Tìm hiểu về hội chứng chân không yên ở bà bầu

(3.97) - 55 đánh giá

Chứng ợ nóng và buồn nôn là một trong những tình trạng phổ biến của thai kỳ. Nhưng liệu bạn có biết hội chứng chân không yên cũng gây phiền hà cho các mẹ bầu không kém?

Theo các chuyên gia, ước tính có khoảng 26% phụ nữ mang thai gặp phải hội chứng chân không yên. Tình trạng này có thể gây ra những cảm giác không hề dễ chịu cho đôi chân và thôi thúc mong muốn được di chuyển liên tục bất kể thời gian nào. Hiện có khá nhiều biện pháp tự nhiên sẽ giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng của chân không yên trong thời gian bầu bí thay vì dùng đến thuốc.

Dấu hiệu hội chứng chân không yên ở bà bầu

Hội chứng chân không yên có thể tạo ra cảm giác kỳ lạ hoặc khó chịu. Một số phụ nữ mang thai miêu tả hội chứng này như sau:

  • Nhói
  • Ngứa
  • Râm ran
  • Đau đớn
  • Luôn muốn di chuyển.

Các triệu chứng xảy ra khi cơ thể không được hoạt động trong thời gian dài, chẳng hạn như ngồi quá lâu hoặc những lúc đang nghỉ ngơi. Điều này sẽ ngăn cản việc mẹ bầu có được giấc ngủ ngon và khiến bạn mệt mỏi, tăng thêm sự khó chịu vào tam cá nguyệt thứ 3.

Mời bạn tìm hiểu thêm bài viết Bí quyết đẩy lùi chứng mất ngủ khi mang thai mà không cần đến thuốc

Nguyên nhân hội chứng chân không yên ở bà bầu

Vẫn chưa tìm ra lý do chính xác cho hội chứng chân không yên ở bà bầu. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ dưới đây đã được tin rằng có liên quan đến vấn đề này:

  • Yếu tố di truyền
  • Nồng độ các chất khoáng và vitamin chẳng hạn như sắt và folate trong cơ thể thấp
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Thiếu ngủ do cơ thể đang dần thay đổi
  • Cơ thể tăng mức độ nhạy cảm.

Biện pháp chữa hội chứng chân không yên ở bà bầu tại nhà

Một số mẹo nhỏ giúp bạn đẩy lùi tình trạng trên gồm:

1. Bổ sung sắt và axit folic

Phụ nữ mang thai cần sắt gấp 3 – 4 lần và folate gấp 8 – 10 lần so với bình thường để nuôi dưỡng em bé đang phát triển trong bụng. Mẹ bầu mắc phải hội chứng chân không yên thường gặp vấn đề về hàm lượng sắt suy giảm. Ngoài ra, họ còn thiếu hụt folate, một loại vitamin B quan trọng giúp tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung sắt và axit folic thông qua viên uống bổ sung do bác sĩ gợi ý. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng mẹ bầu nên đi kiểm tra hàm lượng các chất trên ngay khi vừa mang thai cũng như mỗi tháng trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Mặt khác, đừng hấp thụ sắt quá liều bởi có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc sắt, từ đó cản trợ sự phát triển của bé yêu.

2. Kiểm soát cân nặng

Phụ nữ béo phì hoặc có mỡ bụng dư thừa trước khi mang thai có nguy cơ mắc hội chứng chân không yên. Nếu bạn đã thừa cân trước khi mang thai thì hãy chú ý đến vấn đề cân nặng bởi sẽ khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi vận động thể chất. Hoạt động thể chất là một trong những cách để đẩy lùi tình trạng chân không yên.

Đừng vì suy nghĩ “ăn cho 2 người” mà nạp vào cơ thể lượng calo không cần thiết. Thay vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn ăn uống cân bằng và lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ lẫn con.

Nếu bị thừa cân khi mang thai, bạn hãy tham khảo bài viết 9 cách giảm cân an toàn khi mang thai để có cách giảm cân hợp lý.

3. Bổ sung vitamin

Các vitamin khác cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng chân không yên ở bà bầu. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung 350 mg magiê và 1.200 mg canxi. Magiê giúp xây dựng, sửa chữa mô và ngăn ngừa nguy cơ tử cung co bóp sớm trong thai kỳ.

Khi bạn mang thai, thai nhi cần canxi để phục vụ cho nhiều mục đích: Tạo ra xương, răng và các cơ bắp chắc khỏe, hỗ trợ phát triển nhịp tim bình thường cũng như khả năng đông máu.

Nếu bạn không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết thông qua chế độ ăn uống khi mang thai, em bé sẽ hấp thụ canxi bằng cách lấy từ xương của chính bạn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị loãng xương hoặc xương yếu.

Một số thực phẩm gợi ý cho bạn gồm:

  • Đu đủ
  • Ngũ cốc
  • Đậu thận
  • Thịt bò nạc
  • Mầm lúa mì
  • Rau màu xanh đậm
  • Trái cây họ cam chanh.

4. Tập luyện thể thao

Bà bầu mắc phải hội chứng chân không yên và không có thói quen vận động đều đặn dường như sẽ chịu đựng cảm giác khó chịu nhiều hơn so với phụ nữ mang thai tập luyện thể thao thường xuyên.

Việc vận động cơ thể sẽ giúp làm giảm cơn đau do hội chứng này mang lại bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến bắp chân và kích thích hormone mang lại cảm giác thoải mái.

Tuy nhiên, bạn vẫn chú ý đến một số vấn đề như:

  • Kéo giãn cơ chân
  • Ưu tiên đi bộ, bơi lội
  • Tham khảo những động tác yoga nhẹ nhàng
  • Tránh các hoạt động ảnh hưởng mạnh như chạy bộ.

Mời bạn tham khảo bài viết Hoạt động thể thao cho bà bầu ba tháng giữa để chọn được loại hình vận động phù hợp với bản thân.

5. Tạo ra kế hoạch nghỉ ngơi

Việc có được chế độ nghỉ ngơi phù hợp là rất quan trọng đối với mẹ bầu. Nguyên nhân là bởi các triệu chứng hội chứng chân không yên có thể diễn biến trầm trọng hơn nếu bạn không biết cách chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân. Một số gợi ý cho việc này như sau:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
  • Cố gắng hạn chế tiếp xúc với ánh sáng trước khi ngủ khoảng 1 giờ
  • Tránh thức uống có caffeine và đường
  • Tránh vận động quá sức trước khi ngủ
  • Ngủ trong phòng thoáng mát, yên tĩnh

6. Thay đổi tư thế

Việc tìm ra một tư thế phù hợp sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn thay vì trằn trọc suốt đêm dài. Khi đạt đến tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, việc nằm ngửa sẽ trở nên khó khăn hơn bởi sẽ khiến khu vực lưng dưới chịu nhiều sức ép.

Do vậy, mẹ bầu hãy thử ngủ nghiêng về bên trái nhé. Tư thế này khá tốt cho hệ tuần hoàn của máu đấy. Nếu có xu thói quen trở mình thường xuyên, bạn có thể đặt một chiếc gối phía sau lưng để hỗ trợ cho khu vực lưng dưới.

7. Thư giãn cơ bắp ở chân

Mẹ bầu ngâm chân trong nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi đêm để thư giãn các cơ bắp chân là một ý kiến hay để các cơn đau không làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chườm nóng lạnh luân phiên nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Hội chứng chân không yên ở bà bầu có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí là mất ngủ. Tuy nhiên, chúng sẽ dần giảm nhẹ trong vòng vài tuần sau khi thiên thần nhỏ chào đời. Do vậy, bạn hãy thử áp dụng các mẹo nhỏ đã được gợi ý để cảm thấy thoải mái hơn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Mang thai khi đã mãn kinh, mẹ bầu cần lưu ý những gì?
  • Bà bầu có nên đi làm tóc khi mang thai?
  • Mách mẹ bầu mẹo giảm đau thắt lưng khi mang thai
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giải đáp 7 thắc mắc về da nhạy cảm, cô nàng khó chiều

(15)
Điều gì khiến da trở nên nhạy cảm? Da nhạy cảm và da bị dị ứng có giống nhau không? Hãy cùng Chúng tôi giải đáp 7 thắc mắc về da nhạy cảm mà chúng ta ... [xem thêm]

Oral sex: Quan hệ bằng miệng không đáng sợ như bạn nghĩ

(50)
Oral sex vẫn đang chủ để khiến nhiều người ngại ngùng, lo sợ do tâm lý không muốn nhắc tới chuyện phòng the. Tuy nhiên, đây lại là “gia vị” khiến ... [xem thêm]

9 bệnh da liễu ở trẻ em có thể gây nguy hiểm cho bé

(15)
Sức khỏe làn da của trẻ em là một trong những ưu tiên chăm sóc sức khỏe hàng đầu của nhiều người mẹ. Việc nhận biết các bệnh da liễu ở trẻ em sẽ ... [xem thêm]

Con thứ trong gia đình sẽ có hành vi phạm tội nhiều hơn?

(55)
Bạn có thấy con thứ của mình thường sẽ nghịch ngợm và chống đối hơn con đầu lòng không? Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy một trong những tính cách ... [xem thêm]

Bé tập ăn dặm bằng bột chế biến sẵn hay mẹ tự nấu?

(69)
Khi bé bắt đầu tập ăn dặm cũng là lúc bạn cần phải suy nghĩ xem nên lựa chọn những thực phẩm nào để tốt cho con em mình. Hiện nay, có rất nhiều loại ... [xem thêm]

7 lợi ích khi bạn tập thể dục dưới nước

(32)
Tập thể dục dưới nước là một hình thức vận động nhẹ nhàng nhưng lại giúp bạn giảm cân nhanh chóng và cải thiện xương khớp. Ngoài ra, nước còn giúp ... [xem thêm]

Siêu âm tuyến giáp để làm gì?

(35)
Ở tuyến giáp thường có các bệnh lý mà đôi khi triệu chứng không rõ ràng, khiến việc phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng ... [xem thêm]

11 sự thật về đái tháo đường thai kỳ mẹ không nên nghe theo

(15)
Không gì làm người mẹ hạnh phúc bằng việc sinh ra một em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong suốt thai kỳ có thể xuất hiện những biến cố làm người mẹ lo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN