Theo thời gian, khi con phát triển về thể chất và tinh thần, bé sẽ dần dần hiểu được mình là một cá thể nhỏ bé nhưng riêng biệt. Vậy bố mẹ cần làm gì để giúp con tự lập hơn?
Tuy không phải 100% nhưng hầu hết các bé ở lứa tuổi lên 5 đều đến trường mẫu giáo. Đối với một số bé, đi học mẫu giáo đánh dấu sự tách biệt lớn đầu tiên với bố mẹ và phức tạp hơn nhiều so với những gì con bạn biết trước đây.
Những điểm đánh dấu sự tự lập của con
Việc hỗ trợ bé ngay bây giờ sẽ giúp cho việc tự lập trong tương lai trở nên dễ dàng hơn. Điều đó hoàn toàn đúng nếu con hơi nhút nhát và nhạy cảm khi tự lập.
Con cũng sẽ ít phụ thuộc vào bạn hơn. Đó là một dấu hiệu tích cực rằng bé biết tự bảo vệ mình hơn và biết phân biệt đâu là tốt xấu. Ví dụ, ở lứa tuổi này, con sẽ học được giá trị của tình bạn, gặp nhiều người hơn và tính tự lập của bé ngày càng tăng. Con biết tự làm nhiều việc cho bản thân hơn như tự tắm (tuy vẫn cần sự trợ giúp từ bố mẹ), làm việc nhà, dọn bàn ăn tối hoặc làm vườn.
Ban đầu gia đình có thể không yên tâm khi thấy con tự lập như thế, nhưng đừng lo bạn nhé. Dù tính độc lập của con đang nổi lên nhưng bé vẫn cần sự chăm sóc của bạn một thời gian dài trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học mà!
Bố mẹ có thể làm gì để giúp con tự lập?
Cách đơn giản bố mẹ có thể làm là khuyến khích tính tự lập của con. Thách thức của việc nuôi dạy con cái là tìm kiếm sự cân bằng giữa nuôi dưỡng, bảo vệ và hướng dẫn con nhưng vẫn cho phép bé khám phá, thử nghiệm và trở thành một người độc lập.
Vì vậy, hãy để con trải nghiệm những điều mới mẻ một cách tự nhiên như thử ăn nhiều món ăn khác nhau, kết bạn mới hoặc tập chạy xe đạp mà không cần bánh xe đỡ phía sau. Việc ngăn cấm hay làm giúp bé chỉ khiến con bạn mất dần sự tự tin mà thôi.
Khi nào con cần quan tâm?
Tất cả các bé đều lớn lên và phát triển theo tốc độ khác nhau. Bạn đừng lo lắng nếu con chưa đạt được tất cả các mốc quan trọng này dù cho bé đã tới tuổi đó. Thay vào đó, bạn nên chú ý đến tiến triển trong sự tăng trưởng và phát triển khi con bạn lớn lên. Nếu con bạn có dấu hiệu chậm phát triển như những điểm sẽ liệt kê dưới đây, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nhé:
- Cực kỳ sợ hãi, nhút nhát.
- Rất lo lắng khi tách khỏi bố mẹ.
- Dễ bị phân tâm và không thể tập trung vào một nhiệm vụ trong hơn 5 phút.
- Không muốn chơi với những đứa trẻ khác.
- Không biểu lộ cảm xúc bằng mắt hoặc không trả lời người khác.
- Không thể nói tên đầy đủ của mình.
- Hiếm khi giả vờ hoặc tưởng tượng.
- Thường không vui và không diễn tả cảm xúc.
- Không thể xây tháp mô hình bằng 8 khối riêng lẻ.
- Gặp rắc rối khi cầm bút chì.
- Có vấn đề về ăn, ngủ hoặc sử dụng phòng tắm.
- Gặp rắc rối khi cởi quần áo, không thể đánh răng hoặc rửa tay, không cần giúp đỡ.
Ngoài ra, nếu con bạn chống lại hoặc đấu tranh với những việc mà mình có thể làm được, hãy nói với bác sĩ về tình trạng này của bé. Đây có thể là một dấu hiệu của một rối loạn phát triển. Nếu con bị chậm phát triển, có rất nhiều phương pháp điều trị có sẵn để giúp con bạn vượt qua.
Hy vọng những thông tin trên có thể hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc giúp con cái của mình tự lập, vì đây là giai đoạn cần thiết giúp bé phát triển toàn diện sau này.