Người phẫu thuật chuyển giới có sinh con được không?

(3.58) - 88 đánh giá

Người phẫu thuật chuyển giới có sinh con được không? Thực tế, những người chuyển giới không trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính có thể sẽ không có bất kỳ vấn đề nào về khả năng sinh sản. Tuy nhiên, những người đã phẫu thuật có thể gặp khó khăn cho việc có con.

Mong ước có con là một điều rất thiêng liêng đối với hầu hết phụ nữ. Đối với những người chuyển giới, niềm khao khát càng cháy bỏng và mãnh liệt hơn vì họ rất khó có thể mang thai. Họ luôn mang nỗi lo lắng trong người, không biết sau khi phẫu thuật chuyển giới có sinh con được không? Thực tế, một số phương pháp có thể giúp người chuyển giới. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện các phương pháp này.

Người chuyển giới: thách thức của việc mang thai

Ở những người phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ, bác sĩ sẽ tạo ra âm vật. Tuy nhiên, buồng trứng, tử cung và cổ tử cung không thể tạo ra bằng phẫu thuật được. Khoa học cấy ghép, tiên tiến như hiện nay, không đủ cho phép cấy ghép hệ thống sinh sản của phụ nữ.

Tương tự như vậy, phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam có thể tạo dương vật, bìu và thậm chí tinh hoàn hoàn hảo cho việc quan hệ tình dục, nhưng chúng không hoạt động như cơ quan sinh sản.

May mắn thay, vẫn có nhiều cách để người chuyển giới có thể có con. Dưới đây là một số lựa chọn:

Trước khi điều trị bằng hormone và/hoặc phẫu thuật

Công nghệ bảo quản lạnh giúp nam giới chuyển giới có thể bảo quản trứng trước khi phẫu thuật. Quá trình này bắt đầu bằng cách tiêm kích thích tố giúp kích thích buồng trứng trong 10 đến 12 ngày, kết hợp với giám sát chặt chẽ bằng cách sử dụng siêu âm và nồng độ estrogen. Đến lúc lấy trứng, bệnh nhân sẽ được gây mê nhẹ. Bác sĩ sẽ lấy trứng ra qua âm đạo bằng một cây kim nhỏ. Thu hồi trứng được coi là một thủ thuật an toàn và thời gian phục hồi nhanh. Trứng lấy ra được đông lạnh ngay lập tức và duy trì bảo quản lạnh cho đến khi sẵn sàng sử dụng. Ứng cử viên lý tưởng là những người khoảng 30 tuổi. Tương tự, phụ nữ chuyển giới có thể chọn đóng băng tinh trùng của họ để sử dụng sau này, thông qua bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Sau liệu pháp hormone

Khi bạn bắt đầu thực hiện liệu pháp hormone cho quá trình chuyển đổi, những nỗ lực sinh sản cần phải ngừng trong liệu pháp hormone. Ngừng điều trị bằng hormone có thể dẫn đến những thay đổi về thể chất và tinh thần gây rối loạn cho người chuyển giới. Những người này cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần như là một phần của điều trị.

Cho đến nay, ảnh hưởng của việc tiếp xúc lâu dài của hormone lên trứng và tinh trùng vẫn chưa được biết đến. Nếu bạn chọn cách này, nên biết về giới hạn của khoa học hiện tại.

Theo các nghiên cứu, dù cho bạn có dùng liệu pháp hormone lâu dài, sau khi ngừng testosterone, kinh nguyệt sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với testosterone có thể có tác động đến chức năng buồng trứng.

Đối với phụ nữ chuyển giới, việc tái sản xuất tinh trùng sau liệu pháp hormone có thể phức tạp hơn. Theo các nghiên cứu, sẽ mất vài tháng tinh trùng sản xuất trở lại. Đôi khi, bạn có thể không còn sản xuất tinh trùng được nữa.

Các lựa chọn phi sinh học

Người chuyển giới đã trải qua phẫu thuật chuyển giới hoặc không muốn ngừng điều trị hormone, sẽ có những lựa chọn khác, bao gồm trứng và tinh trùng từ những người hiến và người mang thai hộ.

Nếu bạn là người chuyển giới và muốn có con, điều quan trọng là bạn phải nắm rõ thông tin về các phương pháp. Hỗ trợ sinh sản cho người chuyển giới vẫn là lĩnh vực mới, không có hướng dẫn thực hành chính thức. Vì vậy, an toàn nhất là bạn tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe chuyên môn về nội tiết sinh sản và/hoặc tiết niệu để có những rủi ro thấp nhất và kết quả tốt nhất.

Chúng tôi không cung cấp tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các món ngon với quả sấu bạn có thể nấu ngay

(22)
Quả sấu chua chua là đặc sản miền Bắc mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như chữa đau họng, khử trùng hay thanh lọc cơ thể. Bạn còn có thể dùng loại quả ... [xem thêm]

5 điều bạn nên biết khi tắm trắng bằng sữa tươi

(32)
Khi bạn tắm trắng bằng sữa tươi, làn da sẽ trở nên mềm mại và trắng trẻo một cách tự nhiên. Liệu pháp làm đẹp tại nhà này còn giúp bạn tẩy lớp da ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ tiểu đường

(35)
Có rất nhiều loại thực phẩm, nhưng loại nào tốt và loại nào sẽ làm bệnh tiểu đường tồi tệ hơn? Nếu bạn biết lựa chọn đúng loại và ăn đủ ... [xem thêm]

Chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)

(17)
Tìm hiểu chungBệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý) là bệnh gì?Chán ăn thần kinh hay còn gọi là chán ăn tâm thần hoặc biếng ăn tâm lý. Đây là một chứng ... [xem thêm]

4 bước cơ bản giúp bạn bảo vệ sức khỏe thận hiệu quả

(15)
Nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn tính thường là do biến chứng từ các bệnh lý liên quan đến thận, nhưng cũng có thể là do bệnh đái tháo đường và huyết ... [xem thêm]

14 điều bạn nên làm khi chuẩn bị sinh con đầu lòng

(79)
Sau khi kết hôn, có lẽ bạn sẽ dự định sinh con đầu lòng trong niềm vui sướng và háo hức. Tuy nhiên, vì đây là lần đầu tiên làm cha mẹ nên bạn có thể ... [xem thêm]

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có nên kiêng caffeine không?

(80)
“Bị trào ngược dạ dày thực quản có nên kiêng caffeine?” là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân cần caffeine để tỉnh táo hàng ngày. Thiếu đồ uống có ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh ngủ ngáy

(53)
Trẻ sơ sinh thường phát ra tiếng ồn, đặc biệt là những lúc say ngủ. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh ngủ ngáy không được xem như dấu hiệu cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN