Nguy hiểm khôn lường của thực phẩm chiên đến suy tim

(4.02) - 40 đánh giá

Tên kỹ thuật y tế: Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim

Bộ phận cơ thể/mẫu thử: tim

Tìm hiểu chung

Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim là gì?

Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng suy tim là khi bác sĩ hỏi lại quá trình bị bệnh của bạn trong hiện tại cũng như trong quá khứ đồng thời khám tim của bạn để tìm ra những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy tim. Ngoài ra nó cũng giúp tìm ra những dấu hiệu và triệu chứng của nguyên nhân gây ra suy tim, ví dụ như bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim.

Khi nào bạn được bác sĩ hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu và triệu chứng của suy tim như:

  • Khó thở khi nằm;
  • Cẳng chân, mu bàn chân và mắt cá chân của bạn bị phù lên;
  • Bạn cảm thấy nhịp tim của mình đập không đều;
  • Bạn không thể hoạt động mạnh vì khó thể;
  • Ho ra máu hoặc nước bọt màu hồng;
  • Tiểu thường xuyên vào ban đêm khi đi ngủ;
  • Bụng phồng to lên do tích tụ dịch bên trong;
  • Cảm thấy chán ăn và buồn nôn;
  • Cảm thấy khó tập trung.

Ngoài ra, bạn nên đến phòng cấp cứu ngay nếu có những dấu hiệu sau:

  • Đau ngực;
  • Bị ngất hoặc cảm thấy yếu đột ngột cả cơ thể;
  • Nhịp tim đập không đều kèm theo đau ngực, khó thở và ngất;
  • Bỗng nhiên khó thở và ho ra máu.

Tình trạng trên có thể do bệnh suy tim nhưng cũng có thể là do một số bệnh lý về tim phổi khác và thường đe dọa đến tính mạng. Bạn nên đến phòng cấp cứu ngay lập tức để bác sĩ điều trị ngay cho bạn và xác định xem nguyên nhân gây ra bệnh là gì.

Điều nên thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi được bác sĩ hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim?

Chẩn đoán bệnh suy tim sớm là cần thiết để tìm ra những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra suy tim. Từ đó các bác sĩ có thể điều trị kịp thời để ngăn ngừa rối loạn chức năng cơ tim và suy tim tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, chẩn đoán ban đầu thường rất khó vì sự hiện diện của suy tim đôi khi có thể không có triệu chứng. Suy tim được ước tính chẩn đoán chính xác chỉ ở 50% bệnh nhân mắc bệnh. Một cách tiếp cận có hệ thống và khám lâm sàng kỹ lưỡng có thể cải thiện độ chính xác trong việc chuẩn đoán tình trạng này.

Trước khi tiến hành quá trình khám, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi bác sĩ thực hiện hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim?

Bạn nên chuẩn bị giấy tờ về những chẩn đoán và phương pháp điều trị ở những lần khám trước đây. Thậm chí cả những bệnh bạn đã khỏi trong quá khứ, thì chúng cũng rất quan trọng để giúp bác sĩ chuẩn đoán đúng bệnh suy tim. Hơn thế nữa, biết những bệnh lý trong quá khứ và hiện tại giúp bác sĩ đưa ra phương pháp chăm sóc tốt nhất cho tình trạng của bạn.

Bạn nên đem theo đơn thuốc bạn đang uống để cho bác sĩ xem.

Bạn nên hỏi thăm họ hàng để kiểm tra xem có ai đang mắc bệnh suy tim hay không. Nếu các thành viên khác trong gia đình mắc bệnh suy tim từ rất nhỏ, bạn sẽ có nguy cơ mắc một dạng suy tim di truyền. Hơn thế nữa, nếu một vài thành viên từng mắc bệnh mà có nguy cơ bệnh suy tim, như tăng huyết áp hay tiểu đường, bạn sẽ làm tăng nguy cơ mắc những loại bệnh đó. Những loại bệnh này làm tăng nguy cơ mắc suy tim.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim?

Các bác sĩ sẽ hỏi thêm một số vấn đề có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh suy tim như là:

  • Bạn có hút thuốc không?
  • Có bị bệnh tiểu đường không?
  • Cholesterol tổng hay cholesterol LDL có cao không?
  • Bạn có bị cao huyết áp không?
  • Có sử dụng các loại thức uống có cồn không?
  • Ngoài ra lớn tuổi và là nam giới cũng là những yếu tố nguy cơ gây ra suy tim.

Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng bạn mắc phải (khó thở, sưng tấy, và ho), những căn bệnh gần đây (đau tim, bệnh do virus gây ra, huyết áp cao và tiểu đường), hoạt động thể chất của bạn như thế nào, thở, ngủ, ăn, và những hoạt động thường ngày khác có bình thường hay không.

Sau đó bác sĩ sẽ tiếp tục khám tim của bạn. Bao gồm những công việc sau đây:

  • Đo huyết áp và nhịp tim.
  • Kiểm tra tĩnh mạch ở cổ có bị sưng phồng lên hay không, có xuất hiện phù hay không. Phù và tĩnh mạch phồng lên là dấu hiệu của suy tim phải hoặc suy tim trái đã nặng.
  • Nghe tiếng thở (âm thanh ở phổi).
  • Nghe tiếng tim (âm thở tim hay các tiếng tim lạ).
  • Kiểm tra bụng nếu có sưng phồng gây ra bởi việc tích tụ chất lỏng hay gan nở.
  • Kiểm tra chân và mắt cá nếu có sưng phồng gây ra bởi việc tích tụ chất lỏng (phù thủng).
  • Đo cân nặng.

Bạn nên làm gì sau khi bác sĩ hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim?

Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về những bệnh lý cũng như phương pháp điều trị phù hợp. Đôi khi, bác sĩ còn yêu cầu thực hiện những kiểm tra khác. Hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu những phát hiện lâm sàng và bệnh sử cho thấy bệnh suy tim, bác sĩ sẽ cho bạn chụp X-quang ngực, siêu âm tim, đo điện tim để đánh giá kích thước, hình dạng, chức năng của tim và đánh giá phổi, những dấu hiệu phù thủng để xác định chẩn đoán suy tim ban đầu có đúng hay không đồng thời để xem bệnh đã nặng đến mức nào.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường

Âm thanh ở phổi và tim bình thường, huyết áp bình thường và không bị phù hay sưng tĩnh mạch ở cổ.

Bạn có thể thực hiện những kiểm tra khác để tìm ra nguyên nhân khác của bệnh suy tim.

Những phát hiện bất thường chỉ ra bệnh suy tim

Huyết áp cao (140/90 mm Hg hoặc hơn) hay huyết áp thấp. Huyết áp thấp là dấu hiệu của bệnh suy tim giai đoạn sau.

Nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim).

Tiếng tim thứ ba (tiếng T3) (chỉ ra sử chuyển động bất thường của máu qua tim) được nghe thấy. Tiếng thổi tim có hoặc có thể không có.

Ổ đập của tim nằm ở vị trí bất thường trên lồng ngực, cho thấy tim bị phì đại to ra.

Tĩnh mạch sưng lên ở cổ hay sự chuyển động bất thường của máu ở tĩnh mạch cho thấy máu bị ứ lại trong thất phải (dấu hiệu của suy tim phải).

Tiếng ồn ran ở phổi, dấu hiệu cho thấy tích tụ dịch ở phổi do suy tim. Bác sĩ sẽ dùng một ống nghe để nghe những tiếng động này khi bạn hít thở sâu.

Bạn có một lá gan bị sưng hay bị đau ở vùng bụng phải, chán ăn, đầy bụng. Điều này cho thấy máu bị đọng lại trong lá gan do suy tim phải.

Bạn bị sưng ở chân, mắt cá, chân hay lưng dưới khi nằm xuống. Tích tụ chất lỏng xảy ra trong ngày và qua đêm. Suy tim có thể nặng hơn, tích tụ chất lỏng không biến mất.

Một vài người mắc những triệu chứng suy tim sớm thường không có những phát hiện lâm sàng này.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ và những vấn đề liên quan bạn nên tìm hiểu

(82)
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh xương khớp thường gặp, có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Những biến chứng ... [xem thêm]

Cãi nhau trước mặt con sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

(28)
Trong cuộc sống, đôi khi có những lúc vợ chồng “cơm không lành canh không ngọt” dẫn đến tranh luận hay thậm chí là cãi nhau trước mặt con. Nếu ở một ... [xem thêm]

Đối phó với căng thẳng khi bệnh tiểu đường

(95)
Bạn có biết căng thẳng và bệnh tiểu đường cũng có mối liên hệ với nhau không? Tình trạng căng thẳng cho dù là tinh thần hay thể chất đều có thể tác ... [xem thêm]

Trẻ chậm nói phải làm sao? Câu hỏi đã có lời giải đáp

(33)
Trẻ chậm nói phải làm sao? Đây là câu hỏi chung của hàng nghìn cha mẹ có con bị chậm nói. Nhiều phụ huynh thì nghĩ rằng trẻ chậm nói không có gì đáng ... [xem thêm]

Da khô ở bàn chân, chỉ cần biết cách chăm sẽ đỡ!

(45)
Bạn thường bị nứt nẻ vì da khô ở bàn chân? Đã đến lúc bạn tìm cách phục hồi lại làn da mềm mại cho đôi chân ngọc ngà rồi đấy!Da khô, sần sùi ... [xem thêm]

Thuốc statin: Dũng sĩ đối phó cao huyết áp

(78)
Thuốc statin hỗ trợ quá trình điều trị cao huyết áp bằng cách giảm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp xuất hiện trong động mạch.Trong quá trình điều trị cao ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sởi: Những điều mẹ nên biết

(88)
Sởi là bệnh dễ lây lan và có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh. Nguyên do là các bé còn quá nhỏ, không thể tiêm vaccine phòng ngừa sởi. Là một người mẹ, ... [xem thêm]

5 lời khuyên dành cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

(32)
Cách tăng ham muốn ở phụ nữ mãn kinh sẽ giúp cuộc yêu giữa bạn và chồng thêm nồng cháy hơn để sợi dây gắn kết hai bạn không bao giờ nhạt phai. Phụ nữ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN