Lên kế hoạch để chuẩn bị cho thai kỳ khi bạn bị bệnh tiểu đường như thế nào?

(4.3) - 46 đánh giá

Bắt đầu một gia đình đòi hỏi nhiều kế hoạch hơn khi bạn sẽ làm mẹ với bệnh tiểu đường. Nhưng bạn có thể thực hiện một số bước đơn giản để đảm bảo thai kỳ và con của bạn an toàn và khỏe mạnh.

Đi khám bác sĩ

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của bạn là phải đi khám bác sĩ khoảng 3 đến 6 tháng trước khi bạn có kế hoạch có thai. Trong lần khám đó, bác sĩ sẽ:

  • Yêu cầu xét nghiệm HbA1C để kiểm tra bệnh tiểu đường của bạn đã được kiểm soát tốt chưa. Để bạn có thể ngưng sử dụng biện pháp ngừa thai.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiếm tra những biến chứng trên thận gây ra do bệnh tiểu đường.
  • Tìm các vấn đề khác liên quan đến bệnh tiểu đường, như là cơ quan, dây thần kinh, hoặc tổn thương ở tim.
  • Đo huyết áp.
  • Loại trừ bệnh tuyến giáp (nếu bạn bị tiểu đường loại 1).
  • Kiểm tra mức cholesterol và loại mỡ trong máu khác gọi là triglycerides.
  • Đề nghị kiểm tra mắt để tầm soát bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, và bệnh võng mạc.
  • Đề nghị tư vấn trước khi thụ thai (tư vấn tiền sản).

Tư vấn trước khi mang thai là gì?

Đây là một bước quan trọng với phụ nữ có bệnh tiểu đường. Buổi tư vấn này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị về thể chất và tinh thần cho một thai kỳ khỏe mạnh. Tại cuộc hẹn này, bạn và bác sĩ sẽ thảo luận về:

  • Cân nặng của bạn: Cố gắng đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng trước khi bạn có thai. Nếu bạn thừa cân, giảm cân sẽ giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng từ bệnh tiểu đường. Nếu bạn thiếu cân, tăng cân có thể làm giảm khả năng bạn sinh con nhẹ cân.
  • Lối sống của bạn: Nếu bạn hút thuốc hoặc uống rượu, bạn sẽ cần dừng lại. Hút thuốc trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến cả bạn và em bé trước, trong và sau khi sinh. Khi bạn hút thuốc, nicotine (chất gây nghiện trong thuốc lá), carbon monoxide, và các chất độc khác đi qua máu của bạn và ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Những chất này có thể:
    • Hạn chế trao đổi oxy của bạn và em bé
    • Tăng nhịp tim của em bé
    • Tăng nguy cơ sẩy thai và thai lưu
    • Tăng tỷ lệ sinh non, sinh trẻ nhẹ cân
    • Làm cho trẻ dễ gặp các vấn đề về phổi hoặc hô hấp trong tương lai

Uống rượu trong thời gian mang thai có thể dẫn đến các loại dị tật bẩm sinh. Bao gồm chậm phát triển trí tuệ và các vấn đề khác về thể chất. Không có lượng rượu được xác định an toàn khi mang thai. Và không có khoảng thời gian an toàn để uống rượu khi mang thai.

  • Bổ sung khoáng chất trước sinh: Ít nhất là một tháng trước khi có thai bắt đầu uống các loại vitamin có acid folid mỗi ngày. Điều này đã được chứng minh là giúp trẻ sinh ra giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Ví dụ là tật nứt ống sống, một khuyết tật nặng mà não và tuỷ sống không hình thành bình thường. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC khuyến cáo cần 400 microgram acid folid mỗi ngày trước khi mang thai và trong thai kỳ. Hầu hết các nhà thuốc đều có bán các loại khoáng chất bổ sung trước mang thai mà không cần toa bác sĩ.
  • Đường huyết của bạn: Bác sĩ sẽ kiểm tra đường huyết của bạn được kiểm soát hay chưa. Đây là vấn đề cốt lõi. Vì bạn có thể sẽ không biết mình có thai cho đến khi thai nhi được 2-4 tuần. Đường huyết cao trong 13 tuần đầu tiên của thai kỳ có thể gây ra các khuyết tật bẩm sinh, dẫn đến sẩy thai, và làm tăng nguy cơ bị các biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Thuốc của bạn: Bạn sẽ cần nhiều insulin hơn trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh liều. Nếu bạn dùng các loại thuốc kiểm soát đường huyết khác. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn chuyển sang dùng insulin. Bởi vì một số trong các loại thuốc này có hại cho thai nhi. Cũng như một số loại thuốc kiểm soát huyết áp dùng kèm với thuốc kiểm soát đường huyết. Biện pháp sau cùng: Thảo luận tất cả thuốc bạn đang dùng với bác sĩ.
  • Kế hoạch cho bữa ăn: Bạn cần một số thay đổi khi mang thai vì cần tránh làm dao động mức đường huyết. Bạn cũng cần nạp nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển.

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/guide/planning-pregnancy#1

Biên dịch - Hiệu đính

Vũ Lương An - Nguyễn Thị Thanh Mai
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Để việc tập thể dục an toàn cho người tiểu đường

(96)
Nếu bạn bị tiểu đường, tập thể dục là một trong những điều tốt nhất để cải thiện sức khỏe. Thể dục cải thiện sự nhạy cảm với insulin, giúp ... [xem thêm]

Bệnh thận do tiểu đường

(12)
Bệnh thận do tiểu đường là gì? Bệnh thận do tiểu đường là một loại bệnh lý ở thận có nguyên nhân từ tiểu đường. Là nguyên nhân số một gây ra suy ... [xem thêm]

Phân loại tiểu đường

(42)
Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính kéo dài suốt đời. Ảnh hưởng đến khả năng sử dụng năng lượng từ thức ăn của cơ thể. Bệnh tiểu đường có ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và bàn chân

(100)
Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương thần kinh ở tay và chân của bạn. Chúng được gọi là thần kinh ngoại vi. Khi gặp tình trạng này cần chăm sóc da và ... [xem thêm]

Xét nghiệm – bạn cần hỏi bác sĩ những gì

(66)
Xét nghiệm – Danh sách câu hỏi tham khảo để hỏi bác sĩ. Link download file PDF Bạn có thể điền vào phần in màu xanh của phiếu sau và in ra. Chỉ phần chữ ... [xem thêm]

Các bí quyết để kiểm soát đường huyết

(67)
Thực phẩm có ích Những thực phẩm bạn lựa chọn đều tạo nên sự khác biệt đối với cả đái tháo đường loại 1 và loại 2. Thực phẩm có đường hay ... [xem thêm]

Suy thượng thận

(30)
Thông tin này giúp bệnh nhân suy thượng thận hiểu bệnh của mình và biết cách chăm sóc bản thân. Nội dung bao gồm giải thích nguyên nhân gây suy thượng thận ... [xem thêm]

Phòng ngừa và điều trị biến chứng bệnh tiểu đường: bệnh mắt do tiểu đường

(10)
Tổng quan về bệnh võng mạc do tiểu đường Bệnh mắt do tiểu đường là gì? Bệnh mắt do tiểu đường là một nhóm các vấn đề về mắt mà người tiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN