Mách bạn cách chọn dầu ăn an toàn cho sức khỏe

(3.6) - 85 đánh giá

Bạn có biết, để chọn dầu ăn an toàn cho sức khỏe, chúng ta nên quan tâm đến “điểm bốc khói” và thành phần chất béo trong nó.

Dầu ăn là loại thực phẩm rất phổ biến dùng để chiên, xào, nấu canh,… Tuy nhiên, bạn rất dễ bị choáng ngợp khi thấy hàng loạt loại dầu ăn bày bán trong các cửa hàng và bắt đầu băn khoăn không biết nên chọn loại nào. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin về thành phần cũng như các loại dầu ăn tốt cho sức khỏe cho bạn và gia đình bạn.

Dầu ô-liu nguyên chất

Ngoài chất béo không bão hoà đơn, dầu ô-liu nguyên chất còn có nhiều chất chống lão hóa được gọi là polyphenol giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Thành phần chất béo trong dầu ô-liu nguyên chất:

  • Không bão hòa đơn: 78%;
  • Không bão hòa đa: 8%;
  • Bão hòa: 14%.

Cách sử dụng tốt nhất: Bạn nên sử dụng loại dầu này trong các món ăn mà sẽ làm phát huy hết những giá trị giàu dinh dưỡng bên trong chúng như rưới lên các loại rau hấp và sử dụng để làm các món salad hoặc rau xào.

Dầu cải

Hương vị trung tính và điểm bốc khói cao (smoke point – điểm bốc khói là điểm mà ở nhiệt độ này dầu sẽ bị phân huỷ, bốc khói và sản sinh chất độc. Vì vậy, điểm càng cao là dầu đó càng an toàn) khiến cho loại dầu này trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho các món nướng và xào. Hầu hết dầu cải được tinh chế ở nhiệt độ cao. Điều đó có nghĩa là loại dầu này không có nhiều chất chống oxy hóa như dầu ô liu nhưng hạn sử dụng của nó tương đối dài.

Thành phần chất béo:

  • Không bão hòa đơn: 62%;
  • Không bão hòa đa: 31%;
  • Bão hòa: 7%.

Cách sử dụng tốt nhất: Loại dầu này cực kỳ đa dụng. Ban có thể sử dụng dầu cải để xào, chiên, nướng và làm salad trộn. Ngoài ra, nếu bạn muốn dùng dầu ô liu để duy trì sức khỏe tim mạch nhưng ngại vì hương vị của nó quá nồng, hãy thử hòa lẫn dầu cải và dầu ô liu nguyên chất khi làm salad với tỉ lệ 1: 1.

Dầu hạt óc chó

Loại dầu này dù đắt tiền hơn những loại dầu khác nhưng hương vị cực đậm đà và giàu omega-3. Cũng giống như tất cả các loại dầu từ hạt khác, dầu hạt óc chó có thời hạn sử dụng ngắn. Vì vậy, bạn nên mua chai nhỏ và bảo quản trong tủ lạnh tối đa 3 tháng thôi nhé.

Thành phần chất béo:

  • Không bão hòa đơn: 24%;
  • Không bão hòa đa: 67%;
  • Bão hòa: 9%.

Cách sử dụng tốt nhất: Hương vị của loại dầu này có thể sẽ không đậm đà trong tất cả món ăn, nhưng nó sẽ rất ngon nếu dùng trong các món salad trộn (dùng hỗn hợp dầu cải và dầu hạt óc chó) hoặc các món nướng.

Dầu hạt nho

Được chiết xuất từ hạt nho, loại dầu đa dụng này thường có hương vị nhẹ, nhưng các loại nhập khẩu có thể có mùi hăng và hương vị nho. Đây là sự lựa chọn tốt khi chế biến các món ăn ở nhiệt độ cao.

Thành phần chất béo:

  • Không bão hòa đơn: 17%;
  • Polyunsaturated: 73%;
  • Bão hòa: 10%.

Cách sử dụng tốt nhất: Loại dầu này có dùng để chế biến nhiều món, chủ yếu là xào, chiên và làm nước trộn salad.

Dầu đậu phộng

Điểm bốc khói cao của dầu đậu phộng là ưu điểm làm cho nó trở thành một lựa chọn tốt khi nấu ăn ở nhiệt độ cao. Nó chứa phytosterol – chất béo từ thực vật thiết yếu tốt cho tim mạch, làm giảm hàm lượng cholesterol và ức chế ung thư.

Thành phần chất béo:

  • Không bão hòa đơn: 48%;
  • Không bão hòa đa: 34%;
  • Bão hòa: 18%.

Cách sử dụng tốt nhất: Loại dầu ăn này thường được dùng để chiên và xào.

Dầu mè

Đây là loại dầu rất phổ biến ở châu Á. Dầu mè có hương vị đậm và đa dạng. Bạn sẽ thấy các loại dầu mè với các công dụng khác nhau trong siêu thị.

Thành phần chất béo:

  • Không bão hòa đơn: 41%;
  • Không bão hòa đa: 44%;
  • Bão hòa: 15%.

Cách sử dụng tốt nhất: Dầu mè loại chưa rang thường dùng để xào, còn dầu mè đã rang dùng để rưới lên một món ăn đã hoàn thành để tăng hương vị và mùi vị hoặc sử dụng để trộn salad.

Với những thông tin hữu ích ở trên, bạn hãy cân nhắc sử dụng những loại dầu ăn trên tùy theo mục đích nấu nướng để duy trì sức khỏe tốt nhất bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bí quyết nuôi dạy trẻ của 6 nhà giáo dục vĩ đại

(79)
Phương pháp giáo dục Montessori tập trung vào việc tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, đem lại cho trẻ cơ hội được tự phát triển một ... [xem thêm]

Ngăn ngừa bệnh lãng tai ở người cao tuổi

(44)
Lãng tai là biểu hiện thường gặp ở người cao tuổi do suy giảm thính lực. Tuy nhiên, người mắc phải thường không ý thức được đầy đủ về mức ảnh ... [xem thêm]

Chứng ngủ lịm

(66)
Tìm hiểu chungChứng ngủ lịm là gì?Chứng ngủ lịm có thể khiến bạn buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải. Tình trạng uể oải có thể liên quan đến tâm thần ... [xem thêm]

Xét nghiệm nào phát hiện bệnh thiếu máu?

(23)
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các mô cơ thể. Có nhiều bộ phận trong cơ thể có khả năng ... [xem thêm]

Đồng hóa và dị hóa: Sự khác biệt nào đối với cơ thể?

(80)
Đồng hóa và dị hóa là các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi hiểu rõ hai quá trình này, bạn có thể cải thiện sức khỏe và vóc dáng theo mục tiêu ... [xem thêm]

8 thực phẩm ngăn ngừa mụn cực hiệu quả

(79)
Người xưa có câu “nhất dáng nhì da” cho thấy làn da rất quan trọng trong việc thu hút người đối diện. Đối với người có cơ địa dễ lên mụn thì cần ... [xem thêm]

Nguy cơ tái phát của bệnh thủy đậu, có hay không?

(75)
Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan, nhưng bệnh thủy đậu có tái phát không? Câu trả lời là có khả năng này, dù rất hiếm.Thủy đậu đặc biệt nghiêm ... [xem thêm]

Các bệnh hay bị nhầm lẫn với viêm dạ dày ruột

(71)
Viêm dạ dày ruột cấp là một vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, có xu hướng phát sinh ở khu vực nhiệt đới, đặc biệt là những nước đang ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN