Mắt bị đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị

(4.4) - 94 đánh giá

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Mắt bị đỏ là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe không chỉ của mắt mà còn của các bộ phận khác trên cơ thể bạn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đỏ mắt, không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm ra được các nguyên nhân đó để điều trị.

Thông thường, mắt chuyển sang màu đỏ là do các mạch máu trên bề mặt mắt bị giãn hoặc bị viêm.

Mắt bị đỏ, viêm và ngứa là những dấu hiệu xấu đầu tiên về những bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Vì vậy, cần xác định nhanh nguyên nhân gây đau mắt đỏ để điều trị kịp thời.

Dị ứng

Dị ứng không chỉ làm cho mắt bạn bị ngứa, đau và chảy nước mà còn gây ra tình trạng mắt bị đỏ. Tình trạng càng trở nên tệ hơn khi bạn gãi mắt. Các phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể hoạt động quá mức đối với một kích thích vô hại. Hầu như bất cứ gì cũng có thể gây ra dị ứng mắt như bụi, phấn hoa, lông thú cưng và chất tẩy rửa.

Các vết đỏ sẽ bắt đầu biến mất khi bạn không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng, nhưng cần mất một thời gian khá lâu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị ứng. Để nhanh khỏi, hãy rửa mắt bằng nước hoặc dùng một miếng gạc mát đắp lên mắt. Thuốc nhỏ mắt và các thuốc kháng histamine có thể giúp ích. Tốt nhất, bạn hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra dị ứng và tránh tiếp xúc với nó một lần nữa.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus khiến hai mắt đỏ, sưng, ngứa và chảy nước mắt. Đau mắt đỏ có thể lây lan, mặc dù bệnh không nghiêm trọng nhưng gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc của bạn một vài ngày.

Tình trạng này không nhất thiết phải đến bác sĩ. Có thể chườm lạnh cho mắt, mắt sẽ đỡ sưng đau hơn và tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu sau đó không thuyên giảm, bạn nên đến bác sĩ để được kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc kháng sinh thích hợp.

Nếu bạn bị viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn, hãy luôn giữ vệ sinh tay và dụng cụ cá nhân thật tốt để không lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.

Sử dụng quá nhiều rượu

Nếu ngày hôm trước bạn uống nhiều rượu và hôm sau mắt bị đỏ, những gân máu trong mắt nổi lên thì bạn đã bị tác dụng phụ của rượu đối với mắt. Rượu làm cho các mạch máu nhỏ trên mắt giãn ra để có nhiều máu chảy qua chúng. Bạn càng uống nhiều rượu, chúng càng xuất hiện nhiều hơn trên lòng trắng mắt của bạn.

Thuốc nhỏ mắt có thể giúp giảm bớt mẩn đỏ. Khoảng vài giờ sau khi bạn uống rượu, khi nồng độ cồn trong máu đã ra khỏi cơ thể hoàn toàn, các mạch máu sẽ trở lại bình thường.

Ngủ quá ít

Khi đôi mắt bạn mệt mỏi, nó có xu hướng đỏ lên. Đó là bởi vì thiếu ngủ làm giảm lượng oxy đến mắt, các mạch máu trong mắt sẽ giãn ra và xuất hiện màu đỏ.

Một yếu tố khác dẫn đến hiện tượng mắt đỏ là trong một thời gian dài thiếu ngủ, mắt bạn thường xuyên mở sẽ trở nên khô, dẫn đến đỏ mắt. Cách tốt nhất để làm dịu chúng là ngủ nhiều hơn, nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để giảm bớt sự khó chịu.

Mụn lẹo

Mụn lẹo là một vết sưng nhỏ màu đỏ hình thành trên mí mắt hoặc cạnh dưới của mắt, xuất hiện do sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của lẹo mắt là đỏ mắt, cùng với sưng và nhạy cảm. Nguyên nhân gây ra mụn lẹo là vi khuẩn và đa số mọi người đều sẽ bị ít nhất một lần trong đời.

May mắn thay, mụn lẹo không ảnh hưởng đến thị lực, nhưng sẽ làm đôi mắt của bạn bị mất thẩm mỹ. Đa số mụn lẹo sẽ tự biến mất sau vài ngày, và tuyệt đối bạn không nên đụng vào nó hoặc nặn ra vì sẽ làm tình trạng nhiễm trùng nặng thêm. Nếu thường xuyên bị nổi mụn lẹo, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa để được kê toa thuốc mỡ kháng sinh bôi mắt.

Kích ứng với kính áp tròng

Kính áp tròng có thể ngăn không cho oxy đến mắt, khiến mắt bạn đỏ ngầu. Nếu bạn đeo kính áp tròng quá lâu hoặc trong khi ngủ, chúng có thể gây đỏ, nhiễm trùng và thậm chí là loét giác mạc.

Để không rơi vào tình trạng này, tốt nhất bạn nên tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn vệ sinh và sử dụng kính áp tròng đúng cách. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc nhỏ mắt có thể làm dịu vết đỏ và làm dịu kích ứng do kính áp tròng gây ra.

Tụ máu dưới màng cứng

Tụ máu dưới màng cứng xảy ra khi một mạch máu ngay dưới bề mặt mắt bị vỡ, và máu bị giữ lại, tạo thành một mảng đỏ tươi trong lòng trắng của mắt bạn. Đây là chấn thương rất phổ biến và mặc dù nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến thị lực hoặc gây ra bất kỳ đau đớn nào.

Tụ máu dưới màng cứng có thể xảy ra do bản thân hoạt động mức như tập thể dục quá mạnh, nâng một cái gì đó nặng, hoặc thậm chí bằng một cái hắt hơi hoặc ho mạnh. Các mảng đỏ trong mắt thường sẽ mờ dần sau một vài tuần.

Bệnh tăng nhãn áp (Glaucoma)

Bệnh tăng nhãn áp là một loạt các tổn thương ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác (dây thần kinh nối võng mạc mắt với não), thường là do áp lực quá lớn lên mắt hoặc do tích tụ chất lỏng. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tăng nhãn áp là đỏ mắt. Các dấu hiệu khác bao gồm mờ mắt, nhìn thấy quầng sáng quanh đèn và đau mắt.

Bệnh tăng nhãn áp có khả năng gây mù, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để khám toàn diện nếu nghi ngờ mình có thể mắc bệnh này. Bệnh tăng nhãn áp thường tiến triển chậm, nhưng nếu gặp các vấn đề như đỏ mắt, thị lực suy giảm đột ngột kèm theo đau đầu hoặc buồn nôn, bạn cần đến cấp cứu y tế ngay lập tức.

Mặc dù bệnh tăng nhãn áp chỉ phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, tuy nhiên, bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể bị tăng nhãn áp. Kiểm tra mắt thường xuyên có thể chẩn đoán sớm và làm chậm tiến triển của bệnh với sự trợ giúp của thuốc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thực phẩm tốt cho não của bé mà bạn nên biết

(43)
Trí não của bé thường bắt đầu phát triển ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ và tiếp tục sau khi bé chào đời. Trong quá trình phát triển, bạn có thể ... [xem thêm]

Thai nhi 15 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(93)
Sự phát triển của thai nhi 15 tuần tuổiThai nhi 15 tuần phát triển như thế nào?Thai nhi 15 tuần giờ đây có kích thước của một quả táo, nặng khoảng 75g và ... [xem thêm]

6 điều các ông bố có thể làm khi vợ sinh mổ

(96)
Đôi khi lựa chọn an toàn nhất cho mẹ và bé là sinh mổ. Bé sẽ được đưa ra ngoài bằng vết cắt từ bụng nhằm tiếp cận tới vùng tử cung. Vết cắt sẽ ... [xem thêm]

Alzheimer

(39)
Bệnh mất trí nhớ Alzheimer tương đối phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi cũng không còn quá hiếm gặp. Vậy, ... [xem thêm]

Cách trị mụn cám ở mũi đơn giản bạn có thể áp dụng ngay

(19)
Mụn cám cứng đầu khó trị mà còn thường xuyên nổi ở mũi khiến bạn khó chịu, tự ti. Tuy nhiên, chỉ với những cách trị mụn cám ở mũi đơn giản ngay ... [xem thêm]

Ở độ tuổi của bạn, ngủ bao nhiêu là đủ?

(99)
Chúng ta thường nghĩ chỉ cần ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày là đủ, thế nhưng con số này lại không áp dụng cho tất cả mọi người. Thời gian ngủ bao nhiêu ... [xem thêm]

Các cách điều trị bệnh béo phì (P1)

(45)
Bên cạnh những bài tập thể dục thì thói quen ăn uống cũng giúp bạn chống lại bệnh béo phì.Bạn nên có chế độ ăn uống như thế nào và thực phẩm nào ... [xem thêm]

Làm thế nào để phát triển năng khiếu của trẻ?

(98)
Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ nhỏ trở nên nhút nhát, thụ động chẳng hạn như tính cách, môi trường xung quanh… Tuy nhiên, bạn có thể giúp con tự tin hơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN