Mẹ bị thiếu sữa/ít sữa: nguyên nhân và cách khắc phục

(3.84) - 86 đánh giá

Mẹ luôn có cảm giác con bú không đủ hoặc sữa mẹ chảy về không đủ đáp ứng nhu cầu của con? Những chia sẻ dưới đây sẽ giải tỏa lo lắng của mẹ nhé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, thiếu sữa là vấn đề luôn được các mẹ quan tâm khi cho con bú. Để đảm bảo luôn có đủ sữa cho con bú, các ống dẫn sữa không bị tắc và đảm bảo vệ sinh cho bé yêu, mẹ nên nắm rõ những điều dưới đây.

Hiện tượng thiếu sữa mẹ

Trong thời gian cho con bú, hầu hết các bà mẹ đều có tâm lý chung là sợ không đủ lượng sữa cung cấp cho bé phát triển tốt, đặc biệt là trong thời gian đầu khi cho con bú.

Làm thế nào để bạn có thể cảm nhận rằng cơ thể đang không cung cấp đủ sữa cho bé? Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi độ căng của vú giảm đi hay không có hiện tượng rò rỉ sữa trong vài tuần đầu cho con bú. Tuy nhiên, những dấu hiệu này là sự điều hòa của cơ thể để đáp ứng theo nhu cầu của bé. Đối với những bé lớn hơn, cơ thể bé cũng cần nhiều sữa hơn để phát triển tốt. Trong trường hợp mẹ cho bé bú thường xuyên thì hiện tượng căng vú ở mẹ cũng hạn chế hơn.

Đôi khi, nguyên nhân khiến vú của mẹ không còn căng sữa có thể là do bé bú quá nhiều hoặc mẹ không sản xuất nhiều sữa hoặc đồng thời cả hai. Để hạn chế nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở trẻ, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân mẹ thiếu sữa

Hiện tượng thiếu sữa mẹ xảy ra do nhiều nguyên nhân tác động đến. Nguồn sữa mẹ cung cấp cho bé có thể bị giảm tạm thời nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên vì bị đau núm vú, bị hôm mê… Nếu mẹ đang bị bệnh hay sử dụng thuốc tránh thai, điều này cũng gây ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể và làm giảm lượng sữa. Một vài rối loạn trong cơ thể phụ nữ hay phẫu thuật ngực cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Điều quan trọng là cơ thể bé cần được cung cấp và hấp thụ đủ lượng sữa. Có nhiều trường hợp, cơ thể mẹ cung cấp đủ lượng sữa cho con, nhưng trong quá trình cho con bú vì một số vấn để bé không hấp thụ được đủ lượng sữa mẹ tiết ra nên vẫn có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng.

Làm thế nào để kích thích tuyến sữa sản xuất nhiều hơn?

Nếu đang gặp phải vấn đề như trên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để kích thích cơ thể sản xuất đủ lượng sữa cần thiết cho trẻ.

  • Luôn luôn kiểm tra tình trạng hoạt động của tuyến sữa, bạn có thể theo dõi cân nặng của bé yêu và các phương pháp để kích thích tuyến sữa phát triển;
  • Bạn chớ nhầm lẫn rằng cho bé bú nhiều sẽ hết sữa. Ngược lại, bạn cần cho bé bú thường xuyên hơn để kích thích cơ thể sản xuất nhiều sữa. Mẹ nên cho bé bú đều hai vú để điều hòa lượng sữa cho hai bên;
  • Khi cho bé bú, bạn cần chú ý đến lượng sữa bé hấp thụ vào cơ thể. Bạn nên cho bế bé bú ở tư thể thoải mái, phù hợp nhất cho cả mẹ và con. Khi thấy bé bú chậm lại, bạn có thể dùng dụng cụ để tạo áp lực giúp tăng lượng sữa cho bé và bạn không còn cảm giác căng vú nữa. Khi lượng sữa một bên giảm, bạn làm tương tự với bên còn lại. Trong lúc cho bé bú, bạn nên thay đổi vị trí nằm bú của bé giữa hai bên cho đến khi con bạn cảm thấy no và không bú nữa;
  • Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, bạn tuyệt đối không cho bé ăn thêm các thực phẩm bổ sung hay hạn chế cho bé uống thêm sữa bình, trừ khi có yêu cầu của bác sĩ;
  • Mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng núm vú giả. Thay vào đó, hãy khuyến khích con bạn bú nhiều hơn để kích thích tuyến sữa phát triển.

Nếu bạn đã cố gắng nhưng không có kết quả, bạn có thể đến khám bác sĩ, đề nghị dùng thuốc để tăng tạo sữa.

Bạn có thể xem thêm:

  • 11 lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
  • Cách vắt và bảo quản sữa mẹ cực hiệu quả
  • 4 thực phẩm đơn giản giúp làm giàu nguồn sữa mẹ

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về bệnh bạch cầu ở trẻ em

(54)
Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm và thường được phát hiện chậm do các triệu chứng không xuất hiện sớm. Nếu vậy, ung thư máu có chữa được ... [xem thêm]

Nuôi chó, mèo không phải là nguyên nhân bệnh sán chó

(12)
Sán chó là bệnh do ký sinh trùng gây ra do người bệnh tiếp xúc với chó, mèo chưa được tẩy giun hoặc ăn phải thức ăn có ấu trùng giun, sán nhưng không ... [xem thêm]

Cắt tử cung ngả âm đạo

(77)
Tìm hiểu chungCắt tử cung ngả âm đạo là gì?Đây là một phẫu thuật để cắt bỏ tử cung và cổ tử cung. Phẫu thuật này cũng có thể cắt bỏ luôn cả ... [xem thêm]

Cùng giúp người thân lên kế hoạch tập yoga

(49)
Yoga là một bộ môn rất hiệu quả để tăng cường sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Đây là một bộ môn có từ xưa, tập trung kết nối tâm trí, cơ ... [xem thêm]

7 cách giúp trẻ từ bỏ thói quen xem tivi

(67)
Trẻ em, không giống như người lớn, thường mất khả năng điều tiết thói quen xem tivi của mình, dẫn đến là trẻ liên tục xem tivi không chỉ mất cơ hội tham ... [xem thêm]

5 thực phẩm đốt cháy mỡ bụng hiệu quả nhất

(75)
Mỡ bụng luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là đối với phái đẹp. Để xóa tan đi nỗi ám ảnh này, bạn nên luyện tập thường xuyên cùng ... [xem thêm]

9 điều bạn có thể chưa biết về người chuyển giới

(12)
Khi nghe ai đó nói là người chuyển giới, bạn có thể nghĩ họ đã phải trải qua phẫu thuật chuyển giới nhưng điều này không đúng hoàn toàn. Còn rất nhiều ... [xem thêm]

Chứng hẹp bao quy đầu và bán hẹp bao quy đầu

(19)
Định nghĩaHẹp bao quy đầu là gì?Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu bị thắt chặt và không thể kéo tuột xuống để cho đầu dương vật lộ ra cho dù ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN