Triệu chứng tiền kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai khác gì?

(4.38) - 43 đánh giá

Không ít chị em hiểu lầm rằng mình đang mang thai dù thực tế chỉ là đang gặp phải các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Muốn phân biệt rõ hai tình trạng này, bạn nên lưu ý đến những điều sau.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là một nhóm các triệu chứng liên quan đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Thông thường, các triệu chứng tiền kinh nguyệt xảy ra từ 1 – 2 tuần trước khi “đèn đỏ” ghé thăm và kết thúc sau khi kinh nguyệt bắt đầu. Biểu hiện của tiền kinh nguyệt có thể rất giống với những triệu chứng mang thai sớm. Vậy nên, bạn sẽ cần chú ý hơn đến các dấu hiệu sau để có thể phân biệt rõ 2 tình trạng này. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

7 khác biệt giữa triệu chứng tiền kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai

Dù gặp phải những dấu hiệu giống nhau, nhưng nếu chú ý hơn, bạn sẽ nhận ra những khác biệt trong các dấu hiệu sức khỏe sau để dễ dàng nhận biết liệu bản thân chỉ đang gặp phải triệu chứng tiền kinh nguyệt hay đã mang thai.

1. Đau ngực

Tiền kinh nguyệt: Trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, hiện tượng căng tức ngực có thể xảy đến trong nửa đầu của chu kỳ. Cơn đau sẽ từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng và thường nghiêm trọng nhất vào ngay trước khi “đèn đỏ” xuất hiện. Đặc biệt, các triệu chứng có xu hướng nặng hơn ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh nở.

Ngoài ra, các mô ở ngực trở nên dày cộm đặc biệt là ở khu vực bên ngoài. Bạn có thể cảm nhận ngực đang căng tức kèm theo cơn đau âm ỉ nặng. Tình trạng này sẽ giảm đi trong thời gian “đèn đỏ” diễn ra khi hàm lượng progesterone giảm.

Mang thai sớm: Đau ngực có thể là một trong các dấu hiệu mang thai tuần đầu mà bạn có thể gặp phải. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ngực bạn có thể cảm thấy đau, nhạy cảm hoặc khó chịu kèm theo hiện tượng căng tức. Hiện tượng này thường xảy ra 1 – 2 tuần sau khi thụ thai thành công và có thể kéo dài một khoảng thời gian vì nồng độ progesterone trong cơ thể tăng lên do sự xuất hiện của thai nhi.

2. Chảy máu

Tiền kinh nguyệt: Thông thường, phụ nữ sẽ không ra máu trong giai đoạn tiền kinh nguyệt. Thay vào đó, khi kỳ kinh bắt đầu, lượng máu có thể sẽ tăng dần và kéo dài gần một tuần.

Mang thai sớm: Một trong những dấu hiệu mang thai sớm thường gặp là hiện tượng chảy ít máu ở âm đạo hoặc xuất hiện đốm máu nhỏ có màu hồng hoặc màu nâu đậm. Theo Healthline, hiện tượng này thường xảy ra 10 – 14 ngày sau khi thụ thai và cũng không tiết ra nhiều dịch.

Tình trạng này được gọi là máu báo thai và sẽ xảy ra trong vài ngày, ngắn hơn chu kỳ kinh nguyệt thông thường.

3. Thay đổi tâm trạng

Tiền kinh nguyệt: Bạn có thể cảm thấy tâm trạng dễ bị kích thích và nóng giận hơn trước khi có kinh. Triệu chứng tiền kinh nguyệt này thường biến mất vào lúc chu kỳ bắt đầu. Bạn có thể tập thể dục nhẹ hoặc ngủ nhiều một chút để hạn chế những ảnh hưởng của tình trạng tiền kinh nguyệt đến tâm trạng của mình.

Mang thai sớm: Nếu mang thai, cảm xúc của bạn có thể thay đổi liên tục và tình trạng này sẽ kéo dài cho đến lúc sinh. Bạn có thể vui sướng, mong chờ con yêu nhanh ra đời nhưng rồi lại buồn bã và khóc lóc ngay sau đó.

Hiện tượng này có thể cảnh báo nguy cơ gặp phải tình trạng trầm cảm khi mang thai. Theo BabyCentre, có 1 trong 10 phụ nữ sẽ trải qua cảm giác này trong thai kỳ. Dù khá phổ biến và tưởng chừng như không quan trọng, nhưng vấn đề này lại cần được quan tâm và điều trị cẩn thận để tránh nguy hại đến mẹ và bé về sau.

4. Mệt mỏi

Tiền kinh nguyệt: Khi bước vào giai đoạn tiền kinh nguyệt, nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi kèm theo khó ngủ. Hiện tượng này thường sẽ sớm biến mất. Nếu muốn cải thiện tình hình, bạn có thể tập yoga hoặc vài môn thể thao để giúp ngủ sâu và ngon hơn.

Mang thai sớm: Khi mang thai, lượng hormone progesterone tăng đột ngột có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này có thể nghiêm trọng nhất trong tam cá nguyệt thứ nhất, nhưng cũng nhiều khả năng sẽ kéo dài suốt thai kỳ. Hãy áp dụng cho bản thân chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng như thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho bữa ăn hàng ngày để giúp cơ thể vượt qua giai đoạn này.

5. Buồn nôn, nôn

Tiền kinh nguyệt: Khi “đèn đỏ” đến chậm, có lẽ bạn sẽ băn khoăn liệu bản thân có mang thai hay không. Tuy nhiên, giai đoạn tiền kinh nguyệt thường không xuất hiện các cơn buồn nôn. Vì vậy, dù chậm kinh nguyệt nhưng nếu không gặp bị buồn nôn, khả năng mang thai của bạn vẫn không cao.

Mang thai sớm: Ốm nghén là một trong những dấu hiệu phổ biến báo hiệu rằng bạn đang mang thai dù không phải mọi mẹ bầu đều gặp phải triệu chứng này. Các cơn buồn nôn thường xuất hiện một tháng sau khi có thai. Ngoài ra, tình trạng buồn nôn và nôn có thể xuất hiện đồng thời hoặc không, bởi theo WebMD, có khoảng 50-90% phụ nữ buồn nôn khi mang thai trong khi chỉ khoảng 25-55% gặp phải tình trạng nôn.

6. Thèm ăn

Tiền kinh nguyệt: Khi kỳ “đèn đỏ” sắp đến, sở thích ăn uống của bạn có thể thay đổi. Bạn có thể sẽ thèm sô-cô-la, các món ăn ngọt, món mặn hoặc các thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa,…

Mang thai sớm: Nếu đã mang thai, bạn có thể có thể sẽ rất thèm ăn, nhưng khác với triệu chứng tiền kinh nguyệt, bạn sẽ đồng thời cũng cảm thấy khó chịu với một số thực phẩm hoặc mùi thức ăn, dù trước đây bạn rất thích chúng. Sự thay đổi này có thể gặp phải trong suốt thai kỳ.

7. Chuột rút

Tiền kinh nguyệt: Bạn có thể bị chuột rút khoảng 24 đến 48 giờ trước khi có kinh nguyệt. Sự khó chịu này có thể giảm dần vào những ngày cuối và hết hẳn khi bạn đã hết kỳ kinh nguyệt.

Mang thai sớm: Những tuần đầu thai kỳ, thỉnh thoảng bạn có thể sẽ bị chuột rút nhẹ với cảm giác giống như trong những ngày hành kinh. Tuy nhiên, chuột rút khi mang thai thường xảy ra ở vùng bụng dưới hoặc lưng dưới nên bạn cần chú ý hơn đến dấu hiệu này để có thể phân biệt rõ tình trạng sức khỏe của mình.

Triệu chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Thời gian kéo dài của triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ khác nhau giữa từng cá nhân, từ một vài ngày hoặc thậm chí là một tuần. Tuy nhiên, chúng thường bắt đầu sau khi bạn rụng trứng

Phân biệt các triệu chứng tiền kinh nguyệt với dấu hiệu mang thai là vấn đề bạn cần hiểu rõ nếu đang mong đợi mang thai để có thể sớm thay đổi cách chăm sóc sức khỏe. Nếu vẫn còn phân vân, hãy sử dụng que thử thai hoặc thực hiện các xét nghiệm y khoa để biết chính xác bản thân đã mang thai chưa bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giảm biến chứng sau khi chữa trị da bằng mesotherapy

(70)
Mesotherapy là thủ thuật thẩm mỹ không phẫu thuật, phương pháp này sử dụng những kim tiêm rất nhỏ để bơm hóa chất và các chất dinh dưỡng vào lớp trung ... [xem thêm]

Thiếu hụt đồng trong cơ thể, làm sao để khắc phục?

(70)
Đồng không phải là một chất được nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu hụt đồng, sức khỏe của bạn có thể gặp nhiều rắc ... [xem thêm]

Hẹp bao quy đầu

(75)
Định nghĩaHẹp bao quy đầu là gì?Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu bị thắt chặt và không thể kéo tuột xuống để cho đầu dương vật lộ ra cho dù ... [xem thêm]

Cách làm bánh trung thu thơm ngon và bổ dưỡng

(65)
Nếu biết cách làm bánh trung thu, bạn có thể an tâm vì các thành phần nguyên liệu tốt cho sức khỏe lại không chứa chất bảo quản. Đặc biệt, bạn còn có ... [xem thêm]

12 kỹ năng sinh tồn khi bạn đi lạc ở nơi hẻo lánh

(31)
Bạn sẽ ra sao khi chẳng may đi lạc vào rừng sâu hay ở những nơi hoang dã, hẻo lánh mà không có bất kỳ sự trợ giúp nào của điện thoại thông minh? Đừng ... [xem thêm]

Ung thư có ảnh hưởng đến cảm xúc và giao tiếp xã hội của bệnh nhân thế nào?

(22)
“Ung thư” chỉ có 2 từ đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến một người bị chẩn đoán mắc bệnh này. Nếu bác sĩ chẩn đoán một người bị ... [xem thêm]

Đau vùng xương chậu ở nam giới có nguy hiểm không?

(27)
Đau vùng xương chậu ở nam giới có nguy hiểm không? Hãy cùng Hello Bacsi khám phá ngay trong bài viết dưới đây!Khi bạn cảm thấy đau ở dưới rốn hoặc đau cả ... [xem thêm]

Tìm câu trả lời cho vấn đề bệnh basedow có nên mổ không

(89)
Mục đích chính khi điều trị ngoại khoa cho bệnh basedow là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp để điều trị các triệu chứng một cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN