Mách nhỏ 15 cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

(3.78) - 54 đánh giá

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà khá dễ thực hiện cũng như thân thiện với sức khỏe của bé yêu chẳng hạn như dùng dầu dừa.

Bệnh tay, chân miệng là một bệnh do virus truyền nhiễm có tên coxsackievirus gây ra. Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới mười tuổi. Dấu hiệu bệnh tây chân miệng cũng khá đa dạng và thường tự khỏi trong vòng một tuần đến mười ngày nếu con chỉ mắc bệnh ở dạng nhẹ.

Thực tế là căn bệnh này hiện không thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin hoặc điều trị bằng thuốc đặc trị. Tuy thế vẫn có một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể áp dụng nhằm giúp bé yêu đẩy lùi các triệu chứng của bệnh này. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1. Uống nước dừa

Nước dừa có khả năng làm mát cơ thể và khá thân thiện đối với dạ dày. Loại nước này có chứa một loạt các vitamin, khoáng chất, chất điện giải và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, trong nước dừa còn có thêm axit lauric, một loại axit giúp chống lại virus. Đối với trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng, việc uống nước dừa có thể giúp bé giảm đau trong miệng và giữ nước cho cơ thể. Ngoài ra, nếu con yêu bị đau do lở miệng, bố mẹ hãy làm đông lạnh nước dừa và cho con ngậm để giúp giảm đau.

2. Súc miệng bằng dầu

Đây là một phương pháp chăm sóc sức khỏe bắt nguồn từ Ấn Độ với mục đích duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, việc này cũng giúp làm dịu vết loét miệng xuất phát từ bệnh tay chân miệng ở trẻ em và được xem như cách điều trị tay chân miệng tại nhà. Bạn chỉ cần lấy một muỗng bất kỳ loại dầu nào như dầu đậu phộng, dầu vừng hoặc dầu dừa và đưa bé ngậm trong miệng từ 5 – 10 phút rồi nhổ ra. Cần lưu ý là hãy đảm bảo trẻ không nuốt phải dầu vì điều này có thể khiến con bị tiêu chảy.

3. Sử dụng dầu gan cá

Dầu gan cá là giàu vitamin A, D và E. Dầu giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể kèm theo đặc tính kháng khuẩn. Do đó, đây có thể là một cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà. Dầu gan cá dễ dàng được hấp thụ bằng đường uống thông qua các viên nang mềm. Do vậy, bạn có thể tìm mua các sản phẩm thực phẩm bổ sung từ dầu cá và cho bé uống đều đặn.

4. Cây cúc dại

Cây cúc dại (Echinacea) là một loại thảo mộc thuộc họ cúc. Từ lâu, cây cúc dại đã được dùng để điều trị nhiễm trùng hoặc các bệnh liên quan đến đường hô hấp chẳng hạn như cảm lạnh, ho… Thêm vào đó, loại thảo dược này có khả năng nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch và giảm các triệu chứng của sốt, cảm hoặc những dạng nhiễm trùng khác, bao gồm bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Cây cúc dại có thể được sử dụng dưới dạng đã được bào chế là viên nang hoặc bằng cách đun sôi lá trong nước để pha trà và dùng chung với mật ong.

5. Dầu hoa oải hương

Dầu oải hương là loại dầu có khả năng khử trùng và chống lại virus rất tốt. Dầu cũng mang đến công dụng làm dịu, thư giãn tinh thần nên có thể giúp bé yêu ngủ ngon hơn thay vì cảm thấy khó chịu vì các triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Bạn có thể thêm một vài giọt dầu oải hương vào nước tắm của con hoặc dùng máy xông tinh dầu để khuếch tán chúng.

6. Tinh dầu chanh

Bên cạnh tinh dầu hoa oải hương thì tinh dầu chanh cũng là một gợi ý khác trong danh sách các cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà. Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn mà bạn có thể thêm một vài giọt dầu vào sữa tắm để giúp bé chống lại virus, bảo vệ và chăm sóc làn da của con. Ngoài ra, tinh dầu chanh trộn cùng dầu ô liu hoặc dầu dừa rồi bôi lên vết ban đỏ cũng sẽ hỗ trợ làm dịu, đẩy nhanh quá trình hồi phục của da.

7. Rễ cam thảo

Rễ cam thảo có đặc tính kháng virus và đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để điều trị các bệnh nhiễm virus khác nhau. Thêm vào đó, rễ cam thảo chứa một hóa chất gọi là triterpenoid, giúp tăng khả năng miễn dịch. Khi hấp thụ vào cơ thể, triterpenoid giúp tạo thành một lớp mỏng chất nhầy ở bên trong cổ họng và thực quản, từ đó giúp làm dịu tình trạng sưng đau do mụn nước.

Cách sử dụng rễ cam thảo cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đun sôi chúng và lọc để lấy nước, sau đó dùng kèm với mật ong. Tuy nhiên, bố mẹ nên cẩn trọng, tránh lạm dụng loại thảo dược này nhằm hạn chế xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn.

8. Súc miệng với nước muối

Đối với chân tay miệng ở trẻ, khi bé mắc bệnh, bạn hãy khuyến khích con súc miệng bằng nước muối ấm từ 3 – 4 lần một ngày. Điều này sẽ giúp bé giảm đau do mụn nước và lở miệng. Bạn có thể sử dụng muối ăn thông thường hoặc muối hồng Himalaya. Mặt khác, muối hồng được đánh giá cao hơn bởi khả năng cân bằng độ pH trong khoang miệng. Ngoài ra, tắm cho bé bằng nước pha với muối Epsom sẽ giúp làm giảm phát ban trên cơ thể và tăng tốc độ hồi phục.

9. Tỏi là cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn mạnh vì chứa hàm lượng hợp chất lưu huỳnh cao, do đó sẽ giúp bé yêu mau chóng lành bệnh. Bạn hãy cho tỏi vào thức ăn hoặc để bé uống dưới dạng đã được bào chế là viên nang. Một cách khác nhằm tận dụng tỏi là pha trà thảo dược bằng cách đun sôi 3 tép tỏi trong nước và cho trẻ uống sau khi để nguội.

10. Gừng giúp an thần và giảm đau

Gừng chứa một số hóa chất chống virus, kèm theo tác dụng an thần và giảm đau. Bạn có thể pha trà gừng bằng cách bỏ gừng băm hoặc đập giập vào nước và đun lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại. Sau đó để nguội rồi đưa bé dùng chung với mật ong.

11. Dầu dừa có công dụng kháng virus

Dầu dừa có đặc tính kháng virus và đôi khi còn được như một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Bạn có thể thoa dầu dừa lên các vùng da, nơi bé bị nổi mẩn hoặc mụn nước và chẳng mấy chốc, chúng sẽ biến mất.

12. Tinh dầu lá neem

Cây neem Ấn Độ có một số đặc tính kháng khuẩn và đã được sử dụng để điều trị các bệnh do virus gây ra trong hàng trăm năm. Bạn có thể thoa dầu lá neem lên các vết phát ban trên cơ thể bé. Một cách khác để sử dụng neem như một cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà là nghiền nhuyễn bột lá neem khô và trộn với nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Bôi hỗn hợp này lên nốt ban và mụn nước để vết thương nhanh lành.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dầu neem kết hợp với dầu dừa và một vài giọt dầu oải hương để bôi ngoài da.

13. Cho trẻ ăn lựu giúp con mau khỏi bệnh

Lựu là loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ. Do vậy, bạn có thể cho bé uống nước ép lựu hoặc ăn quả tươi để mau khỏi bệnh hơn.

14. Giấm táo giúp làm dịu khoang miệng và cổ họng

Trong giấm táo chứa khá nhiều vitamin B và C. Giấm cũng chứa một chất gọi là inulin, có tác dụng làm tăng số lượng bạch cầu để chống lại virus trong cơ thể chúng ta. Nếu con yêu bị đau họng, bạn hãy trộn 2 muỗng cà phê giấm táo trong nước ấm và khuyến khích bé súc miệng để làm dịu khoang miệng và cổ họng.

15. Lô hội mang đến đặc tính kháng khuẩn và tăng khả năng miễn dịch

Lô hội có rất nhiều vitamin, khoáng chất và những hợp chất có lợi cho làn da. Thêm vào đó, lô hội còn có đặc tính kháng khuẩn và tăng khả năng miễn dịch. Việc dùng gel lô hội bôi lên các vết mẩn đỏ, mụn nước sẽ mang đến tác dụng làm dịu. Ngoài ra, nếu bé uống nước ép lô hội, con có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục hơn.

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ nhỏ rất khó chịu hoặc thậm chí tỏ ra cáu kỉnh. Thêm vào đó, tình trạng phát ban và mụn nước cũng gây đau đớn. Vì vậy, hãy thử các cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà này để làm dịu các triệu chứng cũng như làm cho con yêu thoải mái nhất có thể.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm và chưa có thuốc đặc trị. Cách điều trị bệnh tại nhà hữu hiệu nhất là chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt. Bạn cần chú ý việc giảm sốt cho con, cho bé uống nước thường xuyên để tránh tình trạng mất nước có thể xảy ra. Thỉnh thoảng, bạn nên cho bé súc miệng bằng các loại thảo dược nêu trên hoặc nước súc miệng dành riêng cho người mắc căn bệnh này.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điều sau để giúp giảm triệu chứng bệnh cho trẻ tại nhà:

  • Cho bé ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát hoặc làm lạnh để giúp con không bị đau họng khi nuốt và tránh mất nước. Nếu bé gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của con và cho bé ăn từng chút một. Ngoài ra, những món ăn vặt lạnh như kem hoặc thạch cũng rất có ích cho trẻ bị bệnh này.
  • Nếu miệng bé bị tổn thương do mụn nước: Bạn cần tránh cho con dùng thức ăn mặn, cay hoặc chua vì có thể khiến các vết loét trong miệng con thêm trầm trọng hơn.
  • Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ để bảo vệ đề kháng da, giữ cho các vùng da bị tổn thương luôn sạch, thoáng.
  • Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay với xà phòng sát khuẩn thường xuyên và đúng cách.
  • Bôi xanh methylen lên các vết loét giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Để giảm sốt cho con: Bạn có thể cho trẻ dùng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen theo đúng liều lượng và cách thức mà bác sĩ đã hướng dẫn. Lưu ý là tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em, một căn bệnh hiếm gặp nhưng lại gây tử vong.
  • Trong thời gian trẻ bị bệnh, bạn không nên đưa con tới chỗ đông người nhằm hạn chế bệnh lây lan ra cộng đồng.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã biết các cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cũng như cập nhật thêm những thông tin bổ ích xung quanh căn bệnh này.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phương pháp xét nghiệm cho các dị ứng nặng

(82)
Xét nghiệm dị ứng là một xét nghiệm thực hiện bởi một chuyên gia về dị ứng nếu cơ thể của bạn có phản ứng dị ứng với một chất được biết ... [xem thêm]

Tìm hiểu 7 tác hại của củ dền không phải ai cũng biết

(48)
Bên cạnh những tác dụng của củ dền, thì món ăn dinh dưỡng này cũng có thể để lại những tác hại nếu bạn sử dụng không đúng cách. Vậy bạn đã biết ... [xem thêm]

15 thực phẩm giải nhiệt mùa hè không thể thiếu trong tủ lạnh nhà bạn

(42)
Mùa hè chính là thời điểm mà cơ thể bạn dễ bị “nóng trong người” khi nhiệt độ tăng cao, đồng thời làn da cũng trở nên dễ nổi mụn hơn do mồ hôi ... [xem thêm]

Thiếu máu do thiếu sắt ở nữ đang trở nên phổ biến

(45)
Chứng thiếu máu do thiếu sắt ở nữ đang trở nên phổ biến. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Có giải pháp ngăn ngừa và đẩy lùi nó không?Chứng ... [xem thêm]

U nang buồng trứng: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(59)
Bệnh u nang buồng trứng thường được phát hiện khi phái nữ đi khám phụ khoa định kỳ và được siêu âm phụ khoa. Một số trường hợp đặc biệt, bệnh ... [xem thêm]

Làm thế nào để vừa nấu ăn cho con vừa làm đẹp cho mẹ?

(35)
Với những nguyên liệu thích hợp như bơ, chuối, sữa chua, bạn có thể vừa nấu ăn cho con cũng như vừa chăm sóc cho làn da của mình.Bạn nghĩ mình bận bịu ... [xem thêm]

Những nguyên nhân đau mắt đỏ thường gặp và cách điều trị

(46)
Nếu một sáng bạn thức dậy và đột nhiên thấy mắt đỏ ngầu thì đừng làm ngơ. Có rất nhiều nguyên nhân đau mắt đỏ như viêm màng kết, xuất huyết kết ... [xem thêm]

Giải quyết táo bón ở trẻ em chỉ bằng 9 cách

(64)
Táo bón ở trẻ em là vấn đề khá phổ biến, xảy ra khi có sự thay đổi trong chế độ ăn uống của trẻ. Thế nhưng, tình trạng này chỉ là tạm thời và nếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN