Bạn có nên cho bé niềng răng hay không?

(3.79) - 92 đánh giá

Nếu răng của con bạn không đều hoặc hàm bị lệch, có lẽ bé cần phải đi khám nha sĩ để được tư vấn niềng răng.

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chỉnh hình răng mặt hay niềng răng được xem là một giải pháp hiệu quả cho các vấn đề về răng hàm, giúp lấy lại sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bố mẹ nhiều thông tin hữu ích về việc niềng răng cho con.

Tại sao bé cần niềng răng?

Răng bé cần được niềng khi không thẳng hàng, mọc không đều, mọc quá nhiều hoặc lệch khớp cắn. Khớp cắn lệch xảy ra khi có sự khác biệt về kích cỡ của hàm trên và hàm dưới. Khi răng ở hàm trên nhô ra ngoài hàm dưới thì ta gọi là cắn chìa. Khi hàm dưới chìa ra ngoài so với hàm trên ta gọi là cắn ngược.

Đôi khi các vấn đề về răng và hàm có thể do rụng răng quá sớm, tai nạn hoặc thói quen như mút ngón tay nhưng thường thì do di truyền. Vì vậy, nếu bạn hoặc một người nào đó trong gia đình cần niềng răng thì có thể trẻ cũng sẽ gặp phải các vấn đề về răng hàm.

Các loại niềng răng

Nha sĩ sẽ niềng bằng cách dùng lực để kéo răng và hàm di chuyển vào vị trí mong muốn. Răng không chỉ niềng bằng kim loại như những năm về trước mà giờ đây đã có rất nhiều chọn lựa. Niềng răng mắc cài được làm bằng các vật liệu như:

  • Thép không rỉ;
  • Sứ;
  • Nhựa;
  • Nguyên liệu tổng hợp.

Độ tuổi thích hợp để niềng răng

Nha sĩ sẽ cho bạn biết khi nào bé cần được chỉnh nha. Bé nên chỉnh nha khi đủ 7 tuổi trở lên. Vào tuổi này, bác sĩ chỉnh hình có thể phát hiện các vấn đề về sự phát triển của hàm và các răng. Hầu hết trẻ em bắt đầu điều trị ở độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi.

Nha sĩ chỉnh hình răng mặt khuyên rằng trẻ cần được niềng trong khi vẫn đang phát triển. Một khi đã lớn và không còn phát triển, việc điều trị có thể mất nhiều thời gian và phức tạp hơn.

Niềng răng có đau không?

Con bạn có thể sẽ cảm thấy không thoải mái khi lần đầu đeo niềng răng, khi bé đang thích nghi hoặc khi đổi niềng răng mới như dây cao su hoặc headgear (khí cụ chỉnh nha mặt ngoài).

Có thể giảm các cơn đau hoặc sự khó chịu khi đeo niềng răng bằng cách dùng ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol). Ngoài ra, nếu dây hoặc khung gây kích ứng miệng của con, bác sĩ chỉnh hình sẽ cung cấp một loại sáp đặc biệt để che phủ những khu vực sắc nhọn trên niềng răng tiếp xúc với miệng bé.

Con cần đeo niềng trong bao lâu?

Thời gian đeo niềng của mỗi bé là khác nhau. Nó phụ thuộc vào vấn đề về răng, sự phối hợp và sự phát triển của con bạn. Thông thường, hầu hết các bé đều đeo niềng từ 18 đến 36 tháng.

Niềng răng được xem là giải pháp hữu hiệu để khắc phục những sai lệch về răng hàm. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo những thông tin trên trước khi đưa ra quyết định niềng răng cho con nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn đã sẵn sàng để quan hệ tình dục với tình mới?

(60)
Chúng ta thường cho rằng quan hệ tình dục sẽ làm mối quan hệ tốt hơn. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ bản chất của vấn đề và cách đạt được những điều ... [xem thêm]

4 sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt dành cho con yêu

(37)
Bất kì thực phẩm nào làm từ lúa mì, lúa, yến mạch, bột ngô, lúa mạch hoặc món ăn từ lúa đều là sản phẩm làm từ ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc ... [xem thêm]

Làm sao để biết bạn đang mắc một căn bệnh tâm lý?

(28)
Ở Việt Nam, hầu hết chúng ta đều không hề biết mình đang mắc một căn bệnh tâm lý vì hiếm khi quan tâm đến sức khỏe tinh thần. Nếu bạn có trí nhớ kém, ... [xem thêm]

Thai nhi 22 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(80)
Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổiThai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào?Kích thước của thai nhi 22 tuần tuổi tương ứng với một quả bí với ... [xem thêm]

12 phương pháp tránh thai phổ biến

(65)
Những cân nhắc khi lựa chọn biện pháp tránh thai? Để lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp, hãy cân nhắc những vấn đề sau: Hiệu quả tránh thai như ... [xem thêm]

8 cách làm thơm vùng kín tự nhiên cực kỳ đơn giản

(19)
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết các cách làm thơm vùng kín chỉ đơn giản là ăn uống lành mạnh, chăm sóc “cô bé” chu đáo và bảo vệ bản thân khi làm ... [xem thêm]

Mất thính giác do biến chứng bệnh tiểu đường

(10)
Tìm hiểu chungMất thính lực là bệnh gì?Mất thính lực (khiếm thính) hay còn gọi là điếc, được biết đến như tình trạng mà người bệnh không thể nghe ... [xem thêm]

7 cách tự nhiên giúp bạn cải thiện da mặt chảy xệ

(10)
Da mặt chảy xệ không chỉ là dấu hiệu của tuổi tác mà còn là hậu quả của một số thói quen hàng ngày như ăn đồ ngọt, ngủ ít, lười chăm sóc da… Làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN