Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết hiệu quả

(3.96) - 25 đánh giá

Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết rõ đặc điểm riêng biệt của từng dạng sốt. Chủ động nhận biết giúp bạn có hướng điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Sốt siêu vi và sốt xuất huyết là những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Với hệ miễn dịch non yếu, bé rất dễ mắc phải các bệnh này. Bạn cần biết cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết để chăm sóc trẻ hiệu quả hơn. Vậy sự khác biệt giữa hai bệnh này là gì?

Sốt siêu vi

Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi là thuật ngữ chẩn đoán dùng để chỉ các trường hợp sốt do virus gây nên. Phần lớn bệnh sẽ tự khỏi sau 3–7 ngày nếu trẻ được chăm sóc và điều trị chu đáo.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi

Nếu bị sốt siêu vi, trẻ thường có biểu hiện như:

  • Sốt rất cao theo từng đợt, thân nhiệt có thể lên đến 37–38°C, thậm chí 40–41°C.
  • Một số trẻ gặp tình trạng co giật khi sốt cao
  • Trẻ bị viêm đường hô hấp trên với các biểu hiện: ho, đau họng, sổ mũi…
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn và nôn…
  • Vùng đầu, mặt cổ có thể bị nổi hạch
  • Trẻ có thể bị viêm kết mạc như mắt đỏ, chảy nước mắt
  • Trẻ quấy khóc
  • Bệnh sốt siêu vi ở trẻ sẽ tự hết trong 7 ngày

Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi

  • Dinh dưỡng: Cơ thể trẻ sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn khi bị sốt siêu vi. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất, cơ thể trẻ sẽ suy kiệt và tạo điều kiện thuận lợi hơn để virus tấn công dễ dàng. Do đó, bạn cần để trẻ nghỉ ngơi, khuyến khích trẻ uống đủ nước (nước trắng, nước trái cây), ăn những thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi, ổi…), probiotic (sữa chua, kim chi, dưa cải muối…), protein (thịt, trứng…). Nên ăn thức ăn dạng lỏng cho dễ tiêu hóa.
  • Bù nước: Sốt sẽ làm cho trẻ bị mất nước và điện giải, gây ra tình trạng mất cân bằng nước và điện giải. Bạn cho trẻ dùng dung dịch oresol, hydrite để bù nước. Đọc kỹ hướng dẫn pha trên bao bì và cho trẻ uống.
  • Hạ sốt: Nếu trẻ sốt cao, bạn chườm mát, lau người cho trẻ bằng nước ấm. Không dùng đá lạnh để chườm. Bạn cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ (thường là uống paracetamol) khi trẻ sốt trên 38ºC để tránh co giật do sốt cao. Không cho trẻ uống liên tục hoặc quá liều, uống theo chỉ dẫn 4-6 giờ/lần, liều 10-15mg/kg.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày, dùng nước muối Natri Clorid 0,9% để nhỏ mắt, mũi cho trẻ.
  • Nếu trẻ sốt cao, co giật liên tục, bạn không tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà mà cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để xét nghiệm máu.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây truyền căn bệnh cấp tính này là do muỗi cái phần lớn thuộc nhóm Aedes aegypti và số ít còn lại ở muỗi thuộc nhóm Aedes albopictus. Loài muỗi này cũng chính là thủ phạm lây truyền bệnh sốt Chikungunya, sốt vàng da và nhiễm virus Zika.

Muỗi Aedes aegypti là vật chủ lây truyền virus Dengue. Virus truyền nhiễm vào người bệnh thông qua vết đốt từ loài muỗi cái mang mầm bệnh.

Sau thời gian ủ bệnh 4–10 ngày, muỗi mang mầm virus có thể lây lan virus cho người trong suốt quãng đời còn lại của nó.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết

♦ Giai đoạn khởi phát bệnh: Trong 3 ngày đầu bị bệnh, trẻ sẽ sốt cao từ 39-40ºC. Trẻ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau người và đau họng, ho, sổ mũi… Các triệu chứng trẻ bị sốt xuất huyết rất giống với sốt virus.

♦ Giai đoạn xuất huyết: Trẻ có thể giảm sốt, nhưng cơ thể bắt đầu nổi các dấu hiệu xuất huyết (do giảm tiểu cầu trong máu).

  • Xuất huyết dưới da: Cơ thể trẻ sẽ có các đốm xuất huyết dưới da, đồng thời da bắt đầu ngứa.
  • Trẻ có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng…
  • Trẻ bị xuất huyết đường tiêu hóa như đi cầu phân đen, phân lẫn máu hoặc nôn ra máu.
  • Nặng hơn là xuất huyết não, xuất huyết trong ổ bụng… gây nguy hiểm đến tính mạng.

♦ Giai đoạn hồi phục: Trẻ sẽ hết sốt, giảm ngứa và tiểu cầu bắt đầu tăng.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

  • Cho trẻ nghỉ ngơi tại giường.
  • Uống nhiều nước, có thể dùng dung dịch oresol để bù nước.
  • Kiểm tra thân nhiệt và theo dõi bé liên tục.
  • Cho bé ăn cháo, uống sữa hoặc súp.
  • Hạn chế gãi vì sẽ gây trầy xước da, thay vào đó bạn dùng tay để xoa nhẹ. Bác sĩ sẽ kê cho bé loại thuốc để hạn chế cơn ngứa. Song tình trạng chỉ giảm nhẹ chút ít, có thể trẻ sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu hơn, đêm không ngủ được vì người bị ngứa.
  • Hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt từ 38ºC. Cho trẻ dùng paracetamol, uống 4-6 tiếng/lần, liều 10-15mg/kg. Dùng khăn mắt để lau trán và nách cho trẻ. Không dùng nước đá để chườm. Tuyệt đối không dùng aspirin hay ibuprofen vì 2 loại thuốc này có thể gây viêm dạ dày, giảm kết tụ tiểu cầu làm xuất huyết nặng thêm và hội chứng Reye ở trẻ em.
  • Nên đi tái khám thường xuyên theo lời dặn của bác sĩ. Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao co giật, li bì, nôn ra máu, đi ngoài phân đen… hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay để ngăn ngừa biến chứng sốt xuất huyết.

Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết sẽ dựa vào:

  • Xét nghiệm: Cho trẻ đi khám bệnh ngay khi bạn thấy trẻ có biểu hiện sốt và làm xét nghiệm để xem là sốt siêu vi hay sốt xuất huyết. Xét nghiệm sốt xuất huyết gồm: Test Dengue(+), Công thức máu (số lượng tiểu cầu giảm, thể tích khối hồng cầu Hct tăng). Nếu bé bị sốt siêu vi, các chỉ số trên sẽ bình thường.
  • Giai đoạn xuất huyết: Trẻ bị sốt xuất huyết sẽ bị xuất huyết dưới nhiều hình thức (da, chân răng, dạ dày…), còn sốt virus không có biểu hiện xuất huyết. Cách để phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết là: với sốt do virus, bạn dùng tay căng vùng da bị xuất huyết, nốt ban sẽ biến mất. Với sốt xuất huyết, nốt bạn sẽ không biến mất.

Có thể nói sốt siêu vi là dạng chung của nhiều loại sốt do virus gây ra như virus rubella, virus sởi, tay chân miệng hay virus Dengue gây sốt xuất huyết. Để phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết hiệu quả, bạn đừng quên ghi vào cẩm nang sức khỏe những thông tin bổ ích trên nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cảnh giác với 7 biến chứng sốt xuất huyết nguy hiểm

(76)
Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến khiến chúng ta dễ chủ quan, lơ là và nghĩ rằng không cần phải quan tâm. Tuy nhiên, suy nghĩ này có thể rất nguy hiểm bởi ... [xem thêm]

Những điều cần biết về hội chứng XYY ở nam giới

(100)
Hội chứng XYY là tình trạng xảy ra khi cấu trúc gen của người đàn ông có thêm một nhiễm sắc thể Y. Những người phụ nữ bình thường sẽ có hai nhiễm ... [xem thêm]

Cần lưu ý khi sử dụng xe đẩy hay khăn quấn địu

(96)
Việc sử dụng xe đẩy hay khăn quấn địu bé để đưa bé đi dạo đã và đang được sử dụng ở nhiều nền văn hoá khác nhau. Có 3 lý do để chứng minh đây ... [xem thêm]

Là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ, phòng tránh tiêu chảy trong mùa hè như thế nào?

(77)
Đối với trẻ nhỏ, tiêu chảy là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, phòng ngừa bệnh ... [xem thêm]

Cách lấy dằm ra khỏi chân trẻ nhỏ mà mẹ nên biết

(31)
Nếu đang trong độ tuổi tập đi thì việc bé thích đi chân trần để rồi bị thương là khá cao, bạn nên biết cách lấy dằm ra khỏi chân trẻ an toàn nhé.Nhìn ... [xem thêm]

Bạn biết gì về lớp sáp trắng trên cơ thể trẻ sơ sinh?

(31)
Khi chào đời, trẻ sơ sinh có một lớp sáp trắng phủ khắp người. Đây là lớp có tác dụng bảo vệ làn da của bé trong thời gian ở trong bụng mẹ.Trong mắt ... [xem thêm]

Âm nhạc phát triển trí não cho trẻ sơ sinh

(44)
Âm nhạc giống như một “chất kích thích” phức tạp. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua việc sử dụng âm nhạc phát triển trí não cho trẻ sơ sinh.Não của chúng ta ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Đức

(74)
Bệnh viện Việt Đức là một trong những bệnh viện lớn của thủ đô Hà Nội. Mỗi ngày, số lượng bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Việt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN