
Khi đàn ông khóc, đây có thể là biểu hiện của nỗi đau quá lớn hoặc niềm vui quá bất ngờ. Vậy thì nước mắt đàn ông có ảnh hưởng đến nam tính?Nước ... [xem thêm]

Hướng dẫn hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực

(92)
Hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực là hai phương pháp sơ cứu rất hiệu quả trong trường hợp người bệnh bị ngưng tim hoặc ngạt thở. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Thần giao cách cảm là gì? 4 điều bí ẩn bạn chưa biết

(83)
Có bao giờ bạn gặp hai người hiểu nhau tới độ không cần mở lời cũng hiểu đối phương muốn nói gì? Nếu biết hiện tượng thần giao cách cảm là gì, ... [xem thêm]

6 dấu hiệu cô ấy thích bạn! Tìm hiểu ngay để cưa đổ nàng

(47)
Bạn muốn tiến tới với nàng nhưng lại ngại ngùng không dám thổ lộ vì sợ mất đi tình bạn đẹp? Hãy xem xét các dấu hiệu cô ấy thích bạn để biết mình ... [xem thêm]

Kính mát nam: Làm thế nào để trở nên lịch lãm hơn?

(90)
Việc lựa chọn một chiếc kính mát nam phù hợp với khuôn mặt không chỉ đem lại ấn tượng ban đầu tốt cho các quý ông mà còn tôn lên khí chất vốn ... [xem thêm]

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không là do chính bạn

(99)
Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không là trăn trở của nhiều người với nỗi lo sợ rằng chứng bệnh này sẽ lấy đi sinh mạng của mình…Viêm phổi là bệnh ... [xem thêm]

Cholesterol cao khi mang thai liệu có nguy hiểm?

(70)
Việc có thai sẽ khiến các mẹ phải luôn cân nhắc các lựa chọn của mình xem đó có thực sự tốt cho cả bạn và đứa con đang lớn lên từng ngày trong bụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN