Nguy cơ tái phát của bệnh thủy đậu, có hay không?

(4.21) - 75 đánh giá

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan, nhưng bệnh thủy đậu có tái phát không? Câu trả lời là có khả năng này, dù rất hiếm.

Thủy đậu đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh, người lớn và những người có hệ miễn dịch yếu. Virus varicella-zoster (VZV) là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. Triệu chứng của bệnh là phát ban giống như mụn nước. Các ban thường xuất hiện đầu tiên ở lưng và mặt, sau đó lan rộng khắp cơ thể.

Tổng số mụn nước trên người một bệnh nhân thủy động dao động từ 250-500, bên trong chứa đầy chất lỏng. Sau đó chúng vỡ ra, chuyển thành vết loét và cuối cùng đóng vảy. Phát ban có thể gây ngứa và thường đi kèm mệt mỏi, đau đầu, sốt, chán ăn.

Virus thủy đậu

Bạn có thể không bị thủy đậu hai lần, nhưng virus varicella-zoster dễ quay lại hoành hành cơ thể bạn lần thứ hai. Sau khi bạn hết bệnh thủy đậu, virus varicella-zoster không bị tiêu diệt hoàn toàn mà nằm im trong mô thần kinh của bạn. Sau nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, virus hoạt động trở lại và gây ra một tình trạng liên quan gọi là bệnh zona thần kinh.

Bệnh zona cũng đặc trưng bởi những nốt mụn nước gây đau đớn. Phát ban phát triển ở một bên mặt hoặc cơ thể và thường kéo dài khoảng ba tuần. Các mụn nước đóng vảy trong vòng một hoặc hai tuần.

Sự lây lan của virus thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây truyền từ người sang người. Hít thở không khí do một người bị thủy đậu thở ra, ho hoặc hắt hơi có thể khiến bạn tiếp xúc với virus gây bệnh. Thủy đậu cũng dễ lây lan qua tiếp xúc với chất lỏng trong mụn nước phát ban.

Nếu bị thủy đậu, bạn sẽ có khả năng lây bệnh cho người khác trong khoảng 2 ngày trước khi phát ban. Sau đó, bạn vẫn tiếp tục truyền nhiễm bệnh cho đến khi mụn nước đóng vảy hoàn toàn.

Nếu là người khỏe mạnh, bạn có thể mắc bệnh thủy đậu thông qua tiếp xúc với một người bị bệnh này, chẳng hạn như:

  • Ở chung phòng với họ ít nhất 15 phút
  • Chạm vào nốt ban của họ
  • Chạm hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với họ

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị nhiễm virus thủy đậu nếu chạm vào nốt ban của một người bị bệnh zona.

Bệnh thủy đậu có tái phát không?

Mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra, nhưng bạn có khả năng bị thủy đậu nhiều lần. Phần lớn những người đã bị thủy đậu sẽ được miễn dịch trong phần còn lại của cuộc đời. Số ít có thể bị nhiễm virus thủy đậu lần thứ hai. Trường hợp này xảy ra nếu:

  • Bạn mắc bệnh thủy đậu lần đầu tiên khi chưa đầy 6 tháng tuổi
  • Lần mắc bệnh thủy đậu đầu của bạn cực kỳ nhẹ
  • Bạn có hệ thống miễn dịch yếu

Trong một số trường hợp, một người tưởng như mình bị bệnh thủy đậu lần thứ hai, nhưng thực ra họ chưa hề mắc bệnh trước đó. Một số bệnh khác (như sởi, rubella, đậu mùa) cũng có triệu chứng khá giống thủy đậu. Thế nên, có thể trước đây họ từng bị một trong những căn bệnh này và bị chẩn đoán sai là thủy đậu.

Cách điều trị bệnh thủy đậu

Phần lớn bệnh nhân thủy đậu đều tự khỏi bệnh mà không cần đến phương pháp điều trị nào. Trong trường hợp các triệu chứng quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng:

  • Thuốc giảm đau nonaspirin như acetaminophen (Tylenol) giúp hạ sốt
  • Các loại thuốc bôi ngoài da không cần kê đơn như kem dưỡng da calamine để giảm ngứa

Lưu ý: Trẻ em và bất cứ ai dưới 18 tuổi tuyệt đối không được dùng aspirin khi bị bệnh. Aspirin có nguy cơ gây ra một tình trạng hiếm gặp nhưng dễ gây tử vong có tên là hội chứng Reye.

Nếu bác sĩ nhận thấy bạn hoặc con bạn có khả năng phát triển một bệnh khác nghiêm trọng hơn, họ sẽ đề nghị sử dụng một loại thuốc chống virus, chẳng hạn như acyclovir (Zovirax).

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách quan hệ sau khi sinh em bé để “giữ lửa” hôn nhân

(87)
Sau 9 tháng dài đằng đẵng mang thai, bạn dành hết thời gian để chăm sóc thiên thần nhỏ của mình và sau đó cảm thấy bị “shock” khi niềm vui gối chăn đang ... [xem thêm]

Những điều cần biết về nghiện rượu

(82)
Nghiện rượu là căn bệnh mãn tính không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người nghiện mà còn cho những người xung quanh. Người nghiện rượu thường có thêm ... [xem thêm]

Vượt qua nỗi buồn khi mong con gái nhưng lại sinh con trai và ngược lại

(15)
Dẫu biết sinh con trai hay gái tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng không ít mẹ bầu cảm thấy buồn vì siêu âm con gái trong khi đang muốn có con trai và ... [xem thêm]

Những sai lầm trong điều trị cơ xương khớp

(98)
Nhiều bệnh nhân mắc phải sai lầm trong điều trị cơ xương khớp như không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ mà tự làm theo cách của mình. Điều này ... [xem thêm]

Máy đo nhịp tim có thể giúp ngăn chặn đột quỵ

(91)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

7 Lưu ý hạn chế tình trạng mụn ẩn dưới da

(42)
Mụn xuất hiện là do nang lông bị bít tắc bởi dầu, tế bào chết và vi khuẩn. Trong một số trường hợp, mụn ẩn dưới da sẽ hình thành dưới bề mặt da ... [xem thêm]

8 dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ bạn nên biết

(27)
Thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ. Do đó, bạn nên sớm nhận diện dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ để bổ sung kịp ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về chứng đổ mồ hôi lạnh

(86)
Chứng đổ mồ hôi lạnh đôi khi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn như nhiễm trùng máu, hạ đường huyết hay đau tim. Bạn cần tìm được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN