Khô miệng

(4.08) - 95 đánh giá

Bạn có bị khô miệng không?

Khô miệng, hay chứng khô miệng, do không cung cấp đủ lượng nước bọt cần thiết giúp bôi trơn niêm mạc trong miệng, làm sạch miệng và khởi đầu quá trình tiêu hóa khi ăn nhai. Một khi lượng nước bọt giảm, những vi sinh vật gây hại sẽ tăng lên.

khô miệng

Hình 1: Khô miệng

Đối với vài người, cảm giác khô miệng chỉ gây khó chịu chút đỉnh. Đối với một số người khác, cảm giác khô miệng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khô miệng kéo dài không điều trị có thể dẫn tới nhiễm nấm vùng niêm mạc miệng, cảm giác bỏng rát, sâu nhiều răng (sâu răng lan tràn), hơi thở có mùi hôi (hôi miệng) và dẫn tới các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng. Khô miệng mãn tính có thể gây ra tình trạng nuốt khó.

Những vấn đề đặc trưng của chứng khô miệng

Khô miệng gây kích thích lên mô mềm vùng miệng, có thể làm cho mô mềm vùng miệng bị viêm và dễ bị nhiễm trùng hơn. Khi lượng nước bọt không được cung cấp đủ để làm sạch miệng cũng như tạo ra một lớp bảo vệ bằng nước bọt, bệnh sâu răng và những bệnh nha chu (bệnh về nướu răng) xuất hiện thường xuyên hơn. Nếu không có lớp nước bọt bảo vệ kèm theo khô miệng kéo dài sẽ gây ra tình trạng hơi thở hôi (hôi miệng). Khô miệng cũng đồng thời làm cho những người có mang hàm giả tháo lắp toàn phần ít thoải mái khi đeo hàm hơn. Do khi khô miệng, lớp nước bọt mỏng nằm giữa nền hàm giả và niêm mạc miệng mất đi làm cho hàm giả ít dính vào niêm mạc miệng hơn.

Nguyên nhân gây khô miệng

Sử dụng thuốc tràn lan theo toa và không theo toa thường là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khô miệng. Các thuốc thường thấy như thuốc kháng histamine (antihistamines), thuốc làm thông mũi (decongestants), thuốc giảm đau (painkillers), thuốc lợi tiểu (diuretics), thuốc điều trị cao huyết áp (antihypertensives) và các thuốc chống suy nhược (antidepressants). Khô miệng cũng có khả năng là tác dụng phụ của hơn 400 loại thuốc khác nhau. Do đó, bạn nên đọc kỹ những hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo và thông báo cho Nha sĩ hay Bác sĩ của bạn biết nếu bạn nghĩ rằng thuốc bạn đang dùng làm cho bạn bị khô miệng. Trong vài trường hợp, bác sĩ có thể thay thế bằng toa thuốc khác.

Khô miệng cũng có thể xuất hiện khi điều trị xạ trị ung thư vùng đầu cổ, trong bệnh tuyến nước bọt, căng thẳng và trong các bệnh tự miễn như bệnh tiểu đường (đái tháo đường, diabetes) hay trong hội chứng Sjögren (Sjögren syndrome). Thay đổi nội tiết tố (hormonal alterations) khi mang thai (pregnancy) hoặc khi mãn kinh (menopause) cũng có thể kết hợp với chứng khô miệng.

Xem thêm bài viết Xử trí khô miệng do hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư của Phạm Nguyên Quân

Thay thế nước bọt

Sự tăng cường dùng nhiều chất lỏng có thể làm giảm khô miệng. Nha sĩ hay Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng nước bọt nhân tạo, thường có bán ở các nhà thuốc, để giữ cho niêm mạc miệng luôn được ẩm. Những cách khác có thể giúp giảm khô miệng như:

  • Nhai kẹo cao su không đường (sugar-free gum) hay ngậm kẹo (candy) (để kích thích tăng tiết nước bọt);
  • Thường xuyên uống từng ngụm nhỏ nước;
  • Súc miệng với dung dịch không cồn (alcohol-free oral rinses);
  • Hạn chế dùng cà phê, rượu và nước giải khát có ga (carbonated beverages).

Hình 2: Thường xuyên uống nước từng ngụm nhỏ

Khám răng miệng định kỳ cũng không kém phần quan trọng. Bạn nên thông báo cho Nha sĩ biết những loại thuốc nào bạn đang sử dụng và những thông tin khác liên quan đến sức khỏe của bạn, để giúp Nha sĩ tìm ra giải pháp làm giảm bớt tình trạng khô miệng của bạn. Nha sĩ có thể chẩn đoán bất kỳ những vấn đề nào ở giai đoạn sớm để chúng có thể được điều trị một cách dễ dàng hơn.

Khi bạn bị chứng khô miệng, nên chăm sóc răng miệng và nướu cho thật tốt. Điều này làm giảm bệnh sâu răng và bệnh về nướu. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và sử dụng chỉ nha khoa cùng với những loại bàn chải đánh kẻ răng một ngày một lần, để làm sạch mảnh vụn thức ăn giữa hai răng, do bàn chải đánh răng thông thường không thể làm sạch được những vùng ở giữa hai răng. Nha sĩ có thể khuyên bạn nên dùng các sản phẩm có fluor để giúp kiểm soát tình trạng sâu răng.

Tài liệu tham khảo

https://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/patient_76.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

TS. BS. Nguyễn Thanh Tùng - TS.BS. Lâm Đại Phong
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chăm sóc răng miệng khi đi du lịch xa

(95)
Cuộc sống ngày càng phát triển với guồng quay công việc hối hả thì nhu cầu hưởng thụ của con người cũng cần được đáp ứng. Du lịch là một trong ... [xem thêm]

Lựa chọn và bảo quản bàn chải đánh răng

(40)
Kiểu dáng và chất liệu bàn chải đánh răng đã có những bước tiến dài trong nhiều thế kỷ qua. Các dạng bàn chải đánh răng đầu tiên đã tồn tại cách ... [xem thêm]

Chăm sóc răng miệng khi mang thai

(93)
Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng. Tình trạng răng miệng thường ... [xem thêm]

Phẫu thuật chỉnh hình răng

(28)
Khái niệm phẫu thuật chỉnh hình răng Phẫu thuật chỉnh hình hay chỉnh hàm (Orthognathic surgery) là phương pháp phẫu thuật trên một hàm hoặc cả hai hàm do bác ... [xem thêm]

Chẻ lưỡi và đeo trang sức trong miệng

(10)
Một vài người thích tạo dựng hình ảnh cá nhân bằng cách chẻ lưỡi và xỏ lỗ trong miệng, tuy nhiên cách tạo dựng phong cách như thế này có thể đưa ... [xem thêm]

Bảo hiểm Nha khoa và những điều cần biết

(59)
Cùng với mức sống và dân trí ngày càng nâng cao, vấn đề sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người để duy trì một cuộc sống đầy đủ và ... [xem thêm]

Giải quyết sâu răng

(26)
Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, ... [xem thêm]

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường

(24)
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng cao hơn những người khác. Bệnh tiểu đường làm gia tăng nguy cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN