Mẹ bầu cần lưu ý bệnh suy giáp trong thai kỳ

(3.53) - 63 đánh giá

Suy giáp trong thai kỳ có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng, bao gồm cả sảy thai. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về căn bệnh này cũng như những cách điều trị trong thời gian mang thai là điều hết sức quan trọng mà bạn nên nhớ.

Trong những bệnh lý về tuyến giáp thì suy giáp là căn bệnh được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các mẹ bầu. Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời thì căn bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Bệnh suy giáp trong thai kỳ

Tình trạng giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu sẽ gây ra suy giáp, khi đó, chức năng của tuyến giáp sẽ bị rối loạn không phóng thích ra đủ hormone tuyến giáp. Các nguyên nhân khác bao gồm cắt tuyến giáp, xạ trị, dùng thuốc, bệnh tuyến yên. Bướu cổ, thiếu i-ốt được cho là những nguyên nhân chính gây bệnh suy giáp.

Bệnh viêm giáp Hashimoto, một loại bệnh tự miễn thường xảy ra với tuyến giáp ở phụ nữ mang thai, là một tình trạng viêm mạn tính tuyến giáp. Trong đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công tuyến giáp, làm cản trở hoạt động hormone tuyến giáp và gây viêm.

Các triệu chứng của suy giáp

Suy giáp trong thai kỳ là một tình trạng phổ biến và có thể bỏ sót nếu triệu chứng biểu hiện mờ nhạt. Thông thường các triệu chứng của suy giáp thường bị nhầm với trầm cảm.

Các triệu chứng sau đây thường được phát hiện ở phần lớn bệnh nhân:

  • Mặt sưng phồng lên;
  • Da căng ra;
  • Cực kỳ mệt mỏi;
  • Mạch chậm;
  • Chịu lạnh kém;
  • Tăng cân;
  • Đau quặn bụng;
  • Khó chịu ở bụng ;
  • Tập trung kém;
  • Tăng nồng độ TST và giảm nồng độ T4.

Ảnh hưởng của bệnh đến mẹ bầu

Suy giáp trong thai kỳ thường làm cho phụ nữ mang thai kém năng động, buồn ngủ cả ngày. Tác động của suy giáp bao gồm:

  • Thiếu máu;
  • Sẩy thai;
  • Thai nhi nhẹ cân;
  • Thai chết lưu.

Nếu mẹ bầu không kiểm soát bệnh có thể dẫn đến sự phát triển không đầy đủ của não bộ cũng như cả cơ thể thai nhi. Dựa vào các triệu chứng cũng như bảng đánh giá nồng độ TST và T4 trong máu mà bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh.

Điều trị suy giáp trong thai kỳ

Điều trị suy giáp thường được thực hiện với thyroxin, một loại thuốc có tác động tương tự như hormone T4. Bệnh nhân bị suy giáp cần phải sử dụng i-ốt kèm theo để kéo dài nồng độ thyroxine. Bạn cũng cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp.

Viêm giáp sau sinh

Người ta nhận thấy có những trường hợp viêm giáp xảy ra sau sinh, tình trạng này có thể gây ra cả cường giáp hoặc suy giáp. Viêm giáp sau sinh ảnh hưởng đến hầu như mỗi phụ nữ trong vòng 1 năm sau sinh. Nó thường khởi đầu với tình trạng cường giáp, sau đó hormone tuyến giáp trở về bình thường và cuối cùng là suy giáp.

Những ai bị suy giáp và rối loạn tuyến giáp sau sinh sẽ có nhiều khả năng bị suy giáp vĩnh viễn và đòi hỏi điều trị suốt đời.

Các triệu chứng của viêm giáp sau sinh

Dưới đây là các triệu chứng thường gặp nhất:

  • Triệu chứng điển hình của viêm giáp sau sinh bao gồm mệt mỏi, kích thích và lo lắng;
  • Sự thay đổi hormone có thể xảy ra với tình trạng cường giáp mà không phát hiện được;
  • Nếu xét nghiệm kháng thể tuyến giáp của bạn dương tính, khả năng các triệu chứng của trầm cảm sau sinh sẽ tăng cao;
  • Các triệu chứng khác bao gồm lo lắng, run rẩy, mất ngủ và các triệu chứng khác tương tự như cường giáp;
  • Các triệu chứng và dấu hiệu thường xảy ra từ 1 đến 4 tháng sau sinh và kéo dài từ 1 đến 3 tháng;
  • Sau đó là tình trạng tuyến giáp giảm hoạt động bao gồm các triệu chứng như thiếu năng lượng, da khô và các triệu chứng tương tự như nhược giáp;
  • Ở phụ nữ được chẩn đoán viêm giáp sau sinh sẽ có những triệu chứng của cường giáp hoặc là suy giáp, nhưng không đồng thời có cả hai.

Chẩn đoán viêm giáp sau sinh

Các nhân viên y tế thông thường sẽ bỏ qua tình trạng này. Bạn cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của cả cường giáp và suy giáp. Các xét nghiệm TSH cần phải được lặp lại. Để thai kỳ được an toàn và khỏe mạnh, bạn nên đi kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng gì khác lạ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời nhé.

Có rất nhiều bệnh lý tuyến giáp xảy ra trong và sau thai kỳ. Mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vì sao da dương vật bị khô?

(10)
Da dương vật bị khô khiến bạn lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến chuyện ấy, nhưng thường thì đây không phải là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm ... [xem thêm]

Ngân hàng sữa mẹ và những điều bạn cần biết

(60)
Ở Việt Nam, ngân hàng sữa mẹ có lẽ vẫn chưa là một khái niệm phổ biến. Tháng 1/2016, Việt Nam đã đưa vào hoạt động một ngân hàng sữa mẹ đầu tiên ... [xem thêm]

Tự sát ở tuổi thiếu niên

(83)
Tại sao trẻ thiếu niên lại tự sát? Hầu hết những thiếu niên được phỏng vấn sau một lần cố ý tự sát nói rằng họ làm vậy bởi vì họ cố để thoát ... [xem thêm]

Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết hiệu quả

(25)
Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết rõ đặc điểm riêng biệt của từng dạng sốt. Chủ động nhận biết ... [xem thêm]

Bố mẹ chú ý khi bấm lỗ tai cho bé để không bị nhiễm trùng

(84)
Tại một số bệnh viện, nếu trẻ sơ sinh là gái và được bố mẹ đồng ý, nhân viên y tế sẽ bấm lỗ tai cho bé ngay sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, bạn cũng ... [xem thêm]

5 bước của quá trình ghép thận

(29)
Quá trình ghép thận bắt đầu khi thận của bạn bị suy và cần phải bắt đầu xem xét các lựa chọn điều trị. Cấy ghép có là một trong các lựa chọn của ... [xem thêm]

Nước tiểu bị đục do đâu?

(57)
Nước tiểu bị đục không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu xấu đối với đường tiết niệu của bạn, chẳng hạn như bị mất nước, nhiễm trùng hoặc ... [xem thêm]

Nghiện mạng xã hội: “Xiềng xích” khiến bạn mất tự do

(94)
Bạn có chộp ngay lấy chiếc điện thoại và kiểm tra thông báo mới vào mỗi buổi sáng ngay khi thức dậy? Nếu câu trả lời là “dĩ nhiên” thì bạn có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN