Nhận biết 8 dấu hiệu mang thai 2 tuần

(3.63) - 55 đánh giá

Tăng dịch tiết âm đạo, miệng có vị giác kim loại, vùng kín đổi màu, trễ kinh… là các dấu hiệu mang thai 2 tuần có thể dễ nhận biết hơn bạn nghĩ đấy.

Bạn đang trông ngóng tin vui và băn khoăn không biết mang thai 2 tuần sẽ có những dấu hiệu điển hình nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Chúng tôi.

Những biểu hiện mang thai sớm dễ nhận biết

Nghiên cứu từ Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ về các dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ cho thấy:

  • 29% phụ nữ được khảo sát cho rằng trễ kinh là dấu hiệu mang thai đầu tiên của họ
  • 25% cho thấy buồn nôn là dấu hiệu mang thai đầu tiên
  • 17% nói rằng sự thay đổi ở ngực là dấu hiệu mang thai đầu tiên.

Thêm vào đó, trang WebMD cũng cho rằng, các dấu hiệu mang thai sẽ khác nhau đối với từng người. Có thể bạn chỉ gặp phải một vài trong số các dấu hiệu có thai 2 tuần sau đây. Mặc dù vậy, hãy sớm kiểm tra với bác sĩ khi các dấu hiệu này xuất hiện để có thể chuẩn bị sớm nhất và chu đáo cho những tháng thai kỳ sắp tới nhé.

Đôi khi, những dấu hiệu mang thai sớm như ngực căng và mệt mỏi, đau lưng có thể khiến bạn dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu sắp hành kinh. Tuy nhiên, nếu lưu ý hơn đến sức khỏe và những thay đổi của cơ thể, bạn vẫn sẽ có thể nhận biết được các dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu, đặc biệt là các dấu hiệu sau đây.

8 dấu hiệu mang thai 2 tuần dễ nhận biết

1. Ngực căng và nhạy cảm

Bạn sẽ cảm thấy như bị kim châm hoặc ngứa quanh ngực, đặc biệt là ngứa ở nhũ hoa. Điều này xảy ra do hormone thai kỳ hCG gia tăng làm tăng lượng máu chảy đến vùng ngực gây ngứa.

Bạn cũng có thể cảm thấy vùng ngực căng và nhạy cảm khoảng 1 tuần sau khi thụ thai. Áo lót sẽ cọ xát vào ngực bạn nhiều hơn bình thường khiến bạn thấy không thoải mái. Tình trạng đau tức này sẽ xảy ra càng thường xuyên hơn khi thai kỳ của bạn đến ngưỡng 3-4 tuần.

2. Âm đạo đổi màu

Một dấu hiệu mang thai 2 tuần khác là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Âm hộ và âm đạo thông thường sẽ có màu hồng, nhưng sẽ chuyển thành màu tối như đỏ tím khi bạn có thai. Bạn có thể dùng gương nhỏ để kiểm tra màu sắc “vùng cấm địa” nếu cảm thấy mình có thể mang thai.

Sự thay đổi có nguyên nhân từ sự gia tăng lượng máu cung cấp đến các mô xung quanh âm đạo, thường được gọi là dấu hiệu Chadwick.

3. Tiết dịch âm đạo

Sự xuất hiện của dịch tiết âm đạo cũng có khả năng là một dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu. Tiết dịch khi có thai thường là dấu hiệu vô hại và tương tự như dịch tiết bình thường của bạn. Ngoài ra, dịch tiết âm đạo có thể sẽ nhiều hơn trong suốt thai kỳ. Do đó, đừng cố vệ sinh vùng kín quá mức vì điều này có thể gây kích ứng da và làm mất cân bằng độ pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.

Trong một số trường hợp, bạn có thể chẩn bệnh qua dịch tiết âm đạo, chẳng hạn như tình trạng nhiễm nấm âm đạo khi mang thai. Mặc dù tình trạng này không có hại cho thai nhi 2 tuần tuổi nhưng bạn vẫn sẽ cần điều trị cẩn thận để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu âm đạo tiết dịch có màu sắc hoặc mùi khác biệt, bạn phải đi khám ngay lập tức.

4. Máu báo thai

Nếu xuất hiện những đốm máu từ âm đạo, bạn nghĩ rằng mình không mang thai? Thực ra, bạn vẫn có thể nhìn thấy những vệt máu hồng hoặc sẫm xuất hiện trên quần lót dù đã mang thai. Đây là hiện tượng máu báo thai và cũng là một dấu hiệu mang thai 2 tuần dễ bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt. Theo WebMD, máu báo thai có thể xuất hiện khoảng 6 – 12 ngày sau khi thụ thai. Dấu hiệu này cũng thường gặp phải khi bạn mang thai đến tuần 6 hoặc tuần 7.

Các chuyên gia không chắc chắn lý do tại sao những vệt máu lại xuất hiện rất sớm trong thai kỳ. Có thể đây là dấu hiệu trứng bám vào tử cung hoặc do sự thay đổi hormone. Tuy nhiên, hiện tượng này lại không gây đau, thậm chí đôi khi bạn sẽ không chú ý rằng bạn có chảy máu.

5. Buồn nôn, chán ăn

Thông thường, ốm nghén sẽ diễn ra nhiều hơn khi thai nhi đạt 6 tuần tuổi. Điều này khiến bạn cảm thấy buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng. Bạn sẽ có nhu cầu sử dụng các loại thức ăn để xoa dịu biểu hiện mang thai này hơn là để thỏa cơn thèm ăn.

Có thể bạn sẽ khá khó khăn để phân biệt buồn nôn với chứng nghén nặng khi mang thai. Lúc này, bạn nên chú ý nhiều hơn đến các biểu hiện của cơ thể để có biện pháp cải thiện tình trạng này.

6. Nhạy cảm với mùi

Trong thời gian đầu thai kỳ, bạn sẽ cảm thấy thay đổi khẩu vị hoặc cảm nhận được trong miệng có vị khác biệt, ví dụ như mùi kim loại. Điều này sẽ khiến bạn trở nên nhạy cảm với mùi vị thức ăn hoặc nấu nướng. Đôi khi, bạn cũng sẽ khó chịu với những mùi vị bạn từng yêu thích như cà-phê, trà, rượu, cay, đồ rán, trứng…

Hormone progesterone có thể khiến bạn thấy đói hơn, nhưng mức progesterone gia tăng lại xuất hiện trong cả 2 thời điểm khi bạn có thai hoặc trước kỳ kinh. Vậy nên, thèm ăn không có nghĩa là bạn có thai.

7. Tiểu đêm, mệt mỏi

Ngoài các dấu hiệu có thai 2 tuần kể trên, khi mang thai, bạn cũng sẽ dễ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tiểu nhiều vào đêm, đau đầu, đau lưng, táo bón, đầy hơi, chuột rút hoặc thay đổi cảm xúc thất thường… Đây là những dấu hiệu sớm cho thấy quá trình thụ thai đã thành công và cũng là kết quả của sự thay đổi hormone trong cơ thể bạn.

8. Trễ kinh – dấu hiệu mang thai 2 tuần

Trễ kinh vẫn là dấu hiệu đáng tin cậy nhất để biết bạn có mang thai không, và bạn có thể sử dụng que thử thai để xác định việc mang thai sau khi phát hiện kinh nguyệt không xuất hiện. Hãy tìm hiểu rõ cách sử dụng và đọc kết quả que thử thai, cũng như những điều nên biết khi dùng que thử thai có được kết quả chính xác nhất.

Bạn có thể sẽ phải chờ đợi một thời gian để thụ thai thành công và gặp những dấu hiệu mang thai 2 tuần như đã kể trên, nên đừng quá nôn nóng nếu bạn đã cố gắng mang thai vài tháng nhưng vẫn chưa nhận được tin vui. Hãy giữ tinh thần thoải mái và chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của mình, vì đây cũng là cách tốt nhất giúp bạn dễ thụ thai hơn đấy!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ bị ho khan, bạn có thể giúp con làm dịu cơn ho ngay tại nhà

(70)
Trẻ bị ho khan do nhiều nguyên nhân từ bên trong lẫn bên ngoài gây nên. Từ những nguyên liệu đơn giản trong gia đình và các mẹo sau, bạn có thể giúp bé làm ... [xem thêm]

Hãy quên đi 7 tư tưởng nuôi dạy con không đúng đắn

(41)
Bạn là một phụ huynh hiện đại với suy nghĩ phóng khoáng hay vẫn đi theo các tư tưởng nuôi dạy con được truyền tai nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác? ... [xem thêm]

5 quan niệm sai lầm khi sử dụng tã giấy mà bạn không nên tin

(43)
Tã giấy là “trợ thủ” không thể thiếu trong việc chăm con. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều lời khuyên không đúng về việc sử dụng tã giấy mà bạn không nên ... [xem thêm]

Sữa lạc đà: Bổ dưỡng và tốt hơn sữa bò thông thường

(60)
Sữa lạc đà là loại sữa chính được ưa chuộng trong nhiều nền văn hóa ẩm thực Ả Rập qua nhiều thế hệ. Mặc dù không phổ biến như sữa bò, sữa dê ... [xem thêm]

18 kỹ năng sống cho trẻ, bố mẹ cần trang bị cho con

(18)
Khi bé còn nhỏ, bạn luôn chăm chút kỹ lưỡng cho con từ miếng ăn, giấc ngủ đến chuyện học tập, vui chơi. Khi trẻ lớn lên, bé dần rời xa vòng tay bạn. Do ... [xem thêm]

Chăm sóc da tay và chân để tự tin diện trang phục quyến rũ

(10)
Bạn muốn diện chiếc váy quyến rũ nhưng ngại làn da không đều màu? Hãy dành khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để chăm sóc da tay và chân, tình hình sẽ khác hẳn! ... [xem thêm]

Bà bầu uống nước mía trong suốt thai kỳ có được không?

(16)
Nhiều người khuyên bà bầu uống nước mía vì con sinh ra sẽ trắng trẻo, hồng hào. Liệu điều này có đúng? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời dưới ... [xem thêm]

Người bị tăng huyết áp cấp cứu cần phải làm gì?

(66)
Tăng huyết áp cấp cứu có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được can thiệp y tế kịp thời.Tăng huyết áp cấp cứu hay tăng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN