Nhận diện dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ

(3.93) - 94 đánh giá

Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể gây nên đái tháo đường thai kỳ. Ngoài đường huyết tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba ở người phụ nữ trước đó không có bệnh đái tháo đường, còn có một số dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ khác.

Đái tháo đường thai kỳ chỉ xuất hiện một thời gian ngắn và tự hết sau khi em bé chào đời. Nếu bệnh không được điều trị thích hợp sẽ gây nên những biến chứng bất lợi và nguy hiểm cho mẹ và bé ngay khi sinh lẫn cả khi trưởng thành. Một khi bị đái tháo đường thai kỳ, người mẹ và em bé có nguy cơ bị đái tháo đường típ 2 thực sự sau này. Khoảng một nửa các bà mẹ đái tháo đường thai kỳ bị đái tháo đường típ 2 sau 10 – 20 năm. Những em bé có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ thường sinh ra nặng ký hơn các bé bình thường nên tỷ lệ sang chấn khi sinh đường âm đạo hoặc sinh mổ cũng cao hơn. Các em bé này cũng dễ gặp phải các vấn đề khác như hạ đường huyết sau sinh, suy hô hấp, vàng da sơ sinh và béo phì. Có nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Lớn tuổi (hơn 35)
  • Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trước đó
  • Trong gia đình có người bị đái tháo đường típ 2
  • Chủng tộc gốc Latinh, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa hoặc gốc đảo Thái Bình Dương.

Những dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ đầu tiên thường dễ bị bỏ qua do trùng với các triệu chứng thường gặp khi mang thai. Do đó, chỉ có xét nghiệm tầm soát ở tuần thai 24 – 28 là cách sớm nhất chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, đừng ngần ngại đến bác sĩ khám sớm nhất có thể. Các dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ bao gồm:

  • Mệt lả
  • Đi tiểu nhiều
  • Khát nước nhiều
  • Nhìn mờ
  • Nhiễm nấm miệng kéo dài
  • Tăng huyết áp.

Khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, thay đổi chế độ ăn và tập vận động là hai phương pháp điều trị cơ bản. Do đó, bạn cần sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để thiết lập chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý cũng như cách tự theo dõi đường huyết tại nhà. Trong một số ít trường hợp đường huyết không kiểm soát được bằng chế độ ăn và vận động, bạn cần điều trị hỗ trợ thêm bằng insulin.

Đái tháo đường thai kỳ sẽ khỏi hẳn sau sinh, nhưng nguy cơ của đái tháo đường típ 2 thật sự sau này vẫn còn đó. Vì thế, bạn hãy chăm tập luyện thể thao và có chế độ ăn hợp lý để làm giảm nguy cơ này.

Đồng thời, để tự bảo vệ mình, bạn nên chú ý nếu có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên bạn hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn ngay nhé. Theo dõi và khám thai định kỳ là điều cần thiết giúp quá trình mang thai an toàn, khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh theo các hướng dẫn sức khỏe cũng giúp chẩn đoán sớm đái tháo đường típ 2 sau sinh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe mẹ bầu

(15)
Ít có loại cây nào mà tất cả các bộ phận đều mang lại một công dụng nhất định như cây dừa. Những trái dừa xanh tươi cho ta nước dừa mát ngọt bổ ... [xem thêm]

Cảnh báo nguy cơ về bệnh tim mạch ở phụ nữ

(90)
Làm thế nào để kiểm soát được cân nặng nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đã từng gặp những vấn đề liên quan chẳng hạn như đau ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết khi thay thuốc tránh thai

(19)
Sử dụng thuốc tránh thai là một phương thức ngừa thai phổ biến của nhiều phụ nữ trên thế giới. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định thay thuốc tránh thai và ... [xem thêm]

Viêm gan D là gì?

(32)
Viêm gan D là bệnh gan do virus viêm gan D gây ra. Viêm gan D thường xảy ra theo kiểu đồng nhiễm, có nghĩa là bạn thường sẽ nhiễm viêm gan siêu vi B cùng lúc với ... [xem thêm]

Bạo hành lời nói: Những tổn thương tâm hồn khó chữa lành

(57)
Bạo hành bằng lời nói có thể để lại những tổn thương tâm lý đau đớn chẳng kém bất kỳ hành vi bạo hành thể chất nào. Để bảo vệ bản thân, bạn ... [xem thêm]

3 nguyên nhân khiến dương vật có mùi khó chịu

(84)
Vùng háng là nơi xuất hiện nhiều mùi hôi khó chịu trên cơ thể vì khu vực này thường được “bảo vệ” dưới nhiều lớp quần áo ám mùi, khiến vùng này ... [xem thêm]

Tìm hiểu về hội chứng chân không yên ở bà bầu

(55)
Chứng ợ nóng và buồn nôn là một trong những tình trạng phổ biến của thai kỳ. Nhưng liệu bạn có biết hội chứng chân không yên cũng gây phiền hà cho các ... [xem thêm]

Hiện tượng trẻ sơ sinh méo đầu có bình thường không?

(90)
Hầu hết trẻ sơ sinh méo đầu đều do tư thế đầu khi nằm hoặc chịu tác động khi đi qua kênh sinh của người mẹ để chào đời. Điều này gây mất thẩm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN