Mẹ bầu cảm thấy ra sao khi bị đau dây chằng tròn?

(4.37) - 30 đánh giá

Đau dây chằng tròn có xu hướng xuất hiện vào khoảng ba tháng giữa của thai kỳ. Khu vực phát sinh thường là vùng bụng dưới hoặc háng. Triệu chứng này có thể tự khỏi hoặc biến mất khi mẹ bầu nghỉ ngơi.

Theo thống kê từ các chuyên gia phụ sản, 10–30% phụ nữ mang thai có biểu hiện đau dây chằng tròn. Nhiều mẹ bầu bắt đầu trải qua những cơn đau này vào giai đoạn ba tháng giữa của thai kỳ. Bên cạnh đó, hầu hết mọi người đều cảm nhận được những cơn đau dây chằng tròn rõ ràng. Khu vực đau thường là vùng bụng dưới hoặc háng.

Tuy vô hại nhưng triệu chứng đau dây chằng tròn có thể khiến không ít phụ nữ mang thai cảm thấy phiền muộn, không thoải mái. Vậy, bạn đã biết cách làm thế nào để giảm bớt cơn đau dây chằng này chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Đau dây chằng tròn là gì?

Một trong những cảm giác khó chịu khi mang thai phổ biến nhất là đau dây chằng tròn.

Dây chằng tròn là hai dải mô liên kết ở hai bên tử cung. Chúng chịu trách nhiệm kết nối tử cung với khu vực háng và mu. Khi tử cung phát triển trong thai kỳ, dây chằng tròn sẽ giãn ra một mức độ nhất định để thích nghi với sự lớn dần của thai nhi. Lúc này, bụng của bạn sẽ trở nên căng. Do đó, mỗi bước di chuyển của mẹ bầu có thể khiến dây chằng tròn co thắt, gây nên những cơn đau khó chịu.

Thông thường, chỉ phụ nữ mang thai mới mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, đau dây chằng tròn vẫn có nguy cơ xảy ra ở những người bị lạc nội mạc tử cung.

Bạn có thể quan tâm: Lạc nội mạc tử cung: Làm sao để làm dịu cơn đau?

Cảm giác đau dây chằng tròn

Nhiều mẹ bầu mô tả cảm giác cơn đau phát sinh từ việc căng giãn dây chằng tròn tựa như chịu phải “cú đấm ngàn cân” vào bụng. Những cơn đau này có thể bắt đầu hoặc trở nên tệ hơn với mỗi cử động của mẹ. Một số hành động như lăn qua lăn lại trên giường hoặc đứng lên quá nhanh cũng có nguy cơ khiến cơn đau bùng phát.

Đau dây chằng tròn có thể di chuyển lên hoặc xuống trong khu vực từ hông đến háng. Phụ nữ mang thai thường bắt gặp cơn đau ở bên phải phần bụng dưới hoặc xương chậu. Tuy vậy, một số người lại cảm thấy đau ở bên trái hoặc cả hai bên.

Nguyên nhân đau dây chằng tròn

Khi phụ nữ không mang thai, dây chằng tròn hỗ trợ tử cung thường ngắn, kiên cố và linh hoạt. Ngược lại, lúc thai nhi xuất hiện, những dải mô này sẽ giãn ra, dày hơn và căng như một sợi dây cao su. Lúc này, lượng áp lực đè lên dây chằng tròn quá lớn, đến mức chúng có thể co giãn nhanh chóng. Điều này có thể tác động đến các đầu dây thần kinh, dẫn đến những cơn đau không mong muốn.

Một số cử động thường khiến cơn đau dây chằng tròn ở phụ nữ mang thai phát sinh, bao gồm:

  • Đi bộ
  • Lăn qua lăn lại trên giường
  • Đứng lên nhanh chóng
  • Ho
  • Hắt xì
  • Cười nhiều
  • Một số chuyển động đột ngột khác

Làm thế nào để giảm bớt cơn đau dây chằng tròn?

Phần lớn trường hợp đau dây chằng tròn đều tự biến mất. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để giảm thiểu cường độ đau cũng như tần suất nó xuất hiện, chẳng hạn như:

  • Nằm nghiêng và co đầu gối lại. Lưu ý đặt một chiếc gối mềm giữa chân và phần bụng dưới
  • Thay đổi vị trí hoặc tư thế chậm rãi
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm
  • Sử dụng túi chườm nhiệt
  • Dùng đai hỗ trợ thai sản
  • Uống thuốc giảm đau phù hợp với mẹ bầu
  • Tập yoga

Một số người cho biết, thay đổi một số thói quen hàng ngày như nghỉ ngơi nhiều hơn và ít cử động đột ngột sẽ giúp giảm đau dây chằng tròn.

Nếu cơn đau dây chằng tròn thường xuyên xuất hiện, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về một số bài tập nhẹ hoặc biện pháp giảm bớt sự khó chịu này.

Mặt khác, tình trạng đau dây chằng tròn thường chấm dứt sau khi sinh.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Thực tế, đau dây chằng tròn không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đến mức cần bác sĩ can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hy hữu, bác sĩ sẽ phải cần lưu ý các cơn đau tại khu vực bụng dưới và háng ở phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu nên sớm tìm gặp bác sĩ phụ sản nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Cơn đau ở vùng bụng dưới kéo dài hoặc không biến mất sau khi bạn đã thay đổi tư thế
  • Tử cung co bóp sớm
  • Cảm giác đau rát khi đi vệ sinh
  • Đau bụng, kèm theo nước tiểu đục và có mùi hôi bất thường
  • Chảy máu
  • Lượng dịch âm đạo thay đổi bất thường
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Buồn nôn và nôn
  • Xương chậu chịu áp lực lớn
  • Đi lại khó khăn

Những triệu chứng này có thể đại diện cho đau vùng xương chậu, không liên quan đến dây chằng tròn.

Các vấn đề sức khỏe khác có thể gây đau ở khu vực này bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Táo bón do mang thai
  • Viêm ruột thừa
  • Sỏi thận
  • Bệnh lây qua đường tình dục
  • Nhau bong non
  • Sinh non

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về số lượng tinh trùng?

(57)
Số lượng tinh trùng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Đồng thời, số lượng tinh trùng còn cảnh báo về một số ... [xem thêm]

Tìm hiểu về chấn thương đầu gối khi đá bóng

(13)
Có hai nguyên nhân chính gây chấn thương đầu gối khi đá bóng là nhuyễn sụn xương bánh chè và rách dây chằng trước. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ ... [xem thêm]

12 thực phẩm giàu carbohydrate đặc biệt tốt cho sức khỏe!

(99)
Carbohydrate có trong nhiều loại thực phẩm và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường tuần hoàn, quá trình thụ tinh và đông máu ... [xem thêm]

Cân nhắc chọn sữa cho trẻ sinh non để bé khỏe mạnh về sau

(95)
Sữa mẹ luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Một em bé nằm trong bụng mẹ cho đến khi sinh đủ tháng sẽ nhận được các chất dinh dưỡng từ mẹ. ... [xem thêm]

Lộ diện các dạng nhiễm ký sinh trùng ở trẻ nhỏ

(70)
Đôi khi trẻ có các biểu hiện như nổi mụn nhọt bất thường, tiêu chảy, người mệt mỏi không giống với các triệu chứng như khi bị cảm lạnh, cảm cúm. ... [xem thêm]

Mách mẹ cách giảm cân an toàn cho con

(60)
Nếu như giảm cân cho người lớn đã khó thì giảm cân cho trẻ em còn khó hơn gấp bội. Đôi khi chính vì bố mẹ muốn con được khỏe mạnh mà bỏ qua những ... [xem thêm]

Dạy con nên người từ những bài học đạo đức qua 4 bước đơn giản

(97)
Dạy con nên người luôn là trăn trở và trách nhiệm của bậc làm cha mẹ. Với 4 bước sau, bạn sẽ tìm ra cách để dạy trẻ những bài học đạo lý hiệu quả ... [xem thêm]

10 bí quyết hiệu quả giúp dạy trẻ tự kỷ tập nói

(56)
Bệnh tự kỷ (Autism) là một căn bệnh khiến trẻ em bị khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Điều này có thể là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN