Liệu bà bầu đi phân xanh có phải là dấu hiệu của bệnh không?

(3.97) - 73 đánh giá

Một số phụ nữ mang thai cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy phân của mình chuyển xang màu xanh lá. Thế nhưng, thực tế, phân có màu xanh thường có rất nhiều nguyên nhân và phần lớn trong số đó thì không đáng lo.

Mang thai khiến cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi. Bình thường, phân của bạn sẽ có màu nâu nhạt, tùy thuộc vào những gì bạn ăn ngày hôm trước mà màu sắc của phân có thể thay đổi. Một số bà bầu thấy phân của mình có màu xanh lá, vậy liệu điều này có đáng lo? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời nhé.

Phân có hình dạng như thế nào thì mới được xem là khỏe mạnh trong thời gian mang thai?

Nhìn chung, hình dạng và màu sắc của phân trong thai kỳ sẽ không khác gì với khi bạn chưa mang thai. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi thì có thể là do sự biến động của nội tiết tố và những thay đổi về chế độ ăn trong thời gian mang thai.

Thông thường, phân có màu nâu nhạt do dịch mật gan (một chất lỏng có màu xanh lá cây) tiết ra. Dịch mật chảy qua ruột non để hỗ trợ tiêu hóa chất béo cũng như các vitamin tan trong chất béo. Tuy nhiên, khi đi qua ruột, dịch mật sẽ chuyển sang màu nâu dưới sự tác động của các vi khuẩn.

Màu sắc của phân có màu từ vàng nhạt đến nâu sậm hoặc đen. Phân có màu xanh đậm khi mang thai được coi là bình thường trừ khi nó đi kèm theo các triệu chứng khác.

Phân có màu xanh trong thời gian mang thai có bình thường?

Trong phân thường có chứa một số thứ gồm nước, thực phẩm không thể tiêu hóa như chất xơ, chất béo và cholesterol, protein, vi khuẩn chết và chất nhầy ruột. Mang thai có thể làm thay đổi quá trình tiêu hóa và khiến màu phân thay đổi. Do đó, phụ nữ mang thai đi tiêu phân có màu xanh là một hiện tượng bình thường. Thậm chí, một số người còn cho rằng phân có màu xanh lá là dấu hiệu sớm cho thấy bạn đã mang thai.

Nguyên nhân khiến phân có màu xanh trong thai kỳ

Phân có màu nâu thường là do vi khuẩn tác động lên nước mật. Nếu phân có màu xanh lá, rất có thể quá trình tiêu hóa thực phẩm đã bị đẩy nhanh khiến cho dịch mật không kịp chuyển từ màu xanh lá sang màu nâu nhạt. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này:

Các vấn đề về sức khỏe:

Dưới đây là một số căn bệnh có thể khiến phân có màu xanh lá:

1. Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)

Celiac là một rối loạn tự miễn dịch thuộc về đường tiêu hóa. Người mắc bệnh này sẽ bị dị ứng với một loại protein gọi là gluten có nhiều trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì…. Bệnh Celiac có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa và khiến cho cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết.

2. Nhiễm khuẩn Giardia

Đây là bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột do bạn dùng thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh này thường tự hết, tuy nhiên nếu bị nặng, bạn cần phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

3. Viêm đại tràng giả mạc

Đây là một loại viêm đại tràng do sự phát triển quá mức của một loại vi khuẩn có tên gọi là Clostridium difficile. Nguyên nhân khiến vi khuẩn này phát triển là do dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn khỏe mạnh trong đại tràng, điều này khiến vi khuẩn C difficile phát triển mạnh do không có vi khuẩn khác cạnh tranh.

4. Hội chứng ruột kích thích

Tình trạng này ảnh hưởng đến ruột già, khiến các cơ co thắt chậm hoặc nhanh hơn bình thường, gây đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.

5. Viêm loét đại tràng

Đây là một bệnh đường ruột ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của đại tràng và trực tràng. Những người mắc bệnh này có nguy cơ bị ung thư đại tràng rất cao.

6. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn ảnh hưởng đến các bộ phận của ruột và đại tràng, đôi khi nó có thể đe dọa đến tính mạng. Bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể dùng thuốc để làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7. Ngộ độc thực phẩm do Salmonella

Salmonella là một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn này thường có nhiều trong các nguồn thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ thực vật như thịt gia súc, gia cầm, trứng, hải sản và một số loại trái cây, rau quả. Do đó, bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm chưa được nấu chín hoặc các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng.

8. Vi khuẩn E.Coli

E.coli là một loại vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm và thường lây lan thông qua các thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Thịt chưa nấu chín cũng là nguyên nhân chính có thể khiến bạn bị nhiễm vi khuẩn này.

Các nguyên nhân khác

Ngoài sự thay đổi về nội tiết tố và các vấn đề về sức khỏe thì còn có rất nhiều yếu tố khác khiến phân có màu xanh:

1. Chế độ ăn

Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của phân. Phụ nữ mang thai ăn nhiều rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bó xôi… có thể khiến phân đổi sang màu xanh do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất diệp lục.

2. Uống vitamin trước khi sinh

Đôi khi chế độ ăn không thể cung cấp cho bạn đầy đủ các chất dinh dưỡng mà bạn cần. Với tình huống này, bác sĩ sẽ cho bạn uống một số thuốc bổ sung trước khi sinh để tăng cường sức khỏe. Một số khoáng chất có trong các loại thuốc này như sắt có thể khiến phân có màu xanh lá.

3. Thuốc men

Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân khiến phân có màu xanh. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng đây chỉ là màu sắc tạm thời và nó sẽ trở lại bình thường sau khi bạn ngưng sử dụng.

4. Thuốc nhuận tràng

Nếu bạn đang dùng thuốc nhuận tràng để làm tăng tốc độ chuyển động của thức ăn, vậy phân có thể có màu xanh. Thời gian tiêu hóa nhanh sẽ khiến các vi khuẩn có trong đường ruột không thể chuyển sang màu nâu kịp, dẫn đến phân có màu xanh.

Tôi phải làm gì nếu phân có màu xanh?

Nói chung, bạn không cần phải lo lắng về việc phân có màu xanh trong thai kỳ bởi rất nhiều phụ nữ gặp phải tình huống này chứ không riêng gì bạn.

  • Nếu bạn làm mẹ lần đầu, điều này có vẻ hơi đáng sợ, do đó nếu bạn còn lo lắng, hãy đi khám bác sĩ để chắc chắn rằng mình không đang mắc phải các bệnh nghiêm trọng.
  • Nếu nguyên nhân là do chế độ ăn, bạn nên thay đổi chế độ ăn và giảm bớt những thực phẩm có màu xanh lá cây hoặc màu tím.
  • Nếu là do việc dùng thuốc bổ sung vitamin, bạn hãy đến gặp bác sĩ đổi sang một loại thuốc khác có chứa ít chất sắt hơn. Nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng, hãy nói với bác sĩ tình huống mà bạn đang gặp phải để thay đổi hoặc giảm liều lượng thuốc.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe cho hệ tiêu hóa, bạn nên chế biến kỹ các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn đúng giờ và có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu phân màu xanh lá không đi kèm với các triệu chứng khác thì bạn không cần phải quá quan tâm về vấn đề này. Nếu bạn gặp phải tình huống này thường xuyên, hãy đi khám bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám ngay nếu:

  • Thấy có máu hoặc chất nhầy xanh trong phân.
  • Tiêu chảy và phân lỏng kéo dài trong vài ngày đi kèm với đau bụng.
  • Phân có màu xanh đi kèm với các triệu chứng khác như đau trực tràng, sốt, chán ăn.
  • Táo bón liên tục.

Phân xanh trong thai kỳ rất phổ biến và bạn không cần phải dành quá nhiều thời gian để lo âu về vấn đề này nhé.

Bích Ngân | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vai trò của kẽm với khả năng sinh con của cả hai giới

(98)
Có thể nói dinh dưỡng chính là nền tảng quyết định mọi vấn đề về sức khỏe của con người, trong đó có cả việc sinh sản. Chính vì lẽ đó, nhiều ... [xem thêm]

Máy rửa mặt và 6 lầm tưởng cần thay đổi ngay

(74)
Mặc dù xuất hiện trên thị trường từ rất lâu nhưng hiện nay việc sử dụng máy rửa mặt để làm sạch sâu làn da vẫn đang là xu hướng chăm sóc da được ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì để xây dựng cơ bắp?

(27)
Bên cạnh một kế hoạch luyện tập hợp lý, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp bạn xây dựng cơ bắp chắc khỏe và đạt ... [xem thêm]

Lạm dụng cocain

(71)
Tìm hiểu chungLạm dụng cocaine là gì?Cocaine là một loại thuốc có chức năng làm tăng lượng chất dẫn truyền thần kinh dopamin trong não. Dopamine liên quan đến ... [xem thêm]

Bữa sáng và trí thông minh của con liên quan như thế nào?

(15)
Bữa sáng khỏe mạnh và dinh dưỡng là một trong những cách tốt nhất để ăn uống trở nên khoa học, cung cấp nhiều năng lượng để bạn vận động hơn và ... [xem thêm]

Mách bạn 10 cách đi giày cao gót không đau chân

(31)
Giày cao gót được xem như là biểu tượng cho lòng kiêu hãnh của phụ nữ. Thế nhưng, mang giày cao gót thường xuyên hoặc không phù hợp có thể khiến bàn chân ... [xem thêm]

Tìm hiểu hiện tượng rỉ ối để phân biệt với khí hư

(74)
Nguyên nhân của hiện tượng rỉ ối có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, mẹ bầu cần nắm rõ được các dấu hiệu rỉ ối để tránh trường ... [xem thêm]

Trò chơi vận động ngoài trời cho bé: Hãy để con thoát khỏi vùng an toàn!

(49)
Các bé ở tuổi tập đi luôn hiếu động, tò mò thử những thứ mới¹. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để bố mẹ cùng con rèn luyện kỹ năng thông qua các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN