Phân loại tiểu đường

(3.83) - 42 đánh giá

Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính kéo dài suốt đời. Ảnh hưởng đến khả năng sử dụng năng lượng từ thức ăn của cơ thể. Bệnh tiểu đường có 3 loại chính: tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ.

Tất cả các loại bệnh tiểu đường đều có điểm chung. Thông thường, cơ thể phân giải đường và carbohydrate từ thức ăn thành một dạng đường đặc biệt gọi là glucose (đường đơn). Glucose cung cấp nhiên liệu cho các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào cần insulin, một loại hormone trong máu. Để hấp thụ đường và sử dụng đường làm năng lượng. Trong bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc không thể sử dụng insulin mà cơ thể sản xuất, hoặc kết hợp cả hai rối loạn này.

Khi các tế bào không thể dung nạp/hấp thụ glucose, glucose sẽ tích tụ trong máu. Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, tim, mắt, hoặc ở hệ thần kinh. Đó là lý do tại sao bệnh tiểu đường – đặc biệt là nếu không được điều trị. Cuối cùng có thể gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận, mù lòa và tổn thương thần kinh ở bàn chân.

Tiểu đường loại 1

Bệnh tiểu đường loại 1 còn được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Nó cũng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi vị thành niên, vì nó thường bắt đầu từ thời thơ ấu.

Bệnh tiểu đường loại 1 là một loại bệnh tự miễn, xảy ra do cơ thể tự sản sinh ra một loại kháng thể tấn công tuyến tụy. Ở những người bị bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy bị tổn thương nên không sản xuất insulin.

Bệnh có thể do yếu tố di truyền. Bệnh cũng có thể là kết quả của sự tổn thương các tế bào beta của tuyến tụy. Nơi thường sản xuất insulin.

Bệnh tiểu đường loại 1 có liên quan đến một số nguy cơ sức khỏe. Nhiều nguy cơ xuất phát từ tổn thương các mạch máu nhỏ ở mắt (bệnh võng mạc do tiểu đường), thần kinh (bệnh thần kinh do tiểu đường), và thận (bệnh thận do tiểu đường). Nghiêm trọng hơn nữa là việc tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

Bệnh tiểu đường loại 1 được điều trị bằng insulin, được tiêm dưới da vào mô mỡ. Các phương pháp tiêm insulin bao gồm:

  • Bơm kim tiêm
  • Bút tiêm insulin sử dụng thuốc có sẵn ở đầu bút và kim nhỏ
  • Dụng cụ tiêm áp lực sử dụng không khí với áp suất cao để chuyển insulin qua da
  • Bơm insulin truyền thuốc qua ống mềm (catheter) đặt dưới da bụng

Xét nghiệm định kỳ có tên là HbA1C ước lượng nồng độ glucose trong máu ba tháng trước đó. Xét nghiệm này được sử dụng để giúp đánh giá việc kiểm soát nồng độ glucose tổng thể và nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường. Trong đó có tổn thương ở các cơ quan.

Bệnh tiểu đường loại 1 yêu cầu thay đổi lối sống đáng kể, bao gồm:

  • Kiểm tra thường xuyên nồng độ đường trong máu
  • Lập kế hoạch bữa ăn cẩn thận
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Dùng insulin và các thuốc khi cần thiết

Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 có thể sống thọ và tích cực. Nếu theo dõi đường huyết cẩn thận, thay đổi lối sống và tuân thủ kế hoạch điều trị.

Tiểu đường loại 2

Tiểu đường loại 2 là dạng phổ biến nhất trong các loại bệnh tiểu đường, chiếm 95% các trường hợp tiểu đường ở người lớn.

Bệnh tiểu đường loại 2 thường được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn. Tuy nhiên, do sự tăng nhanh hiện tượng béo phì và thừa cân ở trẻ em. Nhiều thanh thiếu niên hiện nay đang có xu hướng mắc bệnh. Bệnh tiểu đường loại 2 còn được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin.

Bệnh tiểu đường loại 2 thường nhẹ hơn tiểu đường hơn loại 1. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường loại 2 vẫn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là ở những mạch máu nhỏ nuôi dưỡng thận, thần kinh và mắt. Bệnh tiểu đường loại 2 cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

Với bệnh tiểu đường loại 2, tuyến tụy có thể tạo ra một lượng insulin nhưng không đủ cho nhu cầu của cơ thể. Hoặc các tế bào của cơ thể đề kháng (thiếu nhạy cảm, không đáp ứng) với insulin. Đề kháng insulin, hoặc thiếu nhạy cảm với insulin. Xảy ra chủ yếu trong mô mỡ, gan và các tế bào cơ.

Những người béo phì – có với trọng lượng nhiều hơn 20% so với trọng lượng lý tưởng tính theo chiều cao. Có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các vấn đề sức khỏe liên quan cao hơn. Những người béo phì thường bị đề kháng insulin. Tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn để sản xuất thêm insulin nhưng lượng insulin vẫn không đủ để giữ nồng độ đường trong máu ở mức bình thường.

Bệnh tiểu đường không có cách chữa trị. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát bằng cách quản lý cân nặng, dinh dưỡng, và tập thể dục. Thật không may, bệnh tiểu đường loại 2 có xu hướng tiến triền. Và các thuốc giúp hạ đường huyết thường là cần thiết.

Xét nghiệm HbA1C giúp ước lượng mức đường huyết trong ba tháng trước đó. Xét nghiệm HbA1C định kỳ có thể được khuyến nghị để đánh giá hiệu quả của chế độ ăn, tập thể dục, và các loại thuốc trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa tổn thương các cơ quan. Các xét nghiệm A1C thường được thực hiện một vài lần một năm.

Tiểu đường thai kỳ

Việc mang thai dẫn đến tình trạng kháng insulin ở một mức độ nào đó. Bệnh tiểu đường xảy ra khi mang thai được gọi là tiểu đường thai kỳ. Bệnh thường được chẩn đoán và phát hiện trong khoảng giữa hoặc cuối thai kỳ. Vì lượng đường huyết cao ở người mẹ có thể lưu thông qua nhau thai đến em bé. Tiểu đường thai kỳ phải được kiểm soát để bảo vệ sự tăng trưởng và phát triển của em bé.

Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ báo cáo về bệnh tiểu đường thai kỳ là từ 2% đến 10% tổng số thai phụ. Tiểu đường thai kỳ thường tự biến mất sau khi kết thúc quá trình mang thai. Tuy nhiên, khi bị tiểu đường thai kỳ, người mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 về sau. Có đến 10% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ phát triển thành tiểu đường loại 2. Bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ một vài tuần sau khi sinh đến vài tháng hoặc vài năm sau đó.

Với bệnh tiểu đường thai kỳ, nguy cơ cho thai nhi thậm chí còn lớn hơn những rủi ro đối với người mẹ. Rủi ro cho thai nhi bao gồm tăng trọng lượng bất thường trước khi sinh, khó thở khi chào đời, tăng nguy cơ béo phì và bị bệnh tiểu đường về sau. Rủi ro đối với người mẹ bao gồm việc phải mổ lấy thai do con quá lớn, cũng như các tổn thương ở tim, thận, thần kinh và mắt.

Điều trị trong khi mang thai bao gồm việc phối hợp chặt chẽ với nhóm chăm sóc sức khỏe, đồng thời:

  • Lập kế hoạch bữa ăn cẩn thận để đảm bảo thai kỳ đầy đủ chất dinh dưỡng mà không dư thừa chất béo và calo.
  • Tập thể dục hàng ngày.
  • Kiểm soát cân nặng khi mang thai.
  • Dùng insulin để kiểm soát mức đường máu nếu cần.

Các dạng khác của bệnh tiểu đường

Một vài thể hiếm của bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở một số điều kiện cụ thể. Ví dụ, một số bệnh tuyến tụy, một số phẫu thuật, một số loại thuốc hoặc nhiễm trùng có thể gây ra bệnh tiểu đường. Những loại này chỉ chiếm 1% đến 5% trong tất cả các trường hợp của bệnh tiểu đường.

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/guide/types-of-diabetes-mellitus

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Thị Kim Phụng - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hiểu về bệnh tiểu đường: Chẩn đoán và điều trị

(82)
Làm thế nào để nhận biết bệnh tiểu đường? Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc bệnh tiểu đường nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu ... [xem thêm]

9 phương pháp giúp phòng chống biến chứng bệnh tiểu đường

(52)
Việc kiểm soát được bệnh tiểu đường sẽ giúp ngăn ngừa được các vấn đề về tim mạch, thần kinh và các vấn đề ở chân. Dưới đây là những điều ... [xem thêm]

9 câu hỏi người bị bệnh tiểu đường nên hỏi bác sĩ khi đi khám bệnh

(56)
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy sử dụng thời gian khám bệnh một cách hữu ích nhất. Mỗi lần bạn đến gặp bác sĩ, hãy hỏi bác sĩ những câu hỏi ... [xem thêm]

Bệnh thận do tiểu đường

(12)
Bệnh thận do tiểu đường là gì? Bệnh thận do tiểu đường là một loại bệnh lý ở thận có nguyên nhân từ tiểu đường. Là nguyên nhân số một gây ra suy ... [xem thêm]

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

(62)
Bạn lo lắng rằng bạn, con bạn hoặc người mà bạn biết có thể bị tiểu đường? Có một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn chắc ... [xem thêm]

Những khái niệm cơ bản về bệnh tiểu đường

(100)
Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có những loại nào? Bệnh tiểu đường là một trong số các bệnh có liên quan đến các vấn đề về insulin. Insulin ... [xem thêm]

Mười sự thật về bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

(24)
Số lượng người mắc bệnh tiểu đường đã tăng gần 4 lần so với năm 1980. Tần suất mắc bệnh tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước có ... [xem thêm]

Peptide C

(94)
Xét nghiệm peptide C đo nồng độ peptide C có trong máu. Peptide C được sản xuất ở cùng nồng độ như insulin vì tuyến tuỵ đầu tiên sản xuất ra phân tử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN