Nếu bạn mắc bệnh viêm gan C thì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau, nhiều chất xơ là lựa chọn thích hợp nhất.
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ những cách nhận biết bệnh cũng như những dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân viêm gan C để bạn bảo vệ sức khỏe mình tốt hơn.
Triệu chứng bệnh viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh nghiêm trọng gây ra bởi virus viêm gan. Viêm gan C không có biểu hiện cho đến khi bước vào giai đoạn cuối. Thực ra, nhiều người không biết họ bị viêm gan cho đến hàng thập kỷ sau mới thấy biểu hiện qua các xét nghiệm sức khỏe định kỳ, lúc đó thì gan đã bị hư hại khá nhiều.
Khoảng 80% số người nhiễm viêm gan C giai đoạn cấp không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên trong một vài trường hợp họ có thể biểu hiện triệu chứng sau khi nhiễm một thời gian.
Những triệu chứng này có thể nhẹ nhưng cũng có thể nghiêm trọng đối với một số người, bao gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn.
Có khoảng 20 – 30% số người biểu hiện các triệu chứng viêm gan C ngay sau khi nhiễm trùng, ví dụ như:
Mệt mỏi;
Buồn nôn hoặc nôn;
Đau bụng;
Đau nhức toàn thân;
Bất thường thói quen tiểu tiện hoặc đại tiện;
Vàng da hoặc vàng mắt;
Nước tiểu sẫm;
Phân bạc màu;
Ngứa;
Tri giác thay đổi hoặc hôn mê;
Xuất huyết bên trong cơ thể.
Những triệu chứng sớm sẽ xuất hiện trong khoảng 6-7 tuần sau khi tiếp xúc với virus viêm gan C. Tuy nhiên, những người khác có thể không nhận thấy triệu chứng nào trong một thời gian lâu hơn. Ví dụ như bạn có thể mất từ 6 tháng đến 10 năm hoặc hơn trước khi nhận thấy các triệu chứng, vì phải mất nhiều năm cho quá trình virus gây hư hại gan.
Nếu nghi ngờ mình có triệu chứng viêm gan C, bạn cần phải làm xét nghiệm để kiểm tra. Nếu bạn mắc bệnh, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết gan để xác định xem bạn có viêm gan C mạn không.
Chế độ ăn uống cho người bệnh viêm gan C
Bệnh nhân viêm gan C ăn uống như thế nào là tốt nhất dường như là một câu hỏi đơn giản nhưng lại không dễ dàng tìm được câu trả lời.
Nếu mắc bệnh viêm gan, bạn thường không cần một chế độ ăn kiêng đặc biệt. Bạn chỉ cần cố gắng ăn uống lành mạnh, tránh để thừa cân và không uống rượu.
Bệnh viêm gan C có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của bạn:
• Đối với bệnh nhân đang điều trị viêm gan C bằng interferon: Điều này sẽ gây ra những phản ứng phụ khiến bệnh nhân khó khăn trong việc ăn uống. Tác dụng phụ bao gồm ăn không ngon miệng, mất vị giác, đau miệng và cổ họng, buồn nôn và nôn mửa;
• Đối với bệnh nhân đang ở trong tình trạng xơ gan: Khi bệnh gan tiến triển, bệnh nhân có thể mất cảm giác thèm ăn và cảm thấy mệt mỏi. Nếu ở trong tình trạng này, bạn cần hạn chế muối trong chế độ ăn uống.
• Có mắc kèm bệnh khác: Những người mắc các bệnh khác như huyết áp cao, bệnh tim, đái tháo đường, cholesterol cao, trào ngược dạ dày hoặc bệnh thận mãn tính cùng lúc với viêm gan C có thể cần những thay đổi cụ thể khác trong chế độ ăn uống.
Bí quyết ăn uống cho bệnh nhân viêm gan C
Bệnh nhân gặp tình trạng viêm gan C không cần tuân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt nào hết. Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp giống như người khỏe mạnh bình thường, trừ khi bạn bị xơ gan, tiểu đường, HIV hoặc bệnh thận,…
Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như sau:
- Ăn uống đều đặn, không bỏ bữa
- Duy trì lượng calo phù hợp
- Ăn ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì…
- Ăn nhiều trái cây và rau quả
- Cung cấp đầy đủ chất đạm
- Tránh các thực phẩm béo, mặn và nhiều đường
- Uống đủ nước
- Duy trì một cân nặng khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát bệnh viêm gan C. Do đó, bạn nên xây dựng cho mình một kế hoạch ăn uống phù hợp để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Bị viêm gan C nên tránh ăn những gì?
Mặc dù có nhiều lời khuyên khác nhau về những thực phẩm bạn không nên sử dụng nếu mắc bệnh viêm gan C, nhưng nhìn chung bạn nên tránh những thực phẩm sau:
- Đường và carbohydrate chưa tinh chế
- Soda, đồ uống trái cây, đồ uống có nhiều chất béo và trà
- Hầu hết các loại bánh làm từ bột mì như bánh ngọt, bánh rán, bánh quy, bánh mì trắng, mì ống trắng
- Chất béo chuyển vị, chất béo bão hòa và thực phẩm giàu chất béo
- Thức ăn chiên
- Bơ, kem, và phô mai béo
- Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, xúc xích
- Thực phẩm có nhiều muối
- Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng hộp và các món ăn vặt
- Đồ ăn vặt không có nhiều calo như khoai tây chiên, kẹo.
- Giảm lượng muối ăn. Bạn nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường có hàm lượng muối và các chất phụ gia khác khá cao.
Bạn nên ăn gì khi bị viêm gan C?
Trong quá trình điều trị viêm gan C, bạn nên:
- Ăn nhiều rau
- Ăn trái cây và ngũ cốc nguyên hạt với lượng vừa phải
- Ăn các thực phẩm làm từ thực vật hoặc có protein không mỡ, ví dụ như lòng trắng trứng, sữa chua không béo hoặc sữa, đậu, các loại hạt, cá và gia cầm
- Chọn chất béo lành mạnh, chẳng hạn như dầu canola và dầu ô liu
- Xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ
Cách phòng tránh bệnh viêm gan C?
Bạn cần đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi viêm gan C vì khó kết luận rằng bạn có mắc bệnh hay không nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Điều đầu tiên là bạn phải quan hệ tình dục an toàn. Nếu bạn muốn xăm hay xỏ khuyên, hãy đảm bảo rằng các nhân viên sử dụng bơm kim tiêm sạch và vô trùng. Bạn tránh dùng chung kim chích, dao cạo với người khác. Ngoài ra, bạn hãy rửa tay sạch sẽ sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của viêm gan. Nếu bạn không tiến hành điều trị kịp thời có thể dẫn đến xơ gan. Bạn cần đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu như người nhà bạn mắc bệnh để được điều trị. Nếu bạn đi du lịch đến một đất nước mà bệnh này đang phổ biến, hãy cẩn thận vì bạn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.
Bạn có thể mắc viêm gan C mà không hề hay biết vì chúng không có biểu hiện triệu chứng gì hoặc dễ bị chẩn đoán sai. Vì thế, bạn cần phải luôn theo dõi sức khỏe của mình để kịp thời có những biện pháp điều trị và kiểm soát bệnh. Bạn cũng đừng quên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và thực hiện lối sống lành mạnh để triệu chứng bệnh không trở nặng nhé.