Mách bạn một số cách điều trị rối loạn lipid máu dễ dàng

(3.95) - 32 đánh giá

Điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa những vấn đề sức khỏe phát sinh ở tim và hệ tuần hoàn.

Rối loạn lipid máu mô tả tình trạng hàm lượng cholesterol và chất béo ở máu tăng bất thường. Trong đó, cholesterol gồm hai loại chính là:

  • Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hay cholesterol “xấu”
  • Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), còn gọi là cholesterol “tốt”

Khi các chuyên gia nói về cholesterol cao ở một người, họ đang đề cập đến việc chỉ số LDL của người đó cao.

Ngoài ra, tương tự cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp, triglyceride cũng là một loại chất béo “xấu” trong máu. Do đó, trường hợp rối loạn lipid máu phổ biến nhất sẽ là:

  • Nồng độ LDL và triglyceride cao
  • Hàm lượng HDL thấp

Mục đích chính của liệu trình điều trị rối loạn lipid máu là giảm thiểu hàm lượng LDL cũng như triglyceride xuống.

Vì sao bạn cần điều trị rối loạn lipid máu?

Rối loạn lipid máu là tiền đề gây ra các mảng bám tích tụ trên thành mao mạch, từ đó dẫn đến xơ vữa động mạch hay thậm chí là các bệnh về tim mạch.

Theo nhiều chuyên gia, xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các cơn đau tim và đột quỵ. Vì vậy, việc giảm hàm lượng cholesterol trong máu sẽ có thể cải thiện nguy cơ phát triển những bệnh lý trên, đồng thời ngăn ngừa rủi ro tử vong xảy ra.

Các biện pháp điều trị rối loạn lipid máu

Thông thường, những phương pháp điều trị rối loạn lipid máu được chia thành hai nhóm chính gồm:

Biện pháp hỗ trợ điều trị

Đối với trường hợp hàm lượng LDL hoặc triglyceride tăng không đáng kể, bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn áp dụng lối sống lành mạnh trong vài tháng trước khi cân nhắc đến phương pháp điều trị y tế.

Để cải thiện mức cholesterol “xấu” cũng như triglyceride, bạn sẽ cần:

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, điều độ

Bạn có thể áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải để điều trị rối loạn lipid máu

Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo bão hòa hoặc chuyển hóa là “chìa khóa vàng” để điều trị rối loạn lipid máu. Nếu bạn chưa biết phải lên thực đơn hàng ngày như thế nào trong trường hợp này, hãy lưu ý hai yếu tố dưới đây:

  • Chất béo bão hòa thường có nhiều trong: thịt, bơ, phô mai và các sản phẩm từ sữa nguyên chất
  • Chất béo chuyển hóa là thành phần quen thuộc của những sản phẩm như: món nướng, bánh bích quy giòn, khoai tây chiên và một số thực phẩm đóng gói

Do đó, hạn chế những thực phẩm trên sẽ giúp bạn giảm bớt lượng chất béo “xấu” được hấp thụ vào cơ thể. Đồng thời, bạn cũng có thể xem xét cắt giảm một số loại thực phẩm và thức uống như sau để cải thiện chỉ số cholesterol trong máu, bao gồm:

  • Thực phẩm chứa nhiều bột mì trắng như mì ống, gạo trắng…
  • Thức uống chứa đường, ví dụ như nước ép trái cây đóng hộp, soda…

Mặt khác, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải. Đây là phương pháp không chỉ giúp bạn kiểm chỉ số cholesterol mà còn đem lại nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

Thêm vào đó, chế độ ăn Địa Trung Hải gồm trái cây và rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, dầu oliu, cá béo… còn có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Tập thể dục đều đặn

Thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên sẽ giúp bạn giảm bớt nồng độ cholesterol trong máu

Thường xuyên rèn luyện thể chất sẽ kích thích cho cơ bắp, từ đó kích hoạt quá trình phân hủy triglyceride bằng cách sử dụng chúng làm năng lượng thay vì lưu trữ dưới dạng chất béo. Bên cạnh đó, điều này còn hỗ trợ gia tăng hàm lượng cholesterol “tốt”.

Mặt khác, tập thể dục đều đặn còn giúp bạn ngăn chặn nguy cơ béo phì, một yếu tố nguy cơ cho các vấn đề liên quan đến tim và hệ tuần hoàn.

Nếu chưa biết nên bắt đầu từ đâu, bạn có thể tham vấn ý kiến từ bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn xác định những cách kết hợp việc vận động thể chất vào thói quen sinh hoạt hàng ngày đơn giản mà hiệu quả, ví dụ như:

  • Sử dụng thang bộ thay vì thang máy
  • Đi bộ thường xuyên trong phạm vi ngắn, thay vì sử dụng các phương tiện giao thông

Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc về việc tham gia các lớp yoga hoặc đến phòng tập gym.

Duy trì cân nặng lý tưởng

Lượng chất béo dư thừa tồn đọng trong cơ thể sẽ giải phóng các hormone và protein gây tăng LDL. Đồng thời, béo phì còn là nguy cơ rủi ro của một số vấn đề sức khỏe phức tạp khác như tăng huyết áp và đái tháo đường (tiểu đường).

Do đó, giảm cân là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chỉ số cholesterol có thể giảm ngay cả khi trọng lượng của bạn chỉ xuống 1 – 2kg.

Bổ sung omega-3

Omega-3 là loại chất béo không bão hòa đa nối đôi có khả năng hạ nồng độ triglyceride trong cơ thể. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hoạt chất dinh dưỡng này trong các loại cá dầu (cá béo), ví dụ như cá hồi, cá thu…

Hàm lượng triglyceride có khả năng thuyên giảm nếu bạn bổ sung omega-3 vào chế độ ăn thường ngày

Theo khuyến cáo từ những chuyên gia của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bạn nên dùng ít nhất hai khẩu phần cá béo mỗi tuần để nâng cao và duy trì sức khỏe của tim. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn khuyên người bệnh nên dùng thêm chất bổ sung chứa omega-3 nhằm cải thiện tình trạng hiện tại.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn đang tiến hành một số nghiên cứu về khả năng giảm thiểu rủi ro phát sinh vấn đề tim mạch khi kết hợp omega-3 với thuốc statin.

Hạn chế đồ uống có cồn

Trong một số tình trạng hiếm, uống rượu với lượng vừa phải có thể giúp bạn tăng hàm lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao.

Tuy nhiên, nhìn chung lợi ích của rượu đối với sức khỏe tổng thể của một người không rõ ràng vì thông thường, loại thức uống chứa cồn trên có thể khiến hàm lượng triglyceride tăng lên hoặc “kích hoạt” chứng viêm tụy phát sinh.

Do đó, tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu bạn hạn chế hoặc kiêng uống rượu hẳn.

Sử dụng thuốc

Thuốc điều trị rối loạn lipid máu sẽ được chỉ định nếu những biện pháp khắc phục không hiệu quả như mong đợi

Nếu các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà như trên không đem lại hiệu quả như mong đợi hoặc bạn được chẩn đoán mức lipid cao, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn một số loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu cho bạn.

Toa thuốc điều trị rối loạn lipid máu bao gồm nhiều loại với thời gian dùng khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố đặc trưng của mỗi cá nhân, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác
  • Bệnh sử gia đình
  • Chỉ số cholesterol
  • Sức khỏe tổng thể

Ngoài ra, bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có tác dụng phụ. Vì vậy, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn phát hiện một hoặc nhiều triệu chứng bất thường phát sinh trong giai đoạn sử dụng thuốc.

Một toa thuốc điều trị rối loạn lipid máu có thể bao gồm những loại sau đây:

Thuốc statin

Một trong những khả năng tuyệt vời của thuốc statin là ức chế sự sinh sản của một loại enzyme ở gan đóng vai trò tạo ra cholesterol. Từ đó, hàm lượng của cả cholesterol “xấu” (LDL) lẫn “tốt” (HDL) đều giảm rõ ràng.

Sự thuyên giảm đáng kể của nồng độ LDL do thuốc statin sẽ làm giảm số lượng cholesterol tích tụ trên thành động mạch. Nhờ vậy, nó có thể ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám cũng như thu nhỏ kích cỡ của những mảng đã xuất hiện tại đây.

Thuốc statin phổ biến bao gồm atorvastatin, rosuvastatin, pitavastatin và simvastatin. Phần lớn chúng đều ở dạng uống.

Mặt khác, nếu triglyceride không tăng cao, statin cũng có khả năng hạ bớt hàm lượng của loại chất béo trung tính này. Ngoài việc điều trị rối loạn lipid máu, thuốc stain còn giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tim, đột quỵ cũng như nhu cầu phẫu thuật tim.

Tương tự những loại thuốc kê đơn khác, đôi khi thuốc statin cũng gây tác dụng phụ như tổn thương gan (rất hiếm) hay khiến đường tiêu hóa khó chịu.

Thuốc ức chế hấp thụ cholesterol

Mục đích của các chất như ezetimibe là giảm thiểu lượng cholesterol mà cơ thể có thể hấp thụ từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, thuốc ức chế hấp thụ cholesterol có một đặc điểm là không đem lại hiệu quả đáng kể nếu sử dụng riêng biệt. Do đó, chúng thường được bác sĩ phối hợp chung với những loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu khác.

Ngoài ra, đối với loại thuốc này, bạn chỉ cần dùng mỗi ngày một lần.

Nhóm resin

Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc resin là “gắn” vào một loại axit trong mật có chứa cholesterol. Nhờ đó, cơ thể sẽ không thể hấp thụ cholesterol.

Đối với loại thuốc trên, bạn sẽ cần dùng riêng để tránh bị tương tác từ những loại thuốc khác. Ngoài ra, tác dụng phụ thường thấy của nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu này là gây khó chịu ở đường tiêu hóa.

Fibrate

Vai trò của fibrate trong quá trình điều trị rối loạn lipid máu là ngăn cản sự sản suất triglyceride trong cơ thể. Đồng thời, thuốc cũng làm tăng hàm lượng cholesterol “tốt” (HDL) trong cơ thể.

Thuốc fibrate nên được sử dụng mỗi ngày. Mặt khác, trong giai đoạn này, bạn có thể bắt gặp một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy.

Mục tiêu hàng đầu của liệu trình điều trị rối loạn lipid máu là ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trên thành mạch máu, còn gọi là hiện tượng xơ vữa động mạch. Nhờ đó, nguy cơ phát sinh những biến chứng nguy hiểm hơn, ví dụ như bệnh tim hay thậm chí là đột quỵ, cũng sẽ giảm thiểu đáng kể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng của thuốc lá với đái tháo đường

(87)
Mặc dù đã được cảnh báo về tác hại của thuốc lá nhưng nhiều người dường như bỏ qua hay không quan tâm cho đến khi bệnh tật xuất hiện họ mới cảm ... [xem thêm]

Chế độ ăn chay – Dưỡng chất cần thiết

(85)
Là một người ăn chay có nghĩa là gì? Chế độ ăn chay giới hạn hoặc loại trừ việc tiêu thụ thịt động vật hoặc các sản phẩm từ động vật. Có nhiều ... [xem thêm]

Sự thật về phương pháp làm săn âm đạo Fotona

(53)
Gần đây, nhu cầu làm trẻ hóa âm đạo đang ngày càng phổ biến. Nó giúp phụ nữ tự tin hơn, đặc biệt là những ai có vấn đề bẩm sinh với vùng kín. Liệu ... [xem thêm]

Dạy con tự lập hiệu quả bằng cách cho con tự đối diện với thử thách

(77)
Dạy con tự lập ngay từ khi trẻ còn nhỏ là điều rất cần thiết. Trẻ có tính tự lập sẽ có thể tự làm mọi công việc của mình mà không ỷ lại, dựa ... [xem thêm]

Làm thế nào để trẻ yêu thương anh chị em của mình?

(10)
Xây dựng mối quan hệ anh chị em tốt đẹp giữa các bé là một trong những nhiệm vụ đầy khó khăn bởi công việc này đòi hỏi sự ứng xử khéo léo của các ... [xem thêm]

Phát hiện sớm đột quỵ để phòng biến chứng nguy hiểm

(31)
Theo Tổ chức Đột quỵ châu Âu, cứ mỗi 30 phút có một bệnh nhân đột quỵ có thể được cứu sống nhưng lại tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn. Nguyên nhân ... [xem thêm]

Phát hiện sớm bệnh cứng lưỡi ở trẻ để can thiệp kịp thời

(99)
Đôi khi nguyên nhân khiến con yêu bú kém không phải xuất phát từ người mẹ mà bé đang mắc phải tình trạng gọi là bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ. Điều quan ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách tránh né

(43)
Rối loạn nhân cách tránh né là một trong những dạng rối loạn nhân cách. Người mắc bệnh có thể phục hồi gần như hoàn toàn nếu tìm được phương pháp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN