Hiện tượng trẻ sơ sinh méo đầu có bình thường không?

(3.62) - 90 đánh giá

Hầu hết trẻ sơ sinh méo đầu đều do tư thế đầu khi nằm hoặc chịu tác động khi đi qua kênh sinh của người mẹ để chào đời. Điều này gây mất thẩm mỹ cho con khi trưởng thành. Do đó, bạn hãy chú ý và có cách điều chỉnh sớm.

Không ít trẻ sơ sinh méo đầu, nhưng liệu đây có phải là điều đáng lo ngại không? Hiểu được nguyên nhân của hiện tượng này sẽ giúp bạn nhận biết được hình dạng đầu bình thường và bất thường cũng như biện pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh méo đầu

Thỉnh thoảng đầu trẻ mới sinh bị thay đổi khi đi qua kênh sinh của mẹ. Trong những trường hợp khác, hình dáng đầu trẻ thay đổi sau sinh là do áp lực tác động lên phần đầu phía sau trẻ khi nằm ngửa.

Bạn nên lưu ý đến phần mềm trên đỉnh đầu trẻ là nơi xương sọ của trẻ chưa dính liền với nhau. Những điểm này được gọi là thóp, cho phép đầu trẻ to có thể lọt qua được kênh sinh chật hẹp ở người mẹ. Thóp còn giúp trẻ thích nghi dần với sự phát triển của não bộ trong giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi. Vì xương sọ trẻ khá mềm dẻo nên khi trẻ có xu hướng nằm một bên trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị méo đầu.

Hình dáng đầu bình thường và bất thường

Bạn có thể phát hiện móp đầu do tư thế khi quan sát trẻ từ trên xuống. Từ vị trí này, phần sau đầu một bên có thể phẳng hơn so với bên còn lại. Tai ở bên phẳng hơn có thể bị đẩy ra trước.

Trẻ sơ sinh méo đầu có đáng ngại không?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị méo đầu do tư thế sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé sau này. Bên đầu bị móp có liên quan đến áp lực tác động đến phần đầu bên đó nhưng lại không gây tổn hại gì đến não bộ, vì thế không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Bạn đừng quá lo lắng về hình dáng đầu trẻ khi con vẫn phát triển bình thường. Trong vài tháng đầu sau sinh, việc giữ tư thế đầu và cổ thích hợp sẽ giúp phân bố đều lực tác động lên sọ não trẻ và đầu bé sẽ tròn hơn.

Điều trị như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám để xác định xem trẻ sơ sinh méo đầu có phải do tư thế hay không? Sự thay đổi tư thế nằm của trẻ có thể giảm sự méo móp ở đầu và giúp đầu bé tròn trở lại. Ví dụ:

  • Thay đổi hướng ngủ: Tiếp tục cho nằm ngủ ngửa, nhưng thay đổi hướng nghiêng của đầu trẻ khi bạn cho trẻ ngủ. Bạn cũng nên thay đổi tay bế trẻ khi cho bú. Nếu trẻ quay về tư thế ban đầu khi ngủ, bạn hãy điều chỉnh đầu trẻ vào lần ngủ tiếp theo.
  • Bế trẻ: Bế trẻ khi trẻ thức sẽ giúp giảm áp lực lên đầu trẻ thay vì để trẻ nằm trong nôi hay ghế rung.
  • Tập cho trẻ nằm sấp: Bạn có thể quan sát con cẩn thận và để bé nằm sấp khi ngủ trong thời gian ngắn, thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ giúp bé phát triển cơ bắp tốt hơn và giảm áp lực lên sọ não.

Mũ bảo hiểm giúp giữ hình dáng đầu

Nếu đầu bị móp không cải thiện khi bạn thay đổi tư thế trẻ vào khoảng tháng thứ 6 hay khi con đã hơn 8 tháng tuổi và bị móp đầu nhiều, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho bé dùng mũ bảo hiểm để giúp giữ hình dáng đầu thích hợp. Mũ bảo hiểm đặc biệt này sẽ giúp giảm áp lực tác động lên vùng đầu bị phẳng.

Mũ bảo hiểm giữ hình dáng đầu sẽ hiệu quả nhất khi áp dụng từ tháng thứ 4 đến 12, lúc xương sọ vẫn còn mềm dẻo và não bộ phát triển nhanh chóng. Điều trị bằng mũ bảo hiểm này sẽ không còn hiệu quả khi con vượt quá 1 tuổi, vì lúc này xương sọ đang dính lại và não phát triển chậm hơn.

Những lưu ý khác khi trẻ bị méo đầu

Thỉnh thoảng những bất thường do mô cơ như chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh có thể là nguyên nhân khiến bé giữ tư thế đầu nghiêng một bên. Trong trường hợp này, vật lý trị liệu là rất quan trọng để giúp kéo giãn cơ cổ và giúp trẻ thay đổi tư thế đầu dễ dàng hơn.

Trong trường hợp hiếm hơn, hai hay nhiều xương sọ trẻ dính lại sớm. Tình trạng này sẽ đẩy phần khác của sọ khiến chúng bị biến dạng và được gọi là dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ hay hẹp sọ. Để giúp não trẻ có đủ không gian phát triển và trưởng thành, xương sọ dính liền cần được phẫu thuật để tách ra.

Nếu bạn lo lắng về hình dạng đầu của trẻ, hãy đưa bé đến bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị khi cần nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ gì cho mẹ bầu khi sinh và sau sinh?

(18)
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, ... [xem thêm]

9 ý tưởng để bố mẹ có một ngày Chủ nhật ý nghĩa bên gia đình

(56)
Chủ nhật được xem là ngày để nghỉ ngơi và thư giãn bên gia đình. 9 ý tưởng sau sẽ giúp bạn có một ngày Chủ nhật ý nghĩa và khoa học hơn.Những ngày ... [xem thêm]

Sút cân khi bị nhiễm HIV: Giải pháp nào cho người bệnh?

(47)
Sút cân, ho, chán ăn, tiêu chảy…được xem là những biểu hiện thường gặp ở người bị nhiễm HIV. Để cải thiện phần nào hệ miễn dịch và tình trạng ... [xem thêm]

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh HIV

(48)
Càng có nhiều thông tin về bệnh HIV thì người bệnh càng có khả năng tự chăm sóc cho bản thân tốt hơn, đặc biệt là việc phòng tránh và điều trị các ... [xem thêm]

11 thực phẩm bạn nên tránh để có vòng eo phẳng lì

(43)
Để có vòng eo phẳng lì, nhiều nàng đã chăm chỉ tập gym hay gập bụng. Tuy nhiên, nỗ lực này sẽ uổng phí nếu bạn không kiêng những món nhiều calo.Một vòng ... [xem thêm]

Tiết lộ 5 lợi ích thần kỳ từ việc rửa mặt bằng giấm táo

(13)
Rửa mặt bằng giấm táo là cách làm đẹp đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, giúp bạn sở hữu một làn da trắng hồng, khỏe khoắn và mềm mịn hơn mỗi ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

(25)
Câu hỏi tim đập nhanh có nguy hiểm không luôn đè nặng những người mắc bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, hẹp hở van tim hay gia đình có tiền ... [xem thêm]

Tại sao bạn nên sử dụng nước xịt khoáng?

(73)
Nước xịt khoáng ra đời như một vị cứu tinh cho làn da trong mùa hè và trở thành một vật bất ly thân của chị em phụ nữ. Không chỉ dưỡng ẩm và làm mát ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN