Viêm loét đại tràng và việc ăn uống

(4.3) - 49 đánh giá

Khi mắc viêm đại tràng, bạn dễ bị đầy hơi, đau bụng quặn thắt hoặc đại tiện bất thường. Thay đổi chế độ ăn có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này. Vậy người bị viêm đại tràng nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?

Chế độ ăn khoa học dành cho người bị viêm đại tràng thường là ưu tiên hàng đầu của bạn trong việc lên kế hoạch giảm triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mãn tính. Nếu ăn các loại thực phẩm tốt cho đại tràng, đường ruột của bạn sẽ khỏe mạnh hơn và giảm thiểu đáng kể những triệu chứng khó chịu của bệnh. Đây cũng là một trong những cách chữa viêm đại tràng tại nhà đơn giản mà bạn nên áp dụng kết hợp với chỉ định điều trị của bác sĩ.

Nếu bạn đã quyết tâm lên kế hoạch để cải thiện bệnh viêm đại tràng mãn tính bằng chế độ ăn uống, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu xem bệnh nhân viêm đại tràng nên ăn gì nhé.

Bệnh nhân viêm đại tràng nên ăn gì?

Tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh mà các bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn xây dựng những chế độ ăn uống khác nhau. Bạn có thể áp dụng những nguyên tắc chung sau đây khi lên thực đơn cho người viêm đại tràng.

• Tăng cường calo cho cơ thể: Viêm đại tràng mãn tính là bệnh đường tiêu hóa có thể làm người bệnh khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Chính vì điều này mà họ thường bị sụt cân đột ngột và tăng nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều calo cho cơ thể để giúp kiểm soát cân nặng nếu có dấu hiệu giảm cân.

• Hạn chế đường sữa lactose: Những người bị viêm đại tràng mãn tính thường gặp chứng không dung nạp lactose, nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

• Cắt giảm đồ ăn dầu mỡ: Người bị viêm đại tràng mãn tính thường gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất béo nên dễ bị đầy hơi và chướng bụng. Các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn chất béo khi thấy mình có dấu hiệu của viêm đại tràng.

• Giảm thiểu lượng chất xơ: Thói quen ăn nhiều chất xơ sẽ khiến bạn dễ bị đầy hơi, chướng bụng và kích thích bạn đi tiêu nhiều hơn, từ đó dẫn đến mất nước và kiệt sức. Mặt khác, các loại thức ăn giàu chất xơ khi vào đến đại tràng sẽ gây cọ xát khiến niêm mạc bị tổn thương và làm bệnh viêm đại tràng trở nên nặng hơn.

• Tránh ăn thực phẩm tươi sống: Bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính nên tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Thực phẩm sống có chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng nên dễ dàng tấn công những vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, từ đó làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và gây ra tình trạng đau bụng.

• Chia nhỏ khẩu phần ăn: Bệnh nhân viêm loét đại tràng thường thấy dễ chịu hơn khi chia nhỏ bữa ăn của mình thành nhiều bữa trong ngày. Đồng thời, việc này cũng giúp bạn tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

• Tập ghi chép nhật ký: Bạn nên ghi vào sổ những loại thực phẩm tốt và không tốt cho đại tràng để không làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh và duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Bạn cũng cần lưu ý nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, bạn nên thay thế bằng những thực phẩm khác cũng có hàm lượng dinh dưỡng tương đương để không bị thiếu hụt dưỡng chất.

Nếu bạn chưa biết cách xây dựng chế độ ăn cho người viêm đại tràng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lên thực đơn.

Người bệnh viêm đại tràng nên kiêng gì?

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về việc bệnh nhân viêm đại tràng nên ăn gì. Trong phần này, hãy cùng điểm qua những loại thực phẩm mà người bị viêm đại tràng nên kiêng ăn.

Một số loại thực phẩm có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh. Vì thế, bạn nên xác định loại thực phẩm nào giúp giảm và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm loét đại tràng. Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một trong những cách giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm đại tràng mãn tính.

Dưới đây là một số loại thực phẩm phổ biến có thể làm gia tăng các triệu chứng ở người bệnh viêm đại tràng mãn tính.

• Các sản phẩm từ sữa: Một số người bị viêm loét đại tràng thường gặp các triệu chứng của không dung nạp đường sữa lactose. Lactose được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa bò. Những bệnh nhân có dấu hiệu không dung nạp lactose nên tránh các thực phẩm từ bơ sữa để không làm bệnh trở nên tệ hơn.

• Các chất kích thích: Các chất kích thích như rượu bia có thể làm tăng tình trạng tiêu chảy ở bệnh nhân mắc viêm đại tràng. Bên cạnh đó, một số loại soda và bia có chứa carbonate gây kích ứng đường tiêu hóa và làm tăng chứng ợ hơi ở một số người bệnh. Cà phê, trà, chocolate hoặc chất làm ngọt nhân tạo cũng là các tác nhân gây ra tình trạng viêm đại tràng.

• Rau có màu xanh đậm: Các loại rau xanh như bắp cải, cải brussel và bông cải xanh thường có nhiều chất xơ làm cơ thể bạn khó tiêu hóa và gây đau bụng. Bạn nên sử dụng rau đã được nấu chín vì chúng giúp bạn dễ dàng tiêu hóa hơn.

• Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Người viêm đại tràng nên tránh mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào như khoai tây chiên, gà rán, thịt mỡ, hamburger… Nhóm thực phẩm này thường không được cơ thể hấp thụ đúng cách nên dễ khiến các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.

• Thức ăn có nhiều đường: Nếu ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc các sản phẩm làm từ đường hóa học, bệnh nhân viêm đại tràng có thể cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng và tiêu chảy. Đặc biệt, một số người bệnh còn mắc phải chứng không dung nạp đường fructose, từ đó gây ra tình trạng chuột rút và tiêu chảy. Đường fructose thường được tìm thấy trong xi-rô ngô, nước ép trái cây và mật ong.

• Thực phẩm cay nóng: Người bệnh viêm đại tràng có thể bị rối loạn tiêu hóa khi ăn các món ăn cay nóng như lẩu thái, mì cay, ớt, tiêu… Thức ăn cay có thể kích hoạt hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm đại tràng.

• Hải sản tươi sống: Bạn nên thật cẩn trọng khi ăn hải sản ở biển, đồ nướng tại quán cóc hay những lúc tham gia tiệc nướng barbecue ngoài trời. Hải sản còn sống rất dễ khiến bạn bị đau bụng và muốn đi ngoài.

Thực phẩm tốt cho người bệnh viêm đại tràng

Dưới đây là các loại thực phẩm tốt cho đại tràng mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:

• Các loại cá: Cá có chứa nhiều axit béo omega-3 giúp giảm tình trạng viêm đại tràng mà bạn đang mắc phải. Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp omega-3 cho cơ thể từ các nguồn khác như dầu hạt lanh, hạt lanh xay và quả óc chó.

• Quả bơ: Bơ được lựa chọn là loại thực phẩm tốt cho những người bị viêm loét đại tràng.

• Probiotic: Probiotic (men vi sinh) thường được tìm thấy trong sữa chua, kefir, dưa cải và miso có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Đối với sữa chua, bạn nên chọn loại ít đường vì đường có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét đại tràng.

• Bột yến mạch: Bột yến mạch ăn liền không vị sẽ dễ tiêu hóa hơn so với các dạng ngũ cốc và bột yến mạch khác.

• Thịt nạc: Dù bị viêm đại tràng co thắt hay viêm đại tràng mãn tính thì cơ thể bạn đều sẽ bị thiếu hụt nhiều protein. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên cung cấp thêm protein cho cơ thể bằng cách ăn nhiều thịt nạc. Việc tăng lượng protein trong cơ thể sẽ giúp bạn bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong quá trình trao đổi chất.

• Trứng gà: Trứng gà là nguồn protein dồi dào mà cơ thể bạn có thể dung nạp ngay cả khi đang có dấu hiệu bị bệnh viêm đại tràng.

• Nước ép: Nước ép trái cây có thể giúp cung cấp thêm vitamin cho cơ thể. Trong đó, nước ép cà rốt có chứa nhiều vitamin A và chất chống oxy hóa mà người bị viêm loét đại tràng có thể dung nạp dễ dàng. Ngoài ra, chuối cũng là một loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

Các loại thực phẩm tốt cho đại tràng có thể giúp cải thiện triệu chứng viêm đại tràng ở nhiều người bệnh. Tuy nhiên, khả năng dung nạp thức ăn của mỗi người là khác nhau. Bạn vẫn có thể gặp phải những triệu chứng bất thường nếu cơ thể không tiêu hóa tốt các loại thực phẩm này. Bạn tốt hơn hết vẫn nên ghi chép lại những thực phẩm tốt cho đại tràng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết.

Chế độ ăn cho người viêm đại tràng chỉ là cách giúp bạn giảm thiểu triệu chứng bệnh ở mức thấp nhất chứ không giúp bạn điều trị bệnh. Bạn không nên tự ý chữa bệnh mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Đồng thời, bạn cũng nên biết bệnh nhân viêm đại tràng nên ăn gì và nên kiêng ăn gì để giúp bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho đại tràng nhé!

Hoa Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 thực phẩm bổ dưỡng khi ăn chay bạn nên cẩn trọng

(18)
Chế độ ăn chay trường đang ngày càng phổ biến hơn bởi những lợi ích sức khỏe từ những thực phẩm bổ dưỡng mang đến. Tuy nhiên, một số thực phẩm ... [xem thêm]

8 dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích

(64)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ngày nay đã ảnh hưởng đến khoảng 6–18% dân số trên thế giới. Khi mắc bệnh này, những dấu hiệu hội chứng ruột kích ... [xem thêm]

3 bài tập đơn giản hô biến chứng đau xương cùng

(36)
Đau xương cùng khiến cho việc đứng hoặc ngồi của bạn đều trở nên khó khăn. Vậy đặc điểm của tình trạng này là gì?Nếu bạn là phụ nữ ngoài 50 hay ... [xem thêm]

6 suy nghĩ sai về mụn

(16)
Mụn trứng cá là do rối loạn hoạt động của các hormone và nhiều chất khác ở tuyến tiết bã của da và các nang tóc, dẫn đến việc lỗ chân lông bị bít ... [xem thêm]

Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu?

(35)
Thời gian ủ bệnh lậu được tính từ lúc bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn lậu cho đến khi các triệu chứng phát triển. Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn những ... [xem thêm]

7 loại tinh dầu không chỉ làm đẹp mà còn giúp chữa bệnh

(59)
Tinh dầu làm đẹp từ thiên nhiên được sử dụng để kích thích tóc mọc dày hơn, chống rụng tóc, giữ ẩm cho da, trị mụn và làm trơn bóng móng tay, móng ... [xem thêm]

Tiểu đường tuýp 2: Bạn nên đo đường huyết bằng thiết bị nào?

(59)
Tiểu đường tuýp 2 là một trong hai dạng bệnh tiểu đường ở người lớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng ở các ... [xem thêm]

12 thực phẩm giàu carbohydrate đặc biệt tốt cho sức khỏe!

(99)
Carbohydrate có trong nhiều loại thực phẩm và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường tuần hoàn, quá trình thụ tinh và đông máu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN