6 thay đổi trong lối sống có thể giúp điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ

(3.65) - 66 đánh giá

Bệnh ngưng thở khi ngủ nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng liên quan đến tim mạch và thần kinh. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị truyền thống đôi lúc làm người bệnh cảm thấy khó khăn và không thoải mái.

Khi đó, các biện pháp khắc phục tại nhà có thể là lựa chọn đáng để lưu tâm.

Bệnh ngưng thở khi ngủ là gì?

Chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng khiến bạn ngừng thở trong thời gian ngắn khi đang ngủ. Người bị ngưng thở khi ngủ không lấy đủ oxy cần thiết để quá trình hô hấp diễn ra bình thường. Điều này khiến họ thở hổn hển và thường thức dậy khi đang ngủ.

Trong nhiều trường hợp, người bệnh không biết rằng họ bị ngừng thở và vẫn cho rằng chu kỳ ngủ của mình không gặp vấn đề.

Ngoài việc khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng, bệnh ngưng thở khi ngủ còn có thể gây ra một số biến chứng khác. Theo Healthline, nếu không được điều trị, tình trạng này có thể:

  • Kích hoạt các vấn đề sức khỏe tâm thần
  • Làm suy yếu chức năng miễn dịch
  • Góp phần làm giảm trí nhớ
  • Tăng nguy cơ suy tim

Phương pháp điều trị phổ biến cho ngưng thở khi ngủ bao gồm các thiết bị thở, thuốc và phẫu thuật. Bên cạnh đó, một số thay đổi trong lối sống và chăm sóc tại nhà có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giấc ngủ của bạn.

Chữa ngưng thở khi ngủ bằng việc thay đổi lối sống

Các phương pháp điều trị truyền thống cho chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến nhiều người bệnh cảm thấy không thoải mái. Do đó, họ thường ưa thích các biện pháp khắc phục tại nhà. Dưới đây là 6 phương pháp điều trị thay thế giúp giảm triệu chứng ngưng thở khi ngủ mà bạn có thể tham khảo.

Duy trì cân nặng hợp lý

Người bị bệnh ngưng thở khi ngủ nên duy trì một mức cân nặng hợp lý. Béo phì, đặc biệt là ở phần trên cơ thể, có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở và hẹp lỗ mũi. Điều này khiến bạn dễ bị ngưng thở đột ngột hoặc ngưng thở trong thời gian dài khi đang ngủ.

Duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp đường thở được thông thoáng, đồng thời làm giảm các triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ. Nghiên cứu cho thấy, những người có mức cân nặng hợp lý có thể không cần thực hiện phẫu thuật đường thở trên hoặc điều trị máy thở CPAP dài hạn.

Trong một số trường hợp, giảm cân có thể giúp bạn thoát khỏi chứng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn tăng cân thì bệnh tình cũng sẽ quay trở lại.

Tập yoga để điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ

Tập thể dục thường xuyên đem lại cho bạn có một trái tim khỏe mạnh và giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt, bộ môn yoga có thể giúp cải thiện khả năng hô hấp và tăng lưu lượng oxy trong máu.

Ngưng thở khi ngủ có liên quan đến việc giảm độ bão hòa oxy trong máu. Yoga có thể cải thiện lượng oxy của bạn thông qua các bài tập thở khác nhau. Nhờ vậy, số lần gián đoạn trong khi ngủ của bạn sẽ giảm đi.

Thay đổi tư thế ngủ

Thay đổi tư thế ngủ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ và cải thiện thời gian nghỉ ngơi ban đêm của bạn. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy hơn một nửa các trường hợp ngưng thở tắc nghẽn có liên quan đến tư thế ngủ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ ở tư thế nằm ngửa có thể làm các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn. Ở một số người trưởng thành, ngủ ở tư thế nằm nghiêng có thể giúp việc hít thở bình thường trở lại. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2002, trẻ em bị ngưng thở khi ngủ sẽ ngủ ngon hơn khi nằm ngửa.

Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để lựa chọn tư thế ngủ giúp giảm các triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Không khí khô có thể gây kích ứng cơ thể và hệ hô hấp. Do đó, sử dụng máy tạo độ ẩm có thể giúp làm thông đường thở và giảm tắc nghẽn.

Bạn cũng có thể thêm vào máy tạo độ ẩm tinh dầu oải hương, bạc hà hoặc dầu khuynh diệp. Các loại tinh dầu này có tác dụng chống viêm và làm dịu, rất tốt cho người mắc bệnh ngưng thở khi ngủ.

Một điều cần lưu ý khi sử dụng máy là bạn cần vệ sinh máy đúng cách. Vì máy có thể chứa nấm mốc và vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí của bạn.

Tránh uống rượu và hút thuốc

Để giảm các biến chứng ngưng thở khi ngủ, bạn nên bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu. Rượu làm giãn các cơ cổ họng kiểm soát hơi thở của bạn. Điều này có thể dẫn đến ngủ ngáy và gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Nó cũng có thể dẫn đến viêm đường thở và chặn luồng khí lưu thông trong hệ hô hấp của bạn.

Tương tự như rượu, thuốc lá cũng có thể góp phần gây viêm và sưng đường thở. Điều này có thể làm tình trạng ngủ ngáy trầm trọng hơn và dẫn đến ngưng thở khi ngủ.

Một nghiên cứu năm 2012 kết luận rằng hút thuốc là một yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh ngưng thở khi ngủ. Nghiên cứu cũng lưu ý, những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường có xu hướng hút thuốc. Do đó, việc điều trị ngưng thở khi ngủ cũng giúp người bệnh bỏ hẳn việc hút thuốc lá.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ qua miệng cho bệnh ngưng thở khi ngủ

Thiết bị hỗ trợ qua miệng có thể giúp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ bằng cách định vị lại hàm hoặc lưỡi của bạn, giữ cho đường thở mở trong khi ngủ.

Các thiết bị này hoạt động bằng cách di chuyển hàm dưới hoặc lưỡi về phía trước để giảm sự tắc nghẽn ở phía sau cổ họng. Chúng có thể được bán không kê đơn hoặc được tùy chỉnh bởi nha sĩ.

Một số thay đổi nhỏ trong lối sống cũng có thể giúp bạn giảm đáng kể triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị bằng thuốc kê đơn hoặc phẫu thuật vẫn là điều cần thiết để điều trị tình trạng này.

Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị thay thế nào. Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh bắt đầu chuyển biến xấu, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bước giúp bạn nằm ngửa ngủ một giấc đến sáng

(31)
Tư thế ngủ nằm ngửa không những giúp bạn ngăn ngừa sự tạo thành nếp nhăn mà còn đảm bảo sức khỏe cho xương khớp. Làm sao để tập nằm ngửa khi bạn ... [xem thêm]

5 cách khôi phục nhịp sinh học bạn nên nắm rõ

(12)
Sức khỏe sẽ suy giảm nhanh chóng nếu bạn có những thói quen xấu gây đảo lộn nhịp sinh học như ăn uống không điều độ, thức khuya, dậy muộn… Lúc này, ... [xem thêm]

Ngáp nhiều không hẳn vì bạn buồn ngủ

(73)
Ngáp là trạng thái bình thường xuất hiện cả ở thai nhi và người lớn. Thế nhưng, nếu bạn ngáp nhiều không rõ nguyên nhân lại có thể là dấu hiệu bệnh ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị mất ngủ?

(35)
Nếu bạn chẳng biết nên làm gì khi bị mất ngủ, hãy đọc bài này và áp dụng ngay để không phải trằn trọc trên giường suốt cả một đêm dài nhé!Những ... [xem thêm]

8 quan niệm sai lầm về giấc ngủ có thể gây hại sức khỏe

(71)
Bạn thường xem tivi hay uống rượu trước khi ngủ để thư giãn? Đây chính là những quan niệm sai lầm về giấc ngủ có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Ngủ nhiều có tốt không?

(68)
Giấc ngủ chiếm đến 1/3 thời gian cuộc đời mỗi người chúng ta nên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, ngủ nhiều có tốt không còn ... [xem thêm]

Chữa ngủ ngáy: 7 mẹo thần kỳ hiệu quả tức thì

(73)
Ngáy ngủ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Bạn cần nhanh chóng tìm cách chữa ngủ ngáy để nâng cao chất lượng giấc ngủ và tránh làm phiền ... [xem thêm]

Uống nước trước khi đi ngủ: Coi chừng lợi bất cập hại

(23)
Bổ sung nước cho cơ thể là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, uống nước trước khi đi ngủ đôi lúc sẽ gây ra những bất lợi cho giấc ngủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN