Mù màu ở trẻ nhỏ gây trở ngại đến cuộc sống của con

(3.95) - 62 đánh giá

Mù màu ở trẻ nhỏ khiến con yêu không phân biệt được màu sắc cũng như gây trở ngại đến cuộc sống sinh hoạt, sở thích cá nhân sau này.

Nếu bé cưng gặp phải vấn đề khi phân biệt màu sắc cũng như thường tỏ ra bối rối, không biết đâu là màu nâu và đỏ, xanh lá và xanh dương thì nhiều khả năng bé đã mắc phải chứng mù màu. Tuy nhiên, trước khi bạn đưa con đến ​​bác sĩ, hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về căn bệnh này nhé.

1. Mù màu là bệnh gì?

Mù màu ở trẻ nhỏ là tình trạng khả năng phân biệt màu sắc bị giảm. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do di truyền và thường thấy ở bé trai nhiều hơn bé gái.

Cụ thể, trẻ bị mù màu sẽ không thể phân biệt được một số màu sắc nhất định như màu đỏ, xanh lá, vàng và xanh da trời. Bệnh về mắt, di truyền và uống một số thuốc có hại là những nguyên nhân có thể gây mù màu.

2. Nguyên nhân gây mù màu ở trẻ nhỏ

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chứng mù màu ở trẻ nhỏ:

Rối loạn di truyền

Tình trạng mù màu thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. Những đứa trẻ mắc bệnh mù màu thường không thể phân biệt được một số màu cơ bản như đỏ, xanh lá cây, xanh dương và vàng. Bệnh có thể có mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng thường sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời.

Do biến chứng của bệnh

Nếu trẻ mắc phải các bệnh như tiểu đường, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh bạch cầu, bệnh tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng thì bé có thể mắc phải chứng mù màu. Những bệnh này có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt. Tuy nhiên, nếu bệnh của bé được chẩn đoán và điều trị sớm thì trẻ sẽ khôi phục lại thị giác bình thường.

Thuốc

Một số loại thuốc có ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc, chẳng hạn như một số loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, nhiễm trùng và rối loạn thần kinh.

Tuổi tác

Trẻ càng lớn thì bệnh sẽ càng trở nên tồi tệ hơn và trẻ sẽ rất khó để phân biệt các màu sắc cơ bản. Do đó, bé nên được phát hiện tình trạng để cải thiện càng sớm càng tốt.

Hóa chất

Nếu trẻ tiếp xúc với các hóa chất độc hại như cacbon disulfide và phân bón chứa nhiều hóa chất thì thị lực của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu là người yêu thích thiên nhiên, hay trồng cây trong nhà, bạn hãy đảm rằng con yêu sẽ không được đến gần những loại hóa chất này, đồng thời phụ nữ mang thai cũng tránh tiếp xúc với chúng.

3. Triệu chứng của mù màu

Một số triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu của bệnh mù màu:

  • Trẻ không phân biệt được một số màu sắc cơ bản khi trẻ đã được 4 tuổi hoặc hơn.
  • Trẻ không thể phân biệt đồ vật theo sắc thái
  • Mắt chuyển động nhanh (hiếm gặp)
  • Mù màu không ảnh hưởng đến độ sắc nét. Các triệu chứng của mù màu có thể nhẹ đến mức bạn không biết là trẻ bị mù màu.

Các vấn đề về thị lực của trẻ có thể được phát hiện khi con lớn lên và học về các màu sắc. Hãy chú ý đến những lúc bạn hướng dẫn trẻ phân biệt một vài đồ vật dựa theo màu sắc mà con lại không làm được. Nếu trẻ rơi vào tình huống này thường xuyên, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ để khám và nhận được một số lời khuyên hữu ích.

4. Chẩn đoán mù màu ở trẻ nhỏ

Nếu phát hiện trẻ không phân biệt được một số màu sắc nhất định, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ mắt để được tư vấn. Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt của trẻ và cho bé nhìn các bức tranh được tạo thành từ những dấu chấm. Nếu bị mù màu, con sẽ không thể xác định được các hoa văn hoặc màu sắc trong bức tranh là gì.

Xét nghiệm y tế thường được sử dụng để chẩn đoán mù màu ở trẻ nhỏ là xét nghiệm về thị giác màu sắc. Đây là cách để kiểm tra khả năng phân biệt màu sắc của trẻ.

Bác sĩ sẽ:

  • Cho trẻ ngồi trong một căn phòng có ánh sáng bình thường.
  • Đặt các thẻ có chứa các chấm màu trước mặt của trẻ. Những thẻ này thường được gọi là thẻ Ishihara.
  • Những chấm màu này thường sẽ tạo thành một mô hình cụ thể, chẳng hạn như chữ cái hoặc con số và trẻ sẽ phải xác định mô hình này.
  • Bác sĩ cũng có thể yêu cầu trẻ phân biệt các màu sắc khác nhau có trong thẻ.

5. Điều trị mù màu ở trẻ nhỏ

Nếu mù màu do di truyền thì sẽ không điều trị được. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây mù màu là do các loại thuốc hoặc bệnh, bác sĩ sẽ ghi nhận lại các yếu tố này. Chẳng hạn, nếu trẻ mắc phải một số bệnh thì bước đầu tiên cần phải làm đó là điều trị các loại bệnh này.

Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà bác sĩ thường sử dụng để điều trị mù màu:

  • Mang kính áp tròng có màu: Bác sĩ cho trẻ đeo kính áp tròng có màu để trẻ có thể dễ dàng phân biệt được các màu sắc cơ bản. Tuy nhiên, loại kính này có thể làm cho các vật thể mà trẻ nhìn thấy bị biến dạng, do đó khiến tầm nhìn của trẻ bị cản trở.
  • Đeo kính chống chói: Trẻ bị mù màu nặng cần phải đeo loại kính đặc biệt này. Sản phẩm sẽ giúp con phân biệt được một số màu sắc một cách dễ dàng.

6. Một số lời khuyên

Mù màu có thể làm ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Không có khả năng phân biệt màu sắc có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti trong tâm lý, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể giúp trẻ:

  • Đưa trẻ đi kiểm tra mắt để bác sĩ chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp.
  • Nếu trẻ bị mù màu do một số loại thuốc hoặc hóa chất nhất định, hãy để trẻ ít tiếp xúc với các loại hóa chất này.
  • Nói chuyện với giáo viên và những người thân trong gia đình về tình trạng của trẻ. Điều này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn và có cách cư xử phù hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách phân biệt và chọn serum, kem dưỡng, dầu dưỡng

(90)
Cùng thuộc dòng sản phẩm chăm sóc da nhưng serum, kem dưỡng, dầu dưỡng đều có những công dụng và cách dùng khác nhau theo nhu cầu của làn da. Bài viết này ... [xem thêm]

10 bài tập thể dục tuyệt vời tại bàn làm việc

(29)
Bạn có thể cảm thấy ngượng ngùng khi tập thể dục tại bàn làm việc. Nhưng việc ngồi yên suốt nhiều giờ trước màn hình máy tính có thể ảnh hưởng ... [xem thêm]

[Infographic] Màu nước tiểu nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?

(91)
Tình trạng sức khỏe mỗi người thường được phản ánh qua các triệu chứng bệnh như ngứa, phát ban, sốt,… Bên cạnh đó, nước tiểu cũng là một trong ... [xem thêm]

Kích thích nhũ hoa có giúp mẹ bầu chuyển dạ?

(93)
Kích thích nhũ hoa là hành động cọ xát, xoa bóp núm vú, bầu ngực để giúp gây co thắt và thúc đẩy mẹ bầu chuyển dạ.Mẹ bầu nào cũng mong đợi sẽ được ... [xem thêm]

9 cách có kinh sớm để bạn thoải mái tận hưởng mọi cuộc vui

(90)
Trong một vài trường hợp, bạn muốn tìm cách có kinh sớm để có thể thoải mái tham dự một sự kiện quan trọng hoặc đi chơi cùng gia đình vào đúng kỳ đèn ... [xem thêm]

Khi nào có thể cho trẻ sơ sinh ra ngoài?

(33)
Trẻ sơ sinh mấy tháng cho ra ngoài trời và làm thế nào để bảo đảm an toàn cho bé là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ lần đầu nuôi con nhỏ.Theo quan niệm ... [xem thêm]

Tìm hiểu cách trị ho cho trẻ tại nhà hiệu quả

(35)
Có khá nhiều cách trị ho cho trẻ mà chẳng cần dùng đến thuốc mà bạn có thể áp dụng, chẳng hạn như cho trẻ uống nước pha mật ong, thoa hỗn hợp tinh ... [xem thêm]

Bạn có biết kết hôn và ly hôn có thể dẫn đến đột quỵ?

(84)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN