Nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

(3.56) - 54 đánh giá

Mặc dù nhiệt miệng thường hiếm gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên nếu bé lỡ mắc phải tình trạng này cũng gây ra không ít phiền toái. Mẹ hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về tình trạng này nhé.

Đặc điểm của nhiệt miệng

Nhiệt miệng thường rất dễ nhận biết thông qua những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đáy màu vàng nhạt, xung quanh sưng đỏ, có một đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng. Các vết loét này thường xuất hiện ở mặt trong của má, lợi, môi hay đầu lưỡi.

Nhiệt miệng là một chứng bệnh lành tính, tuy nhiên những vết loét này thường gây đau đớn. Khi ăn hoặc uống, bé sẽ có cảm giác bỏng rát do những vết loét này gây ra.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Những vết loét này thường có xu hướng xuất hiện khi những người trong gia đình cũng bị nhiệt miệng. Tức là, nếu ba hoặc mẹ bị nhiệt miệng thì bé nhà bạn cũng có thể bị chứng bệnh này đeo bám trong suốt cuộc đời.

Ngoài ra, nhiệt miệng còn do:
1. Căng thẳng
2. Dị ứng thực phẩm
3. Do chức năng miễn dịch bị suy giảm
4. Ăn nhiều thực phẩm cay và chua
5. Bệnh viêm đại tràng
6. Bệnh Celiac (bệnh nhạy cảm với gluten)
7. Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin B12, axit folic và thiếu sắt
8. Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng
9. Dị ứng với các thành phần hóa học trong kem đánh răng như natri lauryl sunfat
10. Do rối loạn bài tiết bên trong
11. Nhạy cảm với một số thực phẩm như sô-cô-la, cà phê, dứa, trứng và các loại hạt.

Điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm và sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng một tuần. Nếu bé bị nổi từ 2–3 vết loét và chúng xuất hiện thường xuyên, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Bác sĩ có thể sẽ cho bé uống một số thuốc kháng khuẩn để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và giúp các vết loét mau lành hơn. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ cho bé dùng thêm một số thuốc để bôi trực tiếp lên vết loét.

Nếu bé nhà bạn bị lở miệng, bạn hãy thực hiện một số phương pháp sau:

1. Đừng cho bé ăn đồ nóng và cay vì những món ăn sẽ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, các món ăn này còn khiến cho bé có cảm giác đau đớn ở những vùng bị lở.
2. Tránh các thức ăn như khoai tây chiên và các loại hạt vì những món ăn này rất sẽ làm tổn thương nướu và các mô mềm ở miệng.
3. Chọn kem đánh răng không chứa natri lauryl sunfat (SLS).
4. Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và đừng để bé đánh quá mạnh.
5. Kiểm tra xem bé có bị dị ứng với món ăn nào hay không.
6. Bạn có thể dùng đá lạnh chườm vào vùng bị lở để giảm đau.
7. Cho bé uống đủ nước. Nếu bé quá đau, bạn hãy cho bé sử dụng ống hút.

Cuối cùng, bạn nên kiểm tra xem bé có các triệu chứng khác như sốt (có thể là dấu hiệu nhiễm trùng) hay phát ban (phản ứng dị ứng) hay không. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ ngay nhé.

Do vết loét nằm bên trong miệng của bé nên các mẹ rất khó phát hiện ra, vì vậy nếu thấy bé có biểu hiện bất thường, mẹ nên kiểm tra kỹ cho bé để kịp thời phát hiện và chữa trị, nhằm đảm bảo bé phát triển trong điều kiện sức khỏe tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn chưa biết khi chữa ngoại tâm thu bằng Đông y

(63)
Những thách thức trong điều trị ngoại tâm thu đã làm thay đổi quan điểm của nhiều thầy thuốc và bệnh nhân trong việc kết hợp dùng Đông y chữa ngoại tâm ... [xem thêm]

6 sai lầm của đàn ông trong hôn nhân

(71)
Trong cuộc sống, đôi khi những sai lầm nhỏ mà nếu bạn không tinh tế nhận ra thì đó cũng là nguyên nhân khiến cho cuộc hôn nhân của bạn tan vỡ đó. Đừng lo ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Xanh Pôn

(43)
Bệnh viện Xanh Pôn được thành lập vào ngày 26–8–1970 ở Hà Nội. Hiện nay, Bệnh viện Xanh Pôn đã trở thành bệnh viện hạng I của thành phố Hà Nội với ... [xem thêm]

Serum dưỡng da: Công dụng và cách sử dụng hiệu quả nhất

(69)
Là phái đẹp, phụ nữ luôn muốn mình trông tự tin, quyến rũ hơn trong mắt người khác. Kem dưỡng da, nước hoa hồng, kem chống nắng… là những loại mỹ phẩm ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh nằm mơ nhiều hơn những gì chúng ta biết

(58)
Trẻ sơ sinh nằm mơ nhiều hơn chúng ta tưởng. Trước 6 tháng tuổi, bé nằm mơ hơn phân nửa thời gian của giấc ngủ. Không những vậy, bé còn nằm mơ ngay cả ... [xem thêm]

Nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói để có cách can thiệp sớm

(56)
Hiện nay, tỷ lệ trẻ có biểu hiện chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. Trẻ chậm nói có thể chỉ là tạm thời và sau một khoảng thời gian phát triển, ... [xem thêm]

Công dụng của vỏ chanh và mẹo hay để tận dụng

(78)
Công dụng của vỏ chanh rất đa dạng và có thể dễ dàng ứng dụng vào bất cứ mục đích nào, từ làm đẹp cho da cho đến giảm béo, ngừa ung thư.Chanh là một ... [xem thêm]

Chất béo thực phẩm: Những điều tốt và xấu

(27)
Một số chất béo nên có mặt trong chế độ ăn uống lành mạnh của bạn. Chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhưng bạn nên chắc chắn rằng bạn đang ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN