Tập thể dục khi đang ốm có tốt không?

(3.52) - 27 đánh giá

Nhiều người vẫn tập thể dục khi đang ốm để mong chóng khỏe hơn hoặc chỉ đơn giản là vì không muốn bỏ lỡ một buổi tập nào. Tuy nhiên, sự cố gắng này có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe nếu bạn mắc một số căn bệnh cần được nghỉ ngơi đấy!

Việc tập thể dục khi đang ốm có nên hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ nặng nhẹ của bài tập. Vì vậy, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các trường hợp nên và không nên tập thể dục khi đang ốm nhé!

Nhiều chuyên gia sử dụng quy tắc “phía trên cổ” khi tư vấn cho bệnh nhân về việc có nên tập thể dục khi đang ốm hay không. Theo lý thuyết này, nếu bạn chỉ gặp phải các triệu chứng ở trên cổ như nghẹt mũi, hắt hơi hoặc đau tai, bạn có thể tập thể dục. Mặt khác, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng dưới cổ như buồn nôn, đau nhức cơ thể, sốt, tiêu chảy… bạn nên ngưng tập luyện cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Trường hợp nên tập thể dục khi đang ốm

Bạn có thể tập thể dục khi đang ốm khi thuộc các trường hợp sau đây:

1. Cảm lạnh nhẹ

Cảm lạnh nhẹ là tình trạng bạn nhiễm siêu vi vùng mũi và họng. Mặc dù các triệu chứng khác nhau tùy theo từng người, nhưng hầu hết đều gặp các triệu chứng như nghẹt mũi, nhức đầu, hắt hơi và ho nhẹ. Khi bạn bị cảm lạnh nhẹ, bạn vẫn có thể tập thể dục nếu bạn cảm thấy cơ thể đủ sức hoặc bạn có thể cân nhắc giảm cường độ tập luyện hoặc rút ngắn thời gian tập tùy vào sức khỏe của bạn.

Nếu bạn tập thể dục khi đang bị cảm lạnh nhẹ, bạn nên che miệng khi hắt hơi hoặc ho để bảo vệ sức khỏe của bạn và mọi người xung quanh.

2. Đau tai

Đau tai là một cơn đau khiến bạn có cảm giác âm ỉ hoặc nóng rát có thể nằm ở một hoặc cả hai tai, có thể do nhiễm trùng xoang, đau họng, nhiễm trùng răng… Bạn có thể tập thể dục khi đau tai miễn là cảm giác thăng bằng của bạn không bị ảnh hưởng và tình trạng nhiễm trùng đã được loại trừ.

Một số loại nhiễm trùng tai có thể làm bạn mất thăng bằng, gây sốt và các triệu chứng khác có thể gây nguy hiểm khi tập thể dục, bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn trước khi tập luyện.

3. Nghẹt mũi

Tình trạng nghẹt mũi có thể gây cho bạn cảm giác bực bội và khó chịu. Trên thực tế, tập thể dục có thể giúp mở thông mũi, giúp bạn thở tốt hơn. Bạn hãy cân nhắc xem tình trạng sức khỏe của mình trước khi tập hoặc giảm cường độ và thời gian tập luyện. Bạn có thể đi bộ nhanh hoặc đi xe đạp để tập thể dục khi đang ốm.

Bạn nên chú ý vệ sinh đúng cách tại phòng tập thể dục, đặc biệt là khi bị sổ mũi. Hãy lau sạch thiết bị sau khi bạn sử dụng để tránh lây lan vi trùng.

4. Đau họng nhẹ

Đau họng thường do nhiễm virus như cảm lạnh hoặc cúm. Nếu bạn đang bị đau họng nhẹ do cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng, bạn có thể tập thể dục an toàn. Trong một số tình huống nếu bạn đau họng liên quan đến sốt, ho khan hoặc khó nuốt, bạn nên ngưng tập thể dục cho đến khi bác sĩ cho phép.

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng khác thường liên quan đến cảm lạnh như mệt mỏi và nghẹt mũi, bạn hãy cân nhắc giảm cường độ tập thể dục bình thường. Bên cạnh đó, bạn hãy bù nước cho cơ thể bằng nước mát là một cách để làm dịu cơn đau họng trong khi tập thể dục.

Bạn có thể tập thể dục khi đang ốm nếu gặp tình trạng như cảm lạnh nhẹ, đau tai, nghẹt mũi và đau họng. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi tập luyện.

Trường hợp không nên tập thể dục khi đang ốm

Bạn không nên tập thể dục khi bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

1. Sốt cao

Khi bạn bị sốt, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên trên mức bình thường, dao động trong khoảng hơn 37°C. Cơn sốt có thể do nhiều thứ gây ra, nhưng thường bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Sốt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như suy nhược, mất nước, đau cơ và chán ăn.

Việc bạn tập thể dục khi đang sốt làm tăng nguy cơ mất nước và có thể sốt nặng hơn. Ngoài ra, sốt làm giảm sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng của bạn, làm tăng nguy cơ chấn thương khi tập luyện.

2. Ho dai dẳng

Ho là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với các chất kích thích hoặc chất lỏng giúp bảo vệ đường thở. Tuy nhiên, các cơn ho dai dẳng có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm hoặc thậm chí là viêm phổi. Ho dai dẳng có thể khiến bạn khó thở sâu, đặc biệt là khi nhịp tim của bạn tăng lên trong khi tập thể dục, điều này khiến bạn dễ bị khó thở và mệt mỏi.

Ho có đờm có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một tình trạng y tế khác, bạn cần nghỉ ngơi và cần được bác sĩ điều trị. Khi đến phòng tập, bạn ho có thể lây nhiễm cho những người cùng tập thể dục với bạn.

3. Bệnh dạ dày

Các bệnh về dạ dày có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, co thắt dạ dày và chán ăn. Tiêu chảy và nôn mửa khiến bạn có nguy cơ bị mất nước, hoạt động thể chất yếu hơn làm tăng khả năng chấn thương trong quá trình tập luyện. Nếu bạn đang bị bệnh dạ dày, bạn có thể vận động duỗi nhẹ hoặc tập yoga tại nhà.

4. Triệu chứng cúm

Cúm là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây ra các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau họng, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau đầu, ho và nghẹt mũi. Cúm có thể nhẹ hoặc nặng, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, thậm chí có thể gây tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng. Cúm có thể gây ra tình trạng sốt khiến người mắc bệnh có nguy cơ mất nước cơ thể, gây nguy hiểm cho cơ thể khi bạn tập thể dục.

Mặc dù phần lớn bệnh cúm có thể khỏi trong vòng chưa đầy hai tuần, nhưng nếu bạn tập thể dục khi đang ốm có thể kéo dài bệnh cúm và trì hoãn sự phục hồi của bạn.

Lưu ý trước khi tập thể dục trở lại

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch. Điều quan trọng là bạn cần để cho cơ thể hoàn toàn khỏi bệnh trước khi trở lại tập thể dục.

Một số người lo lắng rằng nghỉ tập thể dục vài ngày sẽ gây ra tình trạng mất cơ bắp và sức mạnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu hết mọi người khi ngưng tập thể dục sẽ mất cơ trong khoảng 3 tuần và suy giảm sức mạnh trong khoảng 10 ngày.

Khi các triệu chứng giảm dần, bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng trở lại nhưng đừng quá sức. Vào ngày đầu tiên trở lại phòng tập thể dục, bạn hãy bắt đầu với các bài tập cường độ thấp, thời gian ngắn và bổ sung đủ nước khi tập.

Khi bạn cảm thấy đã khỏi bệnh để tập thể dục nhưng cơ thể còn yếu, bạn có thể giảm cường độ hoặc thời gian tập luyện. Việc tập thể dục sau khi khỏi bệnh sẽ có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn, tuy nhiên bạn cần phải lắng nghe cơ thể và lời khuyên của bác sĩ trước khi quyết định tập luyện trở lại.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 kinh nghiệm đi phượt giúp bạn luôn an toàn

(57)
Có những ngày áp lực, mệt mỏi khiến bạn chỉ muốn xách ba lô lên và đi? Khi ấy bạn cần tìm hiểu trước các kinh nghiệm đi phượt để có thể tự tin ... [xem thêm]

Mất kinh

(16)
Tìm hiểu chungHiện tượng mất kinh là gì?Mất kinh hay còn gọi vô kinh, là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên cân bằng pH âm đạo?

(100)
Độ pH âm đạo đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, mãn kinh… Nếu biết cách cân bằng pH âm đạo, ... [xem thêm]

3 điều bạn nên biết khi ăn ngũ cốc giảm cân

(28)
Bí quyết ăn ngũ cốc giảm cân sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo sức khỏe, nhưng nếu bỏ qua một số nguyên tắc thì vẫn có nguy cơ tăng ... [xem thêm]

Mẹo để người trẻ vận động nhiều hơn

(87)
Tập thể dục và vận động thể chất không chỉ có lợi cho cơ thể mà còn tốt cho tinh thần của các teen. Tập thể dục thường xuyên giúp bạn có cân nặng ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa đau nửa đầu và đột quỵ

(77)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

10 bí quyết chăm sóc ba mẹ lớn tuổi

(52)
Người ta hay nói: “Ba mẹ nuôi con bằng trời bằng biển, con nuôi ba mẹ tính tháng tính ngày”, việc chăm sóc ba mẹ lớn tuổi từ xưa đã là một đạo hiếu ... [xem thêm]

Dùng trái cây một cách thông minh

(56)
Có lẽ bạn đã từng băn khoăn rằng liệu việc thêm trái cây vào thực đơn hằng ngày của mình có mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn không. Câu trả lời ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN