Các bệnh hay bị nhầm lẫn với viêm dạ dày ruột

(3.91) - 71 đánh giá

Viêm dạ dày ruột cấp là một vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, có xu hướng phát sinh ở khu vực nhiệt đới, đặc biệt là những nước đang phát triển và có mật độ dân số cao, chẳng hạn như Việt Nam. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Vậy, đâu là cách chữa viêm dạ dày ruột hiệu quả và nhanh chóng? Bệnh có thể phòng ngừa không? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau.

Đâu là cách chữa viêm dạ dày ruột cấp hiệu quả?

Các bác sĩ sẽ dựa vào nguồn gốc phát sinh bệnh để đưa ra hướng điều trị viêm dạ dày ruột cấp phù hợp và hiệu quả nhất cho bạn, chẳng hạn như:

  • Nếu nguyên nhân viêm dạ dày ruột cấp ở bạn bắt nguồn từ nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid hoặc chất cồn trong bia, rượu…, điều bạn cần làm là ngưng sử dụng chúng.
  • Mặt khác, sử dụng kháng sinh sẽ là lựa chọn tốt hơn nếu nhiễm khuẩn Hp là yếu tố gây nên viêm dạ dày ruột cấp.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa nhiều loại thuốc giảm tiết và trung hòa axit trong dịch dạ dày có thể làm thuyên giảm đáng kể triệu chứng đau dạ dày do bệnh gây nên, đồng thời phát huy tác dụng chữa lành thương tổn tại đây. Do đó, hầu hết các phác đồ điều trị viêm dạ dày ruột cấp đều áp dụng phương pháp này.

Một số loại thuốc trung hòa hoặc giảm tiết axit thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

Thuốc kháng axit

Maalox hay Mylanta ở dạng lỏng hoặc viên nén có thể là liệu pháp phù hợp đối với trường hợp viêm dạ dày ruột nhẹ. Nhóm thuốc này có thể nhanh chóng trung hòa lượng axit dư trong dạ dày, từ đó xoa dịu cơn đau đáng kể.

Thuốc giảm tiết axit

Thuốc ức chế histamine H2

Nếu cơ thể bạn không đáp ứng tốt với thuốc kháng axit, bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế histamine H2 nhằm hỗ trợ làm giảm lượng axit sản sinh trong dịch dạ dày. Nhóm thuốc này có thể gồm:

  • Cimetidine (Tagamet)
  • Famotidine (Pepcid)
  • Nizatidine (Axid)
  • Ranitidine (Zantac)

Thuốc ức chế bơm proton

Ngoài thuốc ức chế hitamine H2, ức chế bơm proton cũng có khả năng điều tiết lượng axit sản sinh ở dạ dày. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ức chế một phần hoạt động của nhóm tế bào chịu trách nhiệm sản xuất axit trong dạ dày. Bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn dùng:

  • Esomeprazole (Nexium)
  • Lansoprazole (Prevacid)
  • Omeprazole (Prilosec)
  • Rabeprazole (Aciphex)

Đối với trường hợp viêm dạ dày ruột cấp do nhiễm trùng, cụ thể hơn là nhiễm khuẩn Hp, bạn sẽ cần bổ sung kháng sinh vào toa thuốc. Đôi khi bismuth subcitrate cũng được thêm vào. Thực tế, loại thuốc này chỉ dùng để bảo vệ niêm mạc dạ dày, do khả năng tiêu diệt vi khuẩn H. pylori rất thấp (khoảng 20%).

Xem biểu đồ giải phẫu bệnh Viêm dạ dày ruột để hiểu rõ hơn

Người bị viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì?

Bên cạnh điều trị y tế, bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp dinh dưỡng nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Chẳng hạn như, bạn nên cân nhắc bổ sung một số thực phẩm dưới đây vào thực đơn mỗi ngày của mình:

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như bột yến mạch
  • Trái cây dành cho người gặp vấn đề tiêu hóa: dưa hấu, bơ, chuối và đu đủ chín, dưa gang…
  • Các loại hạt và đậu
  • Rau xanh sẫm màu
  • Cần tây và hành tây

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng tinh bột nghệ như một bài thuốc dân gian để giải quyết tình trạng viêm dạ dày ruột cấp. Đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh do curcumin, hoạt chất có nhiều trong tinh bột nghệ, mang lại sẽ giúp bạn xoa dịu các dấu hiệu viêm loét dạ dày đáng kể. Đồng thời, curcumin còn hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ hồi phục của những thương tổn ở lớp niêm mạc đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thực tế, không nhiều người áp dụng biện pháp này do tính không tan trong nước, sinh khả dụng của curcumin tương đối thấp.

Phòng ngừa viêm dạ dày ruột cấp

Để phòng ngừa viêm dạ dày ruột cấp hiệu quả, bạn hãy ghi nhớ và thực hiện ba điều sau:

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

Cách dùng bữa cũng có thể tác động đến sức khỏe của dạ dày nói riêng và các cơ quan tiêu hóa nói chung. Do đó, bên cạnh việc lưu ý thực đơn hàng ngày, bạn còn nên quan tâm hơn đến cách ăn uống của bản thân. Hãy tập thói quen:

  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Không ăn quá no hoặc để bụng rỗng quá lâu
  • Chia nhỏ ba bữa chính thành nhiều bữa phụ trong ngày
  • Tinh thần thoải mái, thư giãn khi dùng bữa
  • Không ăn khuya

Thường xuyên rèn luyện thể chất

Các bài tập thể dục không chỉ làm tăng nhịp thở, nhịp tim mà còn kích thích hoạt động ở đường ruột, đẩy nhanh tốc độ di chuyển chất thải đi qua đó nhanh hơn. Đồng thời, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng trao đổi chất diễn ra hiệu quả. Vì vậy, hãy cố gắng tập thói quen vận động cơ thể mỗi ngày ít nhất 30 phút nhé.

Ngoài ra, nếu sức khỏe của bạn không tốt, đừng ngại nhờ bác sĩ tư vấn những bài tập phù hợp với bạn.

Kiểm soát căng thẳng tốt

Căng thẳng có thể kích thích quá trình sản xuất axit trong dịch dạ dày, khiến nồng độ axit cao hơn bình thường. Do đó, để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ruột cấp hiệu quả, bạn nên học cách quản lý căng thẳng hiệu quả.

Nhìn chung, có thể thấy một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học có thể giúp bạn phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ruột cấp. Ngoài ra, để đảm bảo kết quả chữa trị như mong đợi, bạn cũng đừng quên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 thực phẩm giúp bạn tăng “hormone vui vẻ” serotonin

(15)
Nhờ tác dụng cải thiện tâm trạng, serotonin có thể được xem là một loại “hormone vui vẻ” giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn. Bạn có biết loại thực phẩm ... [xem thêm]

Trà matcha và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

(22)
Bột matcha là nguyên liệu phổ biến trên toàn thế giới và được dùng để chế biến ra nhiều món ăn, thức uống vô cùng thơm ngon. Ngoài công dụng đó, bột ... [xem thêm]

10 bí quyết tập luyện để tăng cơ

(87)
Một số người có thể chuyển đổi trọng lượng cơ thể thành cơ bắp một cách rất đơn giản. Tuy nhiên, thông thường đó là một thách thức với đại đa ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp mẹ kiểm soát cơn thèm khoai tây chiên ở bé

(49)
Thực phẩm lành mạnh giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu cũng như hỗ trợ khả năng học tập. Cha mẹ nên cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất ... [xem thêm]

Lợi ích không ngờ từ việc không mặc đồ lót khi ngủ!

(73)
Thời tiết nóng ẩm thế này khiến bạn có xu hướng thích nude khi ngủ. Thế nhưng, không mặc đồ lót khi ngủ có thật sự tốt không?Bạn thường nghe nói rằng ... [xem thêm]

Jet lag

(72)
Tìm hiểu chungJet lag là gì?Jet lag, hay còn gọi là hội chứng jet lag, là một rối loạn giấc ngủ tạm thời có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai khi di chuyển ... [xem thêm]

5 cách chẩn đoán trào ngược dạ dày mà bạn cần biết

(29)
Việc chẩn đoán trào ngược dạ dày giúp người bệnh phân biệt được triệu chứng liên quan đến bệnh. Từ đó, bác sĩ cũng xác định tình trạng bệnh và ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

(38)
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp nhưng không quá nghiêm trọng. Đa số các trường hợp sẽ dần khỏi sau một thời gian và đáp ứng tốt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN