Nam giới cần bổ sung loại vitamin nào?

(3.75) - 55 đánh giá

Chúng ta đều biết ba nguyên tắc của một sức khỏe vàng là luyện tập đúng cách, ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, bạn đã thực hiện được bao nhiêu trong số ba điều trên?

Đa số nam giới đều hiểu rằng những thay đổi trong chế độ ăn uống có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tổng quát của họ nhưng chỉ có gần một nửa trong số họ làm điều đó

Hầu hết nam giới có thể cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết nếu họ chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng lưu tâm đến vấn đề này, nhất là khi dinh dưỡng thay đổi theo tuổi tác.

Thật ra, ở mọi độ tuổi, nam giới đều thiếu hầu hết các chất dinh dưỡng. Việc áp dụng chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại dầu tốt cho sức khỏe và giảm bớt các chất béo bão hòa có trong thịt đỏ là nguyên tắc đầu tiên cho một sức khỏe vàng.

Vitamin rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng để duy trì các chức năng của cơ thể. Chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

  • Thúc đẩy chức năng các tế bào;
  • Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển;
  • Hấp thụ các chất dinh dưỡng khác;
  • Ngăn ngừa bệnh tật;
  • Góp phần tăng cường sức khỏe tổng quát.

Nam giới trên 70 tuổi cần nhiều vitamin D hơn so với những người ở độ tuổi trung niên. Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, có đến 72% nam giới không biết đến điều này.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cảnh báo về những loại vitamin chứa hơn 100% chất dinh dưỡng theo mức đề xuất nhưng cũng nói rằng bổ sung một lượng nhất định vitamin tổng hợp có thể giúp bù đắp lượng chất thiếu hụt.

Những loại vitamin cần thiết cho sức khỏe nam giới

Vitamin D

Chúng ta rất khó có thể hấp thụ vitamin D từ thức ăn. Những người làm việc trong nhà không phơi nắng sẽ không hấp thụ đủ số vitamin D cần thiết. Lượng vitamin D tốt cho sức khỏe mà nam giới cần hấp thụ mỗi ngày là 1000 IU (đơn vị đo lường quốc tế).

Những điều cần biết về vitamin D

  • Càng lớn tuổi bạn càng cần vitamin D vì nó hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi và giúp ngăn ngừa xương, cơ suy yếu;
  • Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc thiếu hụt vitamin D có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư kết trực tràng. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nam giới hấp thụ ít vitamin D có thể tăng nguy cơ đau tim gấp 2 lần những người hấp thụ đủ;
  • Mặt khác, hấp thụ quá nhiều vitamin D có thể gây mệt mỏi và nhược cơ. Vì vậy, bạn chỉ nên cung cấp dưới 2.000 IU vitamin D cho cơ thể mỗi ngày nếu như không có chỉ định khác của bác sĩ.

Những nguồn vitamin D tốt cho sức khỏe bao gồm cá hồi, cá mòi, dầu gan cá, sữa, phô mai, lòng đỏ trứng, nước cam, sữa chua và ngũ cốc ăn sáng.

Chất folate cho sức khỏe tim mạch

Folate, hay axit folic là một trong những vitamin B quan trọng. Folate có thể giúp bảo vệ cả hai giới khỏi các bệnh về tim mạch nhờ khả năng ngăn ngừa việc hình thành homocysteine, một chất tạo ra protein nhưng có khả năng dẫn đến các bệnh về tim và huyết quản nếu như chúng sản xuất vượt quá mức cho phép.

Những điều cần biết về folate:

  • Lượng folate khuyến khích cho bạn là 400 mcg một ngày. Bạn có thể cung cấp đủ cho cơ thể từ việc ăn các loại lá rau xanh hoặc đậu mỗi ngày;
  • Folate có thể có trong các loại vitamin tổng hợp dùng hàng ngày nhưng bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống bổ sung nếu như có mức homocysteine thấp. Quá nhiều folate có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư kết trực tràng.

Bạn có thể tìm thấy folate từ các loại thực phẩm bao gồm đậu lima, rau chân vịt, măng tây, cam, dâu và bơ.

Vitamin B12 cho một hệ thần kinh khỏe mạnh

Nam giới cao tuổi sẽ cần nhiều vitamin B này để tăng cường sức khỏe não bộ. Vitamin B12 hỗ trợ các chức năng của hệ thần kinh bao gồm cả việc ghi nhớ. Trầm cảm và bệnh mất trí nhớ là những dấu hiệu cho thấy sự thiếu hụt vitamin B12.

Những điều bạn cần biết về vitamin B12:

  • Lượng vitamin B12 mà cơ thể cần là 2,4 mcg một ngày;
  • Vitamin B12 có thể có trong các loại vitamin tổng hợp. Mặc dù chưa tìm ra tác hại của việc dùng quá liều nhưng bạn cũng không cần bổ sung thêm loại vitamin này nếu như không có chỉ định của bác sĩ.

Vitamin B12 còn có thể tìm thấy trong các nguồn như cá hồi, tôm, thịt bò, thịt gà, sò, trứng, sữa và các loại phô mai.

Vitamin A cho đôi mắt và hệ miễn dịch khỏe mạnh

Vitamin A rất quan trọng cho một đôi mắt sáng khỏe. Nó cũng được biết đến như một loại vitamin kháng khuẩn nhờ vào các hoạt động hỗ trợ hệ miễn dịch.

Những điều bạn cần biết về vitamin A:

  • Liều lượng khuyến khích mỗi ngày là 3.000 IU;
  • Hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây buồn nôn, ói mửa và nhược xương;
  • Thiếu hụt vitamin A là tình trạng không phổ biến. Bạn có thể cung cấp đủ lượng cần thiết bằng rau củ và trái cây. Vitamin A cũng có mặt trong các loại vitamin tổng hợp, tuy nhiên bạn không cần uống thêm bất kì chất bổ sung nào khác.

Bạn có thể tìm thấy nhiều vitamin A trong cà rốt, rau chân vịt, khoai lang, mơ, dưa đỏ, bông cải xanh, trứng, sữa và dầu gan cá.

Vitamin C cho sự phát triển khỏe mạnh

Vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể bằng cách trung hòa các gốc tự do tấn công các tế bào khỏe mạnh. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C giúp làm chậm quá trình lão hóa. Mặc dù không có tác dụng ngăn ngừa cảm cúm nhưng vitamin C vẫn là thành phần quan trọng cho một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.

Những điều bạn cần biết về vitamin C:

  • Không cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể là nguyên nhân của bệnh còi xương và thiếu máu. Còi xương vẫn có thể xảy ra ở một số người trưởng thành suy dinh dưỡng;
  • Lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể nam giới mỗi ngày là 90 mg;
  • Việc cung cấp quá nhiều vitamin C không gây hại cho cơ thể nhưng có thể gây tổn thương dạ dày. Tất cả những gì bạn cần làm để cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể là uống vitamin tổng hợp kết hợp với việc ăn các loại rau củ và trái cây.

Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, ớt chuông, bông cải xanh, cải bruxen, cải bắp, khoai tây, dâu tây, cà chua, kiwi, chanh, bí, dưa hấu, dứa và măng tây.

Một số bệnh có thể cần một vài chế độ ăn uống bổ sung đặc biệt, vì vậy bạn nên đến bác sĩ để biết được nhu cầu dinh dưỡng cụ thể. Hãy áp dụng một chế độ ăn cân bằng, dùng đủ lượng vitamin bổ sung và tổng hợp với 1.000 IU vitamin D mỗi ngày bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Danh sách 10 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em mà Bộ Y tế bắt buộc tiêm chủng

(28)
Bệnh truyền nhiễm ở trẻ đang ngày một diễn biến phức tạp. Mới đây, Bộ Y tế đã ra Thông tư mới nhất về việc trẻ em dưới 5 tuổi cần bắt buộc tiêm ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bé bị đầy hơi?

(22)
Đầy hơi là một trong những hiện tượng hết sức thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đầy hơi hầu như không gây ra biến chứng nghiêm trọng gì cho bé nhưng cảm giác ... [xem thêm]

8 thời điểm uống nước lý tưởng bạn không nên bỏ qua

(57)
Bạn có biết nước uống được coi như một chiếc phao cứu sinh của cơ thể? Nếu lười hay quên uống nước thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng ... [xem thêm]

4 cách chữa loét miệng hiệu quả cho trẻ sơ sinh

(44)
Trẻ thường xuyên quấy khóc, đôi khi kiểm tra vùng miệng của con bố mẹ sẽ phát hiện thấy có những vết loét bên trong. Điều này báo hiệu trẻ đang bị ... [xem thêm]

Hiểu về nguyên nhân bị hắc lào và cách phòng bệnh hiệu quả

(44)
Có nhiều nguyên nhân bị hắc lào mà bạn dễ dàng mắc phải trong sinh hoạt thường ngày. Việc tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn biết cách phòng ... [xem thêm]

Phẫu thuật dương vật to ra có thật sự hiệu quả?

(61)
Nhiều người cho rằng phẫu thuật dương vật to ra là cứu tinh giúp cải thiện kích thước “cậu bé”. Tuy nhiên, các phẫu thuật này liệu có an toàn và hiệu ... [xem thêm]

Phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện

(14)
Hiện nay, việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện không hề dễ dàng. Do đó, các bác sĩ, nhân viên y tế cùng người nhà bệnh nhân cần ... [xem thêm]

Thời kỳ cửa sổ HIV kéo dài bao lâu và có triệu chứng gì?

(12)
Xét nghiệm ngay sau khi nghi ngờ tiếp xúc với HIV có thể không cho kết quả dương tính đúng và giai đoạn này được gọi là “thời kỳ cửa sổ HIV”. Do đó, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN