Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sởi: Những điều mẹ nên biết

(4.23) - 88 đánh giá

Sởi là bệnh dễ lây lan và có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh. Nguyên do là các bé còn quá nhỏ, không thể tiêm vaccine phòng ngừa sởi. Là một người mẹ, bạn cần tìm hiểu về cách phòng tránh và chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị sởi để giảm tối đa biến chứng.

Nguy cơ bệnh sởi đối trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc sởi khi:

  • Trong cộng đồng nơi trẻ sinh sống đang có dịch sởi
  • Trẻ không được bú sữa mẹ
  • Bé có anh chị em lớn hơn từng mắc bệnh sởi

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sởi

Trẻ nhiễm bệnh sởi sẽ có thời gian ủ bệnh từ 7-21 ngày. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi không có nhiều khác biệt so với các nhóm tuổi khác. Sau thời kỳ ủ bệnh, trẻ sẽ có đầy đủ các triệu chứng sau:

  • Sốt cao trên 39°C
  • Viêm đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài
  • Mắt đỏ có gỉ, sưng mí mắt
  • Phát ban theo thứ tự từ đầu, mặt, cổ, sau đó lan dần sang các khu vực khác của cơ thể

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sởi đúng cách

Khi con trẻ không may bị sởi, bạn cần:

  • Cách ly bé, nếu bé bị sốt thì dùng thuốc hạ sốt. Không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Sau bệnh sởi, bé sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng rất cao. Vì vậy, chế độ ăn cho bé phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, nhất là vitamin A, đồng thời tăng cường lượng nước
  • Giữ vệ sinh thân thể bé, vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh thật tốt
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh ăn thức ăn cứng làm tổn thương đường tiêu hóa
  • Người chăm sóc trẻ bệnh phải đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với bé
  • Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng
  • Nếu bé có các dấu hiệu như sốt cao liên tục, khó thở, mệt mỏi, phát ban đã lặn hết nhưng vẫn sốt thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Những điều cần biết về vaccine sởi

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu người mẹ đã từng tiêm vaccine phòng bệnh sởi thì có thể truyền các kháng thể cho con trong quá trình mang thai. Chính những kháng thể này sẽ giúp trẻ sơ sinh được bảo vệ tự nhiên cho đến 6 tháng tuổi.

Lý do trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không được tiêm vaccine phòng ngừa bệnh sởi là do có sự tồn tại của các kháng thể do mẹ truyền sang. Nếu tiêm vaccine trong thời gian này, hệ miễn dịch của bé sẽ không hoạt động với vaccine nữa.

Khi bé qua 6 tháng tuổi, bạn vẫn không thể tiêm vaccine cho trẻ cho tới khi đủ 9 tháng tuổi, vì lúc này hệ miễn dịch của bé vẫn yếu, không đủ mạnh để đáp ứng lại với vaccine.

Vaccine sởi đơn sẽ được tiêm cho trẻ khi bé đủ 9 tháng tuổi. Vaccine sởi kết hợp quai bị, rubella (MMR) sẽ được tiêm khi bé đủ 12 tháng trở lên.

Phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ sơ sinh

Những cách giúp mẹ bảo vệ bé khỏi bệnh sởi là:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi tiếp xúc với trẻ. Nhắc nhở mọi người trong gia đình và những người xung quanh bé nên làm theo
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với quá nhiều người và các bé khác có dấu hiệu bệnh sởi
  • Khử trùng đồ vật và các bề mặt trong nhà thường xuyên
  • Cho trẻ bú sữa mẹ, vì trong sữa mẹ có các kháng thể tự nhiên giúp phòng chống nhiễm trùng
  • Thay quần áo cho bé thường xuyên, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ phòng của trẻ luôn thông thoáng, sạch sẽ
  • Không nên cho trẻ sơ sinh đi đến những nơi đông người. Virus sởi là virus dễ lây nhiễm nhất, khi người bệnh ho, hắt hơi sẽ đẩy virus vào không khí. Trẻ sẽ dễ hít virus này từ không khí vào trong cơ thể
  • Hạn chế số người tiếp xúc với trẻ. Bạn không nên cho bất kỳ người nào mà bạn chưa chắc chắn họ đã tiêm phòng sởi tiếp xúc với bé. Ngay cả những người thân trong gia đình, cũng cần đi tiêm phòng sởi khi trong nhà có trẻ sơ sinh.
  • Tình trạng bệnh viện quá tải bệnh nhân sởi là nguyên nhân lây nhiễm chéo bệnh sởi cho bé. Do đó, bạn chỉ nên đưa con đến viện khi thực sự cần thiết.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hàm lượng homocysteine cao ảnh hưởng đến mạch máu

(82)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm homocysteineBộ phận cơ thể/Mẫu thử: máuTìm hiểu chungXét nghiệm homocysteine là gì?Homocysteine là một phân tử gồm 20 amino acid ... [xem thêm]

Cách nuôi con ăn dặm kiểu Tây cho bé từ 1 đến 2 tuổi

(43)
Chúng tôi gợi ý cho bạn thực đơn chi tiết của một ngày khi bạn muốn nuôi con ăn dặm kiểu Tây với đầy đủ dưỡng chất cần thiết.Khác với cách ăn dặm ... [xem thêm]

Hiểu rõ hơn về các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên

(67)
Hầu hết phụ nữ đều mơ về một làn da không tì vết. Đó là lí do vì sao họ đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào các sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Sa tử cung khi mang thai nguy hiểm đến mức nào?

(94)
Mang thai có thể ảnh hưởng đến người phụ nữ theo nhiều cách bất ngờ. Việc các nội tiết dao động, thay đổi sinh lý và tâm lý mà mẹ bầu trải qua sẽ ... [xem thêm]

Đọc và hiểu bảng phân độ tăng huyết áp

(50)
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt huyết áp của bản thân, đồng thời tránh phụ thuộc vào thuốc điều ... [xem thêm]

Mẹo ăn uống và bí kíp giảm cân hiệu quả

(69)
Duy trì trọng lượng ổn định không những giúp bạn có sức khỏe thể chất tốt mà tinh thần cũng luôn thoải mái, đồng thời ngăn ngừa bệnh tật. Tăng cân, ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn bảo quản mứt dừa được lâu

(94)
Mứt dừa từ xa xưa đã được đưa vào làm món ngon quen thuộc để thết đãi các vị khách trong những ngày Tết. Cách làm mứt dừa thường khá đơn giản nhưng ... [xem thêm]

Dấu hiệu của bệnh lậu bạn cần biết

(100)
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Nó ảnh hưởng đến hàng trăm triệu đàn ông và phụ nữ trên thế giới. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN