Mẹ bầu có nên ăn bưởi hay không?

(4.21) - 56 đánh giá

Bưởi là loại trái cây ngon, bổ dưỡng, nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề khi ăn bưởi trong những tháng thai kỳ.

Nếu bạn đang thèm thưởng thức vài múi bưởi khi buồn miệng nhưng không chắc chắn về sự an toàn của loại quả này, hãy đọc bài viết của chúng tôi bên dưới để hiểu rõ hơn nhé.

Đôi nét về quả bưởi

Bưởi là loại trái cây có múi. Đây cũng là trái cây bản địa của các nước Đông Nam Á, nhưng hiện giờ bưởi đã có mặt ở hầu hết các nơi trên thế giới. Bưởi có kích thước lớn hơn bưởi chùm, có ruột trắng, vàng hoặc hồng hay đỏ. Vỏ quả bưởi thường có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, và có vị ngọt hay vị chua tùy loại. Những loại bưởi ruột trắng thường có mùi vị nhẹ nhàng hơn loại bưởi ruột hồng.

Đây là một trong những loại trái cây có múi ít được biết đến. Về dinh dưỡng, bưởi bao hàm hết các chất có trong anh em họ loại trái cây có múi như cam, bưởi chùm và quýt.

Lợi ích khi ăn bưởi trong quá trình mang thai

Tất cả trái cây có múi chứa các chất dinh dưỡng như nhau đều có sự khác biệt về % DV (giá trị hàng ngày). Vì vậy, bạn có thể có được nguồn dưỡng chất tương tự nếu bạn ăn một quả cam, bưởi chùm hoặc bưởi. Một ví dụ về sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng của chúng là các hợp chất chống oxy hóa được tìm thấy trong các loại trái cây có múi khác nhau. Dưới đây là một số lợi ích về sức khỏe của quả bưởi trong thời kỳ mang thai:

  • Tất cả các loại quả có múi như bưởi là nguồn axit folic tốt. Việc thiếu axit folic trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi;
  • Bưởi có nguồn vitamin C dồi dào. Phụ nữ mang thai cần ít nhất 85 mg chất dinh dưỡng này mỗi ngày. Các mẹ bầu thưởng thức một múi bưởi tươi hoặc nước ép bưởi là một cách tuyệt vời để đáp ứng nhu cầu vitamin C trong thời kỳ mang thai hoặc tìm thêm nhiều công thức đa dạng để thưởng thức loại trái cây này trong thai kỳ. Ngoài ra, vitamin C cũng bảo vệ chúng ta khỏi nhiễm lạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch. Hơn thế, vitamin C có trong bưởi là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào cho các mẹ;
  • Bưởi cũng là một nguồn chất chống oxy hóa khác như lycopene có trong các loại bưởi giống hồng hay đỏ;
  • Bưởi cung cấp nguồn chất xơ cho cơ thể. Thường xuyên tiêu thụ bưởi và trái cây có múi giúp cơ thể bạn hấp thụ được một lượng chất xơ đáng kể, do đó làm giảm bớt các vấn đề trong khi mang thai như táo bón chẳng hạn;
  • Bưởi bổ sung nguồn kali và canxi tốt. Kali giữ cho cơ và dây thần kinh khỏe mạnh. Nó cũng giúp duy trì huyết áp bình thường cho mẹ bầu. Bạn cũng có thể ăn bưởi để đáp ứng đủ nhu cầu canxi mà cơ thể đang cần trong thời gian mang thai.

Có an toàn khi ăn bưởi trong thời kỳ mang thai?

Ăn bưởi và những loại trái cây có múi khác trong thời kỳ mang thai được coi là an toàn. Tuy nhiên, có một số vấn đề bạn nên chú ý khi ăn các loại trái cây này, tốt hơn hết nên thảo luận với bác sĩ để biết rõ hơn.

  • Nếu cơ thể hấp thụ vitamin C ở liều lượng cao hơn liều lượng khuyến cáo có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định như tiêu chảy và sỏi thận. Trong thời kỳ mang thai, bạn sẽ nhận thấy các phản ứng phụ như buồn nôn, chuột rút và ợ nóng sau khi ăn những thực phẩm giàu vitamin C như bưởi. Hãy chia sẻ mối quan tâm này với bác sĩ nhé. Việc tiêu thụ nhiều vitamin C cũng có thể gây hại cho bào thai, vì cơ thể bạn không thể chứa được lượng vitamin C dư thừa. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có bất kỳ phản ứng bất thường nào trong thời kỳ mang thai như đã đề cập ở trên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này ngay;
  • Một số thành phần hoạt tính có trong bưởi và các loại trái cây có múi khác như bưởi chùm có thể tương tác với thuốc điều trị bệnh ung thư và tim. Một ví dụ điển hình là chất furanocoumarins đã được tìm thấy trong bưởi. Hãy chia sẻ với bác sĩ về việc tiêu thụ trái cây có múi trong thời kỳ mang thai nếu bạn đang điều trị và uống những loại thuốc như đã nói ở trên.

Vì vậy, nếu bác sĩ cho phép bạn ăn bưởi trong chế độ ăn uống, bạn cũng nên cân nhắc ăn với lượng vừa phải. Có một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý cũng giúp con yêu của bạn khỏe mạnh đấy!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nôn ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm

(35)
Nôn ra máu thuộc tình trạng bệnh lý không thường gặp nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ sức khỏe, thậm chí là những nguyên nhân gây tử vong cao. Vậy nôn ra ... [xem thêm]

[Trắc nghiệm] Bạn có biết lợi ích của sản phẩm gốc thực vật?

(89)
Với những thành phần lành tính từ thiên nhiên, lợi ích của sản phẩm gốc thực vật không chỉ an toàn cho trẻ nhỏ mà còn mang đến nhiều lợi ích tốt cho ... [xem thêm]

Xét nghiệm HIV

(31)
Tìm hiểu về xét nghiệm HIVXét nghiệm HIV là gì?Xét nghiệm HIV bao gồm một số xét nghiệm về máu hoặc dịch trong cơ thể để xác định xem bạn có bị nhiễm ... [xem thêm]

Sự khác nhau giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

(77)
Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có đặc trưng là mức đường huyết cao hơn bình thường, tuy nhiên nguyên nhân và sự phát triển bệnh lại biểu hiện ... [xem thêm]

23 tuần

(26)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 23, bé sẽ có thể:Ngồi không cần sự trợ giúp của bạn;Phát hiện những vật thể rất nhỏ và ... [xem thêm]

5 điều bạn nên biết về bệnh thiếu máu nhược sắc

(74)
Bạn có thể bị thiếu máu nhược sắc nếu có những dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, suy nhược, da xanh xao, tóc gãy rụng nhiều… Đây có thể là nguyên nhân ... [xem thêm]

Cho trẻ chơi đất sét có những lợi ích không ngờ

(87)
Đất sét là một món đồ chơi thú vị đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nắn, lăn và tạo hình với đất sét đều là những hoạt động ... [xem thêm]

Độc tố từ môi trường và những điều bạn chưa biết

(89)
Những độc tố đến từ môi trường có thể hiện diện ở khắp nơi, với số lượng nhiều đến mức việc tránh tiếp xúc với chúng là điều hoàn toàn bất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN