Bí quyết nuôi dạy trẻ của 6 nhà giáo dục vĩ đại

(3.9) - 79 đánh giá

Phương pháp giáo dục Montessori tập trung vào việc tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, đem lại cho trẻ cơ hội được tự phát triển một cách toàn diện nhất.

Nếu đã chán với những phương pháp dạy học cũ kỹ và nhàm chán, nặng về lý thuyết khiến không chỉ trẻ mà ngay cả người lớn còn thấy mệt mỏi, có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu phương pháp Montessori. Với nhiều lợi ích dành cho trẻ, hiện nay, phương pháp này được nhiều người ủng hộ và áp dụng.

Phương pháp giáo dục Montessori là gì?

Montessori là phương pháp giáo dục do tiến sĩ Maria Montessori phát triển. Đây là phương pháp sư phạm dựa trên việc lấy trẻ em làm trung tâm thông qua những quan sát khoa học của các bé từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành. Đến với lớp học, bé được tự do lựa chọn, sáng tạo trong quá trình học tập còn giáo viên sẽ đưa ra các hoạt động phù hợp với lứa tuổi của bé. Trẻ sẽ làm việc theo nhóm hoặc độc lập để khám phá kiến thức về thế giới xung quanh và phát triển tiềm năng tối đa.

Phương pháp giáo dục sớm xây dựng theo góc nhìn của một đứa trẻ khi bé muốn tìm hiểu và học hỏi trong một môi trường được chuẩn bị chu đáo. Phương pháp giáo dục này còn là một cách tiếp cận đánh giá toàn diện về thể chất, giao tiếp, cảm xúc, nhận thức của trẻ.

7 lợi ích của việc dạy con theo phương pháp Montessori

1. Tập trung vào các giai đoạn phát triển chính

Chương trình giảng dạy chủ yếu tập trung vào những cột mốc phát triển quan trọng ở trẻ em từ 3 – 5 tuổi. Các bé nhỏ hơn sẽ được chú trọng vào việc luyện tập kỹ năng điều khiển các cơ lớn và ngôn ngữ. Trẻ 4 tuổi có thể được cho làm quen với những kỹ năng vận động cũng như hoàn thành các hoạt động thường nhật như nấu ăn, vẽ tranh, làm đồ thủ công mỹ nghệ. Khi được 5 tuổi, trẻ sẽ mở rộng trải nghiệm về cộng đồng thông qua những chuyến dã ngoại.

2. Khuyến khích việc chơi đùa hợp tác

Khi áp dụng phương pháp Montesorri, giáo viên sẽ không đứng lớp mà chính các học sinh mới là người quyết định hoạt động trong ngày sẽ diễn ra như thế nào. Điều này khuyến khích các bé chia sẻ ý kiến và làm việc hợp tác cùng nhau để tìm ra hướng đi. Trẻ em trong lớp học sẽ học được cách tôn trọng mọi người cũng như ý thức xây dựng cộng đồng từ chính những ảnh hưởng từ môi trường sinh hoạt.

3. Lấy trẻ làm trung tâm

Theo phương pháp này, học sinh học chương trình được giảng dạy, thiết kế dựa trên nhu cầu và khả năng cụ thể của từng bé. Điều này nhằm cho phép trẻ được khám phá cũng như học tập theo tốc độ, quy luật của riêng mình. Giáo viên không so sánh trẻ hay đưa ra thành tích thi đua giữa trẻ với các trẻ khác, khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp.

Tất cả mọi thứ trong lớp học luôn được đặt vừa tầm với của trẻ. Bàn ghế, kệ để sách, tủ đồ chơi đều có kích thước phù hợp với các bé nhằm giúp bé ngồi thoải mái, tự lấy bất cứ món đồ nào mình thích. Ngoài ra, trẻ lớn tuổi hơn cũng chơi đùa cùng các em nhỏ, vì vậy việc dạy dỗ học hỏi lẫn nhau còn đến từ những người bạn cùng lớp.

4. Trẻ học được cách tự kỷ luật bản thân

Phương pháp giáo dục này cho phép trẻ tự chọn các hoạt động mà chúng muốn để thực hiện mỗi ngày và thời gian thực hiện từng hoạt động. Song phương pháp giáo dục này vẫn có những quy tắc cơ bản cụ thể mà giáo viên cũng như học sinh phải tuân theo. Môi trường này dần dạy trẻ em rèn luyện tính kỷ luật và trau dồi các kỹ năng quan trọng như tập trung, tự kiểm soát.

5. Môi trường lớp học dạy trẻ về sự ngăn nắp

Tất cả các đồ vật trong lớp học đều có vị trí chính xác trên kệ. Khi hoàn thành một hoạt động, bé sẽ phải đặt các đồ vật trở lại nơi thích hợp. Ý thức về trật tự này giúp tạo điều kiện cho quá trình học tập, tính tự kỷ luật và đáp ứng nhu cầu bẩm sinh của một đứa trẻ về môi trường có trật tự. Khi làm việc hoặc vui chơi trong những khu vực gọn gàng, các con có thể phát huy hết sự sáng tạo và tập trung hoàn toàn vào quá trình học tập.

6. Giáo viên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập trải nghiệm của trẻ

Trong lớp học, giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn tạo điều kiện cho các bé tự do học tập trải nghiệm chứ không quyết định trẻ phải làm thế nào. Họ cũng đảm bảo các quy tắc cơ bản mà cả lớp học phải tuân theo và khuyến khích học sinh thực hiện nhiệm vụ của mình, song không can thiệp vào tốc độ của lớp học.

7. Học phương pháp tạo ra nguồn cảm hứng sáng tạo

Vì trẻ được tự do chọn các hoạt động cho mình, làm việc theo những quy tắc riêng nên sự sáng tạo trong lớp học luôn được khuyến khích. Các con thường làm việc theo nhiệm vụ vì niềm vui tìm thấy trong cả quá trình hơn là kết quả cuối cùng, do đó cảm hứng sáng tạo sẽ được nảy sinh.

Ngoài ra, việc bé được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau cũng khuyến khích trẻ mở rộng suy nghĩ của bản thân về thế giới và giải quyết các vấn đề theo nhiều cách.

Nguyên tắc của phương pháp giáo dục Montessori

1. Tôn trọng trẻ nhỏ là nguyên tắc đầu tiên

Tôn trọng trẻ nhỏ là nền tảng của tất cả các nguyên tắc của phương pháp giáo dục này. Giáo viên hoặc người hướng dẫn sẽ phải thể hiện sự tôn trọng ý kiến của trẻ, sự tử tế, công bằng cho các con thấy. Người lớn nên lắng nghe ý kiến của trẻ trong lúc hỗ trợ bé làm việc hoặc tự học theo phương châm “học trẻ để dạy trẻ tốt hơn”. Khi được chọn lựa theo ý của bản thân, con có thể phát triển các kỹ năng và khả năng cần thiết để quá trình học tập đạt hiệu quả cao và nuôi dưỡng lòng tự trọng theo hướng tích cực.

2. Trẻ có khả năng tự tiếp nhận kiến thức

Tâm trí trẻ nhỏ luôn trong trạng thái sẵn sàng và ham muốn được học hỏi. Con sẽ tiếp nhận các kiến thức mới thông qua môi trường xung quanh. Bà Montessori, người sáng tạo ra phương pháp này tin rằng trẻ em có khả năng tự học. Dù mọi người thường tin rằng con người tiếp thu kiến thức bằng cách sử dụng trí não, nhưng trong thực tế trẻ lại học được nhiều thông qua các tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.

Ví dụ: Nếu ngày nào bạn cũng trò chuyện với con bằng tiếng mẹ đẻ, trẻ sẽ học được cách nói tiếng mẹ đẻ nhanh chóng.

Ngoài ra, trẻ em có thể tự học thông qua hoạt động tìm hiểu. Giáo viên hoặc bố mẹ hãy khuyến khích bé tự học và khám phá khi dạy trẻ theo phương pháp này bằng cách giới thiệu các vật dụng, đồ chơi mới trong lớp, khuyến khích bé tự tìm ra cách sử dụng.

3. Các giai đoạn nhạy cảm luôn quan trọng trong quá trình học tập

Nhiều chuyên gia tin rằng trẻ có thể dễ dàng học được một số điều nhất định trong giai đoạn nhạy cảm. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu có khả năng tiếp thu mạnh mẽ hơn nhưng điều này chỉ diễn ra một khoảng thời gian.

Dạy trẻ theo phương pháp này, giáo viên hay người hướng dẫn sẽ theo dõi trẻ một cách sát sao để đảm bảo trẻ được hỗ trợ đầy đủ và cơ hội học tập tối ưu nhất trong khoảng thời gian nhạy cảm này

4. Trẻ em sẽ tiếp thu tốt nhất khi môi trường học tập được chuẩn bị kỹ lưỡng

Trong phương pháp giáo dục trẻ sẽ được học trong môi trường có nhiều nguồn lực và cơ hội để con học tập tích cực và tự do khám phá cũng như cố gắng. Giáo viên có thể chuẩn bị môi trường tốt nhất cho trẻ bằng cách quan sát xu hướng hoạt động của bé. Giáo viên là người đảm bảo trẻ cần những gì sẽ được cung cấp đầy đủ cũng như dễ dàng tiếp cận.

Phương pháp giáo dục Montessori hỗ trợ con yêu như thế nào?

Phương pháp Montessori trong gia đình hỗ trợ việc học của con yêu từ bé khi sinh ra cho đến khi học cấp 2. Ngoài ra, phương pháp giáo dục này còn đem đến cho bé nhiều ích lợi qua từng giai đoạn cụ thể:

1. Từ khi sinh ra đến lúc 3 tuổi

  • Cung cấp một môi trường vui chơi an toàn, đầy tiềm năng để nuôi dưỡng trí óc và thể chất của bé.
  • Giúp trẻ có lòng tin vào chính bản thân và thế giới của riêng mình.
  • Việc dạy con theo phương pháp giáo dục này sớm giúp trẻ tự tin khi xuất hiện trước đám đông.
  • Phát triển sự phối hợp của các vận động thô và vận động tinh cùng kỹ năng ngôn ngữ.
  • Tạo cơ hội để nuôi dưỡng tính cách độc lập trong sinh hoạt hoặc công việc hằng ngày.

2. Độ tuổi mầm non

  • Thầy cô ở trường mầm non dạy trẻ theo phương pháp bằng cách thúc đẩy sự phát triển tính độc lập, sự kiên trì khi gặp khó khăn của trẻ và khả năng tự đặt giới hạn cho bản thân.
  • Thúc đẩy phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua sự tôn trọng, kết nối rõ ràng và an toàn cùng những ảnh hưởng quan trọng.
  • Tạo cơ hội cho việc khám phá trí tưởng tượng dẫn đến sự hình thành lòng tự tin và tính sáng tạo.

3. Độ tuổi tiểu học

  • Tạo cơ hội cho các con được khám phá lợi ích của việc hợp tác mà trong đó sở thích của bé sẽ được ủng hộ và hướng dẫn đúng đắn.
  • Hỗ trợ phát triển sự tự tin, trí tưởng tượng, sự độc lập trong suy nghĩ và hành động.
  • Thúc đẩy sự hiểu biết về vai trò của con trong cộng đồng, trong văn hóa tự nhiên.

4. Độ tuổi trung học cơ sở

Đối với bé từ 12 – 15 tuổi, việc dạy trẻ theo phương pháp Montessori còn có tác dụng:

  • Nhấn mạnh sự phát triển việc thể hiện cảm xúc của bản thân, lòng tự tin thực sự và tính nhanh nhẹn trong các mối quan hệ giữa các cá nhân.
  • Trong giai đoạn này, trẻ nên được tiếp xúc với thiên nhiên hoặc công việc đồng áng càng nhiều càng tốt để học được cách bảo vệ môi trường cũng như có được những kỹ năng sống cơ bản.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách tăng chiều cao ở tuổi 17: 7 yếu tố cần quan tâm

(63)
17 tuổi còn cao được không? Cách tăng chiều cao ở tuổi 17 là gì? Hello Bacsi sẽ mách bạn các yếu tố sau đây!Chiều cao là một trong những yếu tố ngoại hình ... [xem thêm]

4 bí quyết khiến vợ bạn muốn làm chuyện ấy

(71)
Để khiến vợ muốn làm chuyện ấy một cách vui vẻ, các đấng mày râu cũng cần phải đầu tư một chút về thời gian và công sức đấy!Một số đàn ông có ... [xem thêm]

Hãy cẩn thận nếu bạn bị đau khớp gối

(56)
Định nghĩaĐau khớp gối là bệnh gì?Đau khớp gối là tình trạng liên quan đến cơn đau xảy ra ở trong và xung quanh khớp gối. Đau khớp gối có thể gây ra ... [xem thêm]

Biến chứng của rối loạn tự miễn đối với làn da

(77)
Rối loạn tự miễn là trường hợp bệnh xuất hiện khi hệ miễn dịch của một người tấn công những mô cơ thể của chính họ, gây ra một số bệnh.Phụ ... [xem thêm]

Chữa trị thoái hóa khớp tay, “đánh nhanh, thắng nhanh” kẻo khớp biến dạng

(79)
Bàn tay là cơ quan hoạt động rất nhiều và phải chịu không ít áp lực, do đó rất dễ mắc phải tình trạng thoái hóa khớp tay (viêm khớp tay). Làm sao để ... [xem thêm]

Vì sao bệnh nhân cơ xương khớp lại cần cuốn Cẩm nang Giảm Đau?

(98)
Viêm khớp là một bệnh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Thực tế, “viêm khớp” không phải là tên gọi của một căn bệnh duy nhất mà ... [xem thêm]

Giải đáp 9 thắc mắc về bệnh sốt tinh hồng nhiệt ở trẻ nhỏ

(26)
Sốt tinh hồng nhiệt (ban đỏ) là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh có khả năng lây truyền cao. Vì vậy, bố mẹ cần chăm sóc cẩn thận khi con mắc ... [xem thêm]

Ăn gì để cô bé thơm tho? 5 thực phẩm làm thơm vùng kín

(26)
Nếu cô bé có mùi thơm, trải nghiệm làm chuyện ấy sẽ khiến chàng cảm thấy thích thú hơn. Vậy các nàng nên ăn gì để cô bé thơm tho hấp dẫn?Vùng kín khỏe ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN