Thoái hóa cột sống là bệnh lý cơ xương khớp rất phổ biến hiện nay. Tuổi tác càng cao thì diễn biến bệnh càng tiển triển nhanh hơn. Ngoài ra, việc ngồi sai tư thế hay ít vận động cũng góp phần gây bệnh.
Người bị thoái hóa cột sống rất ngại các hoạt động thể dục thể thao vì những cơn đau có thể xuất hiện. Tuy nhiên, càng ít vận động thì tình trạng bệnh sẽ càng diễn biến nặng hơn. Nhiều bệnh nhân thoái hóa cột sống thường chọn cách đi bộ nhưng không chắc chắn về tác động của nó lên sức khỏe. Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn sự thật về ảnh hưởng của đi bộ đối với cột sống.
Lợi ích của đi bộ đối với sức khỏe cơ xương khớp
- Tăng cường sức mạnh cho cơ ở bàn chân, cẳng chân, hông và thân người. Đi bộ giúp nâng cao sự dẻo dai cho cột sống và giữ cho lưng thẳng.
- Hỗ trợ cấu trúc cột sống. Đi bộ là hoạt động đơn giản nhằm giúp cho quá trình tuần hoàn trong cơ thể diễn ra suôn sẻ hơn, thúc đẩy chất dinh dưỡng đi nuôi các mô mềm và giúp đào thải độc tố.
- Cải thiện tư thế và sức khỏe cột sống. Đi bộ kết hợp với các hoạt động căng giãn cơ thể nhẹ nhàng cho phép hệ cơ xương di chuyển linh hoạt hơn, ngăn ngừa những chấn thương đáng tiếc.
- Tăng cường độ chắc khỏe của xương và giảm nguy cơ loãng xương. Đi bộ hằng ngày có thể phòng tránh các bệnh thoái hóa khớp và hỗ trợ giảm thiểu các cơn đau gây ra.
- Đi bộ giúp kiểm soát cân nặng. Duy trì thói quen tập luyện thể dục, không riêng gì đi bộ, giúp kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng, đặc biệt ở người cao tuổi khi sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm hơn.
Với những người đang phải đối mặt với tình trạng đau lưng, đi bộ ở mức vừa phải, theo chỉ dẫn của bác sĩ, sẽ giúp duy trì và nâng cao sự linh hoạt cho cơ xương trong những hoạt động hằng ngày khác, đồng thời đẩy lùi nguy cơ cơn đau lưng diễn biến nặng hơn.
Những lưu ý vàng trong quá trình đi bộ
- Khởi động nhẹ đầu gối trước khi đi bộ
- Với người mới bắt đầu, bạn nên bước đi nhẹ nhàng, sau đó tăng dần tốc độ và bước đi dứt khoát hơn
- Tư thế đi bộ cần chuẩn xác với lưng thẳng và đầu hướng về phía trước, thả lỏng vai
- Lựa chọn giày phù hợp giúp nâng đỡ bước chân
- Nếu cơn đau trở nặng sau khi tập, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và hướng điều trị thích hợp.
Với căn bệnh thoái hóa cột sống, bạn đừng nên tự ý dùng thuốc giảm đau. Nên tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra cơn đau và xây dựng một phác đồ điều trị thích hợp với từng bệnh nhân mà không dùng thuốc hay hay phẫu thuật. Vì vậy, bên cạnh việc tập luyện tại nhà, thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị dứt điểm là điều rất quan trọng để bạn giải tỏa cơn đau và lấy lại niềm vui cuộc sống nhé.