Người bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì?

(4.2) - 31 đánh giá

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho sức khỏe. Bạn nên tìm hiểu xem người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì để có lựa chọn thích hợp cho chính mình cũng như người thân trong gia đình.

Tăng huyết áp hay cao huyết áp là một trong số các bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, cứ ba người trưởng thành sẽ có một người mắc bệnh. Thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ hạ huyết áp, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận.

Qua bài viết này, Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì.

Người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì?

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng một số loại thực phẩm có thể làm giảm huyết áp cao. Họ xem xét loại thực phẩm nào giúp ích cho huyết áp và làm thế nào để kết hợp chúng vào chế độ ăn uống lành mạnh.

1. Quả mọng

Quả việt quất và dâu tây có chứa các hợp chất chống oxy hóa thường được biết đến qua tên gọi anthocyanin, một loại flavonoid.

Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn với hơn 34.000 người bị tăng huyết áp là tình nguyện viên. Họ phát hiện ra rằng những người có lượng anthocyanin hấp thụ cao nhất, chủ yếu từ quả việt quất và dâu tây, đã giảm 8% nguy cơ tăng huyết áp so với những người không hấp thụ anthocyanin hoặc có nhưng ít.

Vì vậy, hãy thưởng thức quả mọng như một món ăn nhẹ hoặc món ngọt sau bữa ăn như một cách điều trị tăng huyết áp đơn giản. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm chúng vào sinh tố và bột yến mạch.

2. Chuối

Chuối cũng là một ứng cử viên đáp ứng được nhu cầu bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì. Loại trái cây này chứa nhiều kali, một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tăng huyết áp.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kali không chỉ làm giảm tác dụng của natri mà còn có tác dụng tích cực đến thành mạch máu.

Người trưởng thành nên đặt mục tiêu hấp thụ 4.700mg kali mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu kali khác bao gồm:

  • Dưa mật
  • Cá chim
  • Nấm
  • Khoai lang
  • Cà chua
  • Cá ngừ

Tuy nhiên, những người vốn đang mắc bệnh liên quan đến thận, như suy thận, cần nói chuyện kỹ với bác sĩ về hàm lượng kali tối ưu trong cơ thể.

3. Kiwi

Theo kết quả từ nghiên cứu gần đây, một khẩu phần kiwi hàng ngày có thể hỗ trợ giảm huyết áp ở những người bệnh cao huyết áp mức độ nhẹ.

Các chuyên gia cũng đã so sánh tác dụng của táo và kiwi đối với những người bị huyết áp cao. Họ phát hiện ra rằng ăn ba quả kiwi mỗi ngày trong tám tuần sẽ dẫn đến tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương giảm đáng kể so với ăn một quả táo mỗi ngày trong cùng thời gian. Một giả thiết được đặt ra rằng các hoạt chất sinh học trong loại trái cây này là tác nhân hạ huyết áp.

Mặt khác, kiwi cũng rất giàu vitamin C nên có thể cải thiện đáng kể chỉ số huyết áp ở những người tiêu thụ tầm 500mg vitamin mỗi ngày trong khoảng tám tuần.

4. Dưa hấu

Dưa hấu chứa một loại axit amin gọi là citrulline, có khả năng kiểm soát cao huyết áp nên cũng được xếp vào danh sách “Người bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì”.

Citrulline giúp cơ thể sản xuất oxit nitric, một loại khí giúp thư giãn mạch máu và khuyến khích sự linh hoạt trong các động mạch. Những tác dụng này hỗ trợ lưu lượng máu, từ đó có thể làm điều trị tăng huyết áp.

Trong một nghiên cứu, những người trưởng thành bị béo phì và tăng huyết áp nhẹ đã ăn dưa hấu. Kết quả là huyết áp ở mắt cá chân và động mạch cánh tay giảm rõ rệt. Động mạch cánh tay là động mạch chính ở cánh tay trên.

Để tăng lượng citrulline mà cơ thể hấp thụ, bạn hãy thêm dưa hấu vào món salad hoặc làm sinh tố. Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức nó bằng cách cắt miếng, giữ lạnh rồi ăn.

5. Lựu

Theo kết quả của nghiên cứu từ năm 2012, uống một cốc nước ép lựu mỗi ngày trong vòng một tháng có thể làm giảm huyết áp cao trong thời gian ngắn. Các nhà khoa học cho rằng tác dụng này đến từ hàm lượng lớn chất chống oxy hóa trong trái cây này.

Lựu có thể bóc ra ăn hoặc ép lấy nước uống. Nếu chọn mua nước ép lựu có sẵn ở siêu thị, hãy kiểm tra thông tin dinh dưỡng để đảm bảo rằng không có thêm đường trong sản phẩm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thú nuôi và ký sinh trùng

(70)
Thú nuôi có gây bệnh không? Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. ... [xem thêm]

Bất ngờ với những nguyên nhân gây đau tim kỳ lạ

(10)
Các cơn đau tim luôn là mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của bạn bất cứ lúc nào. Cùng điểm qua 7 dấu hiệu cảnh báo sau để tránh khỏi những trường hợp ... [xem thêm]

Mách mẹ 4 cách bảo vệ bé yêu khỏi muỗi đốt

(48)
Làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ luôn là đối tượng hấp dẫn đối với các loài muỗi. Chính vì vậy, mẹ hãy bảo vệ bé khỏi muỗi đốt với 4 mẹo đơn giản ... [xem thêm]

Cách xử lý và phòng tránh dùng insulin quá liều

(77)
Nếu bạn sử dụng quá nhiều insulin thì hàm lượng đường trong máu có thể xuống mức khá thấp dẫn đến mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, thậm chí là co giật, ... [xem thêm]

Bạn đã biết gì về triệu chứng đau mắt đỏ?

(66)
Đau mắt đỏ là một vấn đề nhãn khoa tương đối phổ biến trong những năm gần đây. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể bắt gặp nhiều ... [xem thêm]

Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

(27)
Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào? Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều phụ nữ bị suy giáp đang muốn có con nghĩ đến. Tuyến giáp ảnh ... [xem thêm]

Dương vật bị tróc da là bệnh gì? Biết sớm để kịp thời chữa trị!

(94)
Nếu dương vật bị tróc da, rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lây lan qua đường tình dục hoặc triệu chứng của các vấn đề da liễu. Bạn nên nhận ... [xem thêm]

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em: những điều bố mẹ cần biết

(80)
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em có tỷ lệ mắc phải không cao, tuy nhiên lại gây những hậu quả nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.Trẻ em có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN