Móng mèo là thảo dược gì?

(4.12) - 82 đánh giá

Tên thông thường: Móng mèo

Tên khoa học : Uncaria tomentosa

Tìm hiểu chung

Móng mèo dùng để làm gì?

Móng mèo có thể được sử dụng như một chất kích thích hệ thống miễn dịch và chống viêm. Móng mèo thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của cả hai bệnh viêm khớp thoái hoá và viêm khớp dạng thấp.

Móng mèo được sử dụng để điều trị rối loạn hệ tiêu hóa bao gồm sưng và đau ruột già, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng và bệnh Crohn.

Một số người sử dụng móng mèo để điều trị nhiễm virus, bao gồm bệnh zona (gây ra bởi herpes zoster), loét lạnh (do herpes simplex), và AIDS (do virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)).

Móng mèo cũng có thể được sử dụng cho hội chứng mệt mỏi mãn tính, chữa vết thương, ký sinh trùng, bệnh Alzheimer, hen, ung thư (đặc biệt là ung thư đường tiết niệu), ung thư não glioblastoma, lậu, đau xương.

Móng mèo có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của móng mèo là gì?

Móng mèo có tác dụng chống viêm và kích thích miễn dịch.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của móng mèo là gì?

1g vỏ rễ được dùng từ 2-3 lần mỗi ngày. Các chuyên gia cũng khuyến cáo dùng 20-30mg của chiết xuất vỏ rễ.

Liều dùng của móng mèo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Móng mèo có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của móng mèo là gì?

Móng mèo có các dạng bào chế:

  • Rễ (bột và dạng tươi)
  • Viên nang
  • Viên nén

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng móng mèo?

Móng mèo có thể gây ra một số phản ứng phụ như hạ huyết áp và tiêu chảy, buồn nôn và dạ dày khó chịu. Theo một số báo cáo, móng mèo có thể gây phản ứng dị ứng, tác dụng lên thận, thần kinh và tăng nguy cơ chảy máu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng móng mèo bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của móng mèo hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa ợi ích của việc sử dụng móng mèo với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của móng mèo như thế nào?

Tư vấn khách hàng không dùng móng mèo cho đến khi có thêm nghiên cứu.

Một số người lo ngại rằng móng mèo có thể không an toàn khi dùng trong thai kỳ. Không đủ thông tin về sự an toàn của móng mèo trong thời gian cho con bú. Tránh sử dụng móng mèo nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Móng mèo có thể làm cho hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn nên có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch.

Một số người lo ngại rằng móng mèo có thể làm tăng nguy cơ bầm tím hoặc chảy máu ở những người có rối loạn chảy máu.

Có một số bằng chứng cho thấy móng mèo có thể làm giảm huyết áp. Nếu huyết áp của bạn đã quá thấp, đây có thể là một vấn đề.

Tương tác

Móng mèo có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng móng mèo.

Móng mèo có thể tương tác với:

  • Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan;
  • Các loại thuốc giảm hệ miễn dịch;
  • Thuốc trị cao huyết áp.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thảo dược glutamine

(10)
Tên thông thường: glutamineTên khoa học: L-GlutamineTác dụngTác dụng của thảo dược glutamine là gì?Glutamine thường được sử dụng cho người thiếu hụt axit amin ... [xem thêm]

San hô

(83)
Tìm hiểu chungSan hô dùng để làm gì?San hô được sử dụng như một chất bổ sung canxi để điều trị bệnh đa xơ cứng; điều trị và phòng ngừa ung thư, ... [xem thêm]

Pyruvate

(50)
Tên thông thường: 2-Oxopropanoate, 2-Oxopropanoic acid, 2-Oxypropanoic Acid, Acetylformic Acid, Acide Acétylformique, Acide Alpha-Kéto, Acide Oxo-2 Propanoïque, Acide Pyruvique, Alpha-Keto ... [xem thêm]

Dược liệu hoài sơn có công dụng gì?

(14)
Tên thường gọi: Hoài sơn, củ màiTên gọi khác: Khoai mài, sơn dược, chính hoàiTên nước ngoài: Chinese YamTên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burk.Họ: Củ nâu ... [xem thêm]

Melanotan-II

(93)
Tìm hiểu chungMelanotan-II dùng để làm gì?Melanotan-II là một hóa chất trong phòng thí nghiệm tương tự như một hormone được tìm thấy ở người. Melanotan-II khác ... [xem thêm]

Glutathione

(94)
Theo nghiên cứu lâm sàng, glutathione đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ tối ưu hóa hệ miễn dịch, tối đa hóa các chức năng chống lão hóa, đồng thời ... [xem thêm]

Ngò tây Piert là thảo dược gì?

(70)
Tên thông thường: Mùi tàu hay mùi gai, ngò gai hoặc ngò tây,Tên khoa học: Alchemilla arvensis, Aphanes arvensisTác dụngNgò tây Piert dùng để làm gì?Các phần của ngò ... [xem thêm]

Tylophora là thảo dược nào?

(88)
Tên thông thường: Ananthamul, Antomul, Asclepias asthmatica, Country Ipecacuanha, Cynanchum indicum, Emetic Swallowwort, Indian Ipecac, Indian Ipecacuanha, Tylophora asthmatica, Tylophora ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN