Phương pháp xét nghiệm cho các dị ứng nặng

(3.72) - 82 đánh giá

Xét nghiệm dị ứng là một xét nghiệm thực hiện bởi một chuyên gia về dị ứng nếu cơ thể của bạn có phản ứng dị ứng với một chất được biết đến. Các hình thức của xét nghiệm dị ứng bao gồm xét nghiệm máu, nghiệm pháp da, hoặc một chế độ ăn uống loại trừ.

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn (miễn dịch tự nhiên của cơ thể ) phản ứng thái quá một cái gì đó trong môi trường. Ví dụ, phấn hoa bình thường vô hại nhưng có thể khiến cơ thể của bạn phản ứng quá mức. Phản ứng thái quá của cơ thể với các chất có thể dẫn đến các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, xoang và chảy nước mắt.

Chất nào gây dị ứng?

Có ba loại chất gây dị ứng (các chất có thể gây ra phản ứng dị ứng):

Qua hô hấp: những chất gây dị ứng ảnh hưởng đến cơ thể khi chúng tiếp xúc với phổi hoặc niêm mạc của hai lỗ mũi. Phấn hoa là chất gây dị ứng phổ biến nhất.

Qua tiêu hóa: các chất gây dị ứng hiện diện trong một số thực phẩm nhất định, chẳng hạn như đậu phộng, đậu nành và các món ăn uống chứa gluten.

Qua tiếp xúc: các chất gây dị ứng phải tiếp xúc với da của bạn để tạo ra một phản ứng, chẳng hạn như phát ban và ngứa do các chất độc gây ra.

Xét nghiệm dị ứng là xét nghiệm một lượng rất nhỏ của chất gây dị ứng cụ thể và kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ ghi lại các phản ứng.

Tại sao bạn cần thực hiện xét nghiệm dị ứng?

Dị ứng ảnh hưởng đến hơn 50 triệu người mỗi năm, theo thống kê của trường cao đẳng Mỹ về dị ứng, hen suyễn và miễn dịch học (ACAAI). Chất gây dị ứng qua hô hấp là loại phổ biến nhất. Dị ứng theo mùa và sốt cỏ khô – một phản ứng dị ứng với phấn hoa – ảnh hưởng đến hơn 40 triệu người Mỹ.

Tổ chức dị ứng thế giới ước tính rằng dị ứng khiến 250.000 người chết hàng năm.

Xét nghiệm về dị ứng được thực hiện để xác định phấn hoa, mẫu hoặc các chất gây dị ứng có thể gây tác hại đến bạn. Bạn có thể cần thuốc để điều trị dị ứng hoặc bạn có thể chỉ đơn giản là cố gắng để tránh bị dị ứng.

Bạn cần chuẩn bị gì cho một xét nghiệm dị ứng?

Trước khi cho bạn xét nghiệm dị ứng, bác sĩ sẽ hỏi về lối sống của bạn, tiền sử gia đình và nhiều hơn nữa.

Bạn rất có thể sẽ được thông báo ngừng uống các loại thuốc sau đây trước khi xét nghiệm dị ứng, vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra:

• Thuốc kháng histamine (theo toa và nhà thuốc có thương hiệu)
• Một số thuốc chống ợ nóng
• Omalizumab (Xolair) (một loại thuốc chữa bệnh suyễn)
• Thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Xét nghiệm dị ứng được thực hiện như thế nào?

Một xét nghiệm dị ứng có thể bao gồm một nghiệm pháp da hoặc một xét nghiệm máu. Trong trường hợp bạn nghi ngờ bị dị ứng thức ăn, có thể bạn phải hạn chế ăn một số món. Chúng ta cùng tìm hiểu nghiệm pháp da và xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân dị ứng xảy ra như thế nào nhé.

Nghiệm pháp da
Nghiệm pháp da được sử dụng để xác định chất có thể gây dị ứng. Điều này bao gồm dị ứng nguyên trong không khí hoặc liên quan đến thực phẩm và liên quan chất gây dị ứng.

Bác sĩ thường sẽ cố gắng làm nghiệm pháp lẩy da đầu tiên. Trong nghiệm pháp này, một chất gây dị ứng được đặt trên một phần da của bạn. Kỹ thuật viên sử dụng công cụ đặc biệt làm trầy xước bề mặt của da. Bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ để xem da của bạn phản ứng với chất gây dị ứng đó như thế nào. Nếu không có sưng hay đỏ, bạn không bị dị ứng với chất gây dị ứng cụ thể đó.

Nếu nghiệm pháp lẩy da không thể giúp kết luận, bác sĩ có thể yêu cầu nghiệm pháp dị ứng trong da. Điều này liên quan đến việc bơm một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào da của bạn. Một lần nữa, bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng của bạn.

Một hình thức xét nghiệm dị ứng da là xét nghiệm dị ứng bằng miếng dán da. Nghiệm pháp này sử dụng các miếng dán chứa dị ứng nguyên nghi ngờ. Các đốm da sẽ vẫn còn trên cơ thể sau khi bạn rời khỏi phòng khám. Các đốm da sẽ được xem xét lại 24 giờ sau khi nghiệm pháp và một lần nữa sau 48 giờ, nếu cần thiết.

Xét nghiệm máu

Trong trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ xác định rằng nghiệm pháp da không hiệu quả. Vì vậy, họ có thể yêu cầu lấy mẫu máu của bạn. Máu sau đó được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho sự hiện diện của kháng thể chống lại chất gây dị ứng cụ thể này. Thử nghiệm này, được gọi là ImmunoCAP, rất hiệu quả trong việc phát hiện kháng thể lớn chất gây dị ứng.

Chế độ ăn uống được loại trừ

Một chế độ ăn uống được loại trừ có thể giúp bác sĩ xác định thực phẩm đó đang gây ra phản ứng dị ứng. Bạn sẽ ngừng ăn một số thực phẩm và sau đó thêm chúng trở lại. Phản ứng của bạn sẽ giúp xác định thực phẩm có gây ra vấn đề hay không.

Xét nghiệm dị ứng có gây ra guy hại gì không?

Xét nghiệm dị ứng có thể dẫn đến ngứa, mẩn đỏ, nhẹ hoặc sưng trên da. Đôi khi, mẩn nhỏ được gọi là mề đay xuất hiện trên da. Những triệu chứng này thường rõ ràng lên trong vòng vài giờ, nhưng có thể kéo dài trong một vài ngày. Kem cortisone nhẹ có thể làm giảm bớt các triệu chứng.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, xét nghiệm dị ứng có thể tạo ra một phản ứng dị ứng ngay lập tức và yêu cầu sự chăm sóc y tế cấp thiết. Với dự đoán từ phản ứng, xét nghiệm dị ứng nên được thực hiện trong một bệnh viện được trang bị đầy đủ thuốc và thiết bị. Khi đó, có thể bạn sẽ được cho sử dụng epinephrine để điều trị sốc mẫn cảm (đây là loại phản ứng dị ứng có thể ảnh hưởng đến tính mạng).

Nếu bạn bị phản ứng nặng sau khi bạn rời khỏi bệnh viện, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn gặp các triệu chứng như sốc phản vệ (phù họng, khó thở hoặc huyết áp thấp), đừng chần chừ gọi cấp cứu ngay lập tức.

Sau xét nghiệm dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định gì?

Khi đã xác định chất gây ra dị ứng của bạn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để tránh những chất này hoặc cho thuốc giúp giảm bớt triệu chứng đó.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tăng nhãn áp: Không phải là chuyện đùa!

(82)
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp còn ... [xem thêm]

Tìm hiểu tinh dầu sả java: Vừa thơm vừa lạ

(79)
Tinh dầu sả java có tên tiếng Anh là citronella essential oil. Loại tinh dầu này mang đến các công dụng ấn tượng như giúp thư giãn, giảm sốt.Sả java là một ... [xem thêm]

Phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ (Phần 1)

(26)
Phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ được xem là một thách thức lớn với nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có khả năng hồi phục nếu kiên trì ... [xem thêm]

Lịch tập gym giảm cân cho nữ chẳng cần huấn luyện viên

(94)
Bạn quyết tâm giảm cân nhưng lại không muốn quá tốn tiền vào gym hay thuê người huấn luyện riêng? Hãy thử lịch tập gym giảm cân cho nữ sau để có vóc ... [xem thêm]

Nội soi đường tiêu hóa trên

(16)
Tìm hiểu chungNội soi đường tiêu hóa trên là gì?Nội soi đường tiêu hóa trên là một thủ thuật được bác sĩ sử dụng để quan sát bên trong thực quản, dạ ... [xem thêm]

5 thói quen buổi sáng khiến bạn dễ tăng cân

(82)
Tập thể dục buổi sáng, đọc sách hay dùng một tách cà phê là những thói quen tốt giúp bạn có một ngày mới đầy năng động và tràn đầy tự tin. Vậy ... [xem thêm]

Mất thị lực đột ngột có phải là dấu hiệu của đột quỵ?

(40)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Tập thể dục kiểm soát đường huyết – Bạn nên thử ngay!

(53)
Khi bị bệnh tiểu đường, bạn phải lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và kiêng khem nhiều thứ. Bên cạnh đó, hãy thử ngay các bài tập thể dục kiểm soát ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN